Sau khi trải qua những biến động chưa từng thấy ở thị trường chứng khoán thì người chơi hệ đầu tư lại được phen chóng mặt ở "mặt trận" bất động sản (BĐS). Cụ thể, giá đất đang tăng đáng kể, nhất là trong những ngày cận kề Tết âm thế này.
Tương tự như sàn chứng khoán, tình trạng này ở sàn BĐS cũng do sự đổ bộ của các nhà đầu tư F0. Theo ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam, nhóm F0 chính là động lực đẩy sức tiêu thụ và giá của thị trường căn hộ tại TP.HCM và Hà Nội tăng cao nhưng cũng tạo ra nhu cầu và mức giá ảo cho thị trường trong dài hạn...
Và cảm nhận rõ rệt cơn bão giá BĐS nhất không ai khác ngoài những người đã và đang "quẩy" ở thị trường này gần đây. Không biết dân tình đang vùng vẫy thế nào giữa cơn sốt đất?
Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, nhận thấy kinh doanh dịch vụ ăn uống như kế hoạch chắc chắn sẽ không khả quan nên Tuyền (29 tuổi, TP.HCM, kinh doanh tự do) quyết định đầu tư vào BĐS. Hiện tại cô đang trong quá trình mua một lô đất ở khu vực Quận 9 (TP.HCM) với giá 1,3 tỷ đồng và cùng chồng đi xem đất ở Đồng Nai nhưng chưa tính mua vội vì chưa đủ tiền.
"Quan điểm của mình là không gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi vì chẳng được bao nhiêu. Hơn nữa mọi người xung quanh có tiền đều đi mua đất, mình cũng có chút kinh nghiệm sau mấy năm lăn lộn với công việc mua nhà để sửa rồi bán lại kiếm lời nên cứ có tiền là mình mua đất. Dẫu vậy mình vẫn phải tìm hiểu rất kỹ trước khi quyết định xuống tiền bởi hoàn toàn có thể mất trắng như chơi, nhất là giữa thời điểm sốt đất thế này" - Tuyền cho biết.
Về việc mua đất xong để đó hay sẽ bán một sớm một chiều, Tuyền chia sẻ: "Cái này còn tuỳ dự án và tình hình kinh tế nữa. Ví dụ mình thấy mảnh đất đó đẹp, có tiềm năng thì mình sẽ để. Tuy nhiên mình thường đặt ra chỉ tiêu là bao giờ giá x2 thì bán, không được thì chưa bán trừ khi túng tiền quá. Nói chung mua đất mà không lời thì còn gì lời nữa".
Chưa có nhiều tiền để mạnh tay như Tuyền nhưng T.B (28 tuổi, Hà Nội, nhân viên văn phòng) cũng đang có được những lợi nhuận nhất định, dù chỉ mới đầu tư vào đất đai được vài tháng. Cụ thể anh góp 200 triệu, cùng người thân mua 1 lô đất ở Nha Trang có giá 1,05 tỷ vào khoảng cuối tháng 10 vừa qua. Hiện tại giá trị lô đất đã tăng từ 60 - 100%.
Giải thích về quyết định đầu tư vào BĐS giữa lúc tình hình kinh tế khó khăn, T.B nói: "Mọi người kêu khó khăn còn mình thì may mắn là không bị ảnh hưởng quá nhiều. Vì vậy mà đến thời điểm thấy có thể sinh lời được thì mình đầu tư thôi. Hiện tại cả xã hội đang sốt đất xình xịch, nhìn đâu cũng thấy nói chuyện đất đai chứ không riêng gì mình hay những người xung quanh".
Nguồn vốn đầu tư của T.B xuất phát từ tiền lương và mỗi giai đoạn, anh sẽ đầu tư vào một lĩnh vực phù hợp với khoản tiền đang có. "Chẳng hạn trước đó hễ dư được đồng nào thì mình đổ vào chứng khoán, đến khi cần tiền mua đất thì mình bán chứng. Nói chung tiền của mình đều dùng để đầu tư chứ không có ý định sẽ gửi ngân hàng hay mang tiền về cho mẹ" - T.B bày tỏ quan điểm.
Mới chân ướt chân ráo bước vào thị trường BĐS thì T.H (29 tuổi, Nam Định, kỹ sư IT) đã phải sốc nhẹ vì cơn sốt đất. Chuyện là có một khoản tiết kiệm nhỏ nên anh cũng tham gia đấu thầu cho biết nhưng không thành công vì "người ta đấu thầu 2 lô 30 tỷ nhẹ nhàng như bỡn, thấy mà sợ".
Kể thêm về cơn sốt đất được chứng kiến, T.H cho biết: "Gần đây sốt đất là một chủ đề siêu hot nên xung quanh mình mọi người cũng bị cuốn theo. Ai nấy đều bàn tán xôn xao về mảnh đất này, lô đất nọ, ngày trước mua vào bao nhiêu, bây giờ bán ra bao nhiêu. Ở chỗ mình, tình trạng người từ Hà Nội hay các tỉnh lân cận sang đấu thầu đất không hề ít, theo kiểu ở thành phố thì về tỉnh, ở tỉnh thì về quê để mua đất".
Theo góc nhìn của T.H, dịch bệnh gây ra ảnh hưởng nặng nề cho nhiều ngành nghề nhưng cũng là tạo cơ hội phát triển cho không ít người: "Mình có quen mấy người em buôn bán online, nhờ đợt dịch này mà phất lên trông thấy. Thế nên theo mình, hiện tại không hề thiếu những người có tiền để mua đất thời điểm này. Đó có thể là tiền tiết kiệm từ trước, là tiền kiếm được từ đợt dịch này và bây giờ mới 'bung lụa' đầu tư. Ngoài ra khi giá đất càng tăng, mọi người lại càng lao vào với hi vọng kiếm lời. Điều này không chỉ đúng với đất mà còn với mọi hình thức đầu tư đang hot gần đây như vàng, cổ phiếu ,...".
Ảnh: Internet
Nhà đầu tư mua BĐS trong cơn sốt đất: Lỗ từ ngay lúc xuống tiền!
Link bài gốc: Giữa cơn sốt đất điên cuồng: Dồn tiền mua vì “đất không lời thì cái gì lời”, người lại "quay xe" do không chịu nổi 30 tỷ/ 2 lô
Tương tự như sàn chứng khoán, tình trạng này ở sàn BĐS cũng do sự đổ bộ của các nhà đầu tư F0. Theo ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam, nhóm F0 chính là động lực đẩy sức tiêu thụ và giá của thị trường căn hộ tại TP.HCM và Hà Nội tăng cao nhưng cũng tạo ra nhu cầu và mức giá ảo cho thị trường trong dài hạn...
Và cảm nhận rõ rệt cơn bão giá BĐS nhất không ai khác ngoài những người đã và đang "quẩy" ở thị trường này gần đây. Không biết dân tình đang vùng vẫy thế nào giữa cơn sốt đất?
Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, nhận thấy kinh doanh dịch vụ ăn uống như kế hoạch chắc chắn sẽ không khả quan nên Tuyền (29 tuổi, TP.HCM, kinh doanh tự do) quyết định đầu tư vào BĐS. Hiện tại cô đang trong quá trình mua một lô đất ở khu vực Quận 9 (TP.HCM) với giá 1,3 tỷ đồng và cùng chồng đi xem đất ở Đồng Nai nhưng chưa tính mua vội vì chưa đủ tiền.
"Quan điểm của mình là không gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi vì chẳng được bao nhiêu. Hơn nữa mọi người xung quanh có tiền đều đi mua đất, mình cũng có chút kinh nghiệm sau mấy năm lăn lộn với công việc mua nhà để sửa rồi bán lại kiếm lời nên cứ có tiền là mình mua đất. Dẫu vậy mình vẫn phải tìm hiểu rất kỹ trước khi quyết định xuống tiền bởi hoàn toàn có thể mất trắng như chơi, nhất là giữa thời điểm sốt đất thế này" - Tuyền cho biết.
Về việc mua đất xong để đó hay sẽ bán một sớm một chiều, Tuyền chia sẻ: "Cái này còn tuỳ dự án và tình hình kinh tế nữa. Ví dụ mình thấy mảnh đất đó đẹp, có tiềm năng thì mình sẽ để. Tuy nhiên mình thường đặt ra chỉ tiêu là bao giờ giá x2 thì bán, không được thì chưa bán trừ khi túng tiền quá. Nói chung mua đất mà không lời thì còn gì lời nữa".
Chưa có nhiều tiền để mạnh tay như Tuyền nhưng T.B (28 tuổi, Hà Nội, nhân viên văn phòng) cũng đang có được những lợi nhuận nhất định, dù chỉ mới đầu tư vào đất đai được vài tháng. Cụ thể anh góp 200 triệu, cùng người thân mua 1 lô đất ở Nha Trang có giá 1,05 tỷ vào khoảng cuối tháng 10 vừa qua. Hiện tại giá trị lô đất đã tăng từ 60 - 100%.
Giải thích về quyết định đầu tư vào BĐS giữa lúc tình hình kinh tế khó khăn, T.B nói: "Mọi người kêu khó khăn còn mình thì may mắn là không bị ảnh hưởng quá nhiều. Vì vậy mà đến thời điểm thấy có thể sinh lời được thì mình đầu tư thôi. Hiện tại cả xã hội đang sốt đất xình xịch, nhìn đâu cũng thấy nói chuyện đất đai chứ không riêng gì mình hay những người xung quanh".
Nguồn vốn đầu tư của T.B xuất phát từ tiền lương và mỗi giai đoạn, anh sẽ đầu tư vào một lĩnh vực phù hợp với khoản tiền đang có. "Chẳng hạn trước đó hễ dư được đồng nào thì mình đổ vào chứng khoán, đến khi cần tiền mua đất thì mình bán chứng. Nói chung tiền của mình đều dùng để đầu tư chứ không có ý định sẽ gửi ngân hàng hay mang tiền về cho mẹ" - T.B bày tỏ quan điểm.
Mới chân ướt chân ráo bước vào thị trường BĐS thì T.H (29 tuổi, Nam Định, kỹ sư IT) đã phải sốc nhẹ vì cơn sốt đất. Chuyện là có một khoản tiết kiệm nhỏ nên anh cũng tham gia đấu thầu cho biết nhưng không thành công vì "người ta đấu thầu 2 lô 30 tỷ nhẹ nhàng như bỡn, thấy mà sợ".
Kể thêm về cơn sốt đất được chứng kiến, T.H cho biết: "Gần đây sốt đất là một chủ đề siêu hot nên xung quanh mình mọi người cũng bị cuốn theo. Ai nấy đều bàn tán xôn xao về mảnh đất này, lô đất nọ, ngày trước mua vào bao nhiêu, bây giờ bán ra bao nhiêu. Ở chỗ mình, tình trạng người từ Hà Nội hay các tỉnh lân cận sang đấu thầu đất không hề ít, theo kiểu ở thành phố thì về tỉnh, ở tỉnh thì về quê để mua đất".
Theo góc nhìn của T.H, dịch bệnh gây ra ảnh hưởng nặng nề cho nhiều ngành nghề nhưng cũng là tạo cơ hội phát triển cho không ít người: "Mình có quen mấy người em buôn bán online, nhờ đợt dịch này mà phất lên trông thấy. Thế nên theo mình, hiện tại không hề thiếu những người có tiền để mua đất thời điểm này. Đó có thể là tiền tiết kiệm từ trước, là tiền kiếm được từ đợt dịch này và bây giờ mới 'bung lụa' đầu tư. Ngoài ra khi giá đất càng tăng, mọi người lại càng lao vào với hi vọng kiếm lời. Điều này không chỉ đúng với đất mà còn với mọi hình thức đầu tư đang hot gần đây như vàng, cổ phiếu ,...".
Ảnh: Internet
Nhà đầu tư mua BĐS trong cơn sốt đất: Lỗ từ ngay lúc xuống tiền!
Kênh tin tức giải trí - Xã hội
Trang tin tức giải trí - xã hội Việt Nam - Quốc Tế. Đưa tin nhanh nhất : thời trang, video ngôi sao, phim ảnh, tình yêu, học đường, các chuyển động xã hội.
kenh14.vn
Link bài gốc: Giữa cơn sốt đất điên cuồng: Dồn tiền mua vì “đất không lời thì cái gì lời”, người lại "quay xe" do không chịu nổi 30 tỷ/ 2 lô
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Cục Đường bộ Việt Nam khổ vì con đường “đau khổ”...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
6 khác biệt giữa học sinh giỏi và học sinh kém
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao tín dụng bất động sản tăng mạnh giữa lúc thị...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sau tuần diễn biến trái chiều giữa thị trường trong...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngôi trường giữa sa mạc có khả năng tự làm mát...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đất vàng bỏ hoang giữa Thủ đô thành nơi đổ rác...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu