TIN MỚI
Cá nhân hóa trong ngành công nghiệp xa xỉ
Sau sự lây lan của đại dịch Covid-19, tình hình kinh tế thế giới đang trở nên khá phức tạp. Từ doanh nghiệp nhỏ lẻ cho tới các “ông lớn” đều đối mặt với những vấn đề cấp bách, yêu cầu sự đổi mới mang tính đột phá để tiến vào giai đoạn phục hồi.
Ngay cả ngành công nghiệp xa xỉ cũng thấy mình phải nhanh chóng thay đổi để kịp thời thích ứng với giai đoạn mới, khi khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn. Một trong những cách tiếp thị được đẩy mạnh thời gian gần đây chính là “cá nhân hóa”.
Đối với giới tinh hoa, yếu tố quan trọng nhất khi mua sắm chính là chất lượng trải nghiệm. Những người siêu giàu sẵn sàng chi hàng chục, thậm chí hàng nghìn USD để sở hữu một item độc đáo, một phiên bản giới hạn. Cảm giác sở hữu những thứ có 1-0-2 mới là điều chinh phục khách hàng nhanh nhất. Và các thương hiệu cao cấp đã tận dụng điều này rất tốt.
"Trong tương lai của ngành công nghiệp xa xỉ, mọi thứ đều được cá nhân hóa", theo The New York Times. Ảnh: CDN
Từ Patek Phillippe cho đến Rolls Royce, từ Hermès cho đến Chanel, các “ông lớn” trong ngành công nghiệp xa xỉ có hàng loạt bí quyết “độc tôn” để làm hài lòng những thượng đế khó tính nhất.
Thương hiệu Rolls Royce tổ chức tham quan nhà máy tại Goodwood, thăm dây chuyền lắp ráp, được chuyên gia tư vấn nhiệt tình về từng mẫu xe để có thể tùy chỉnh theo yêu cầu của mỗi khách hàng.
Biểu tượng của giới thời trang xa xỉ, Gucci, thì có cho mình dịch vụ DIY. Thông qua đó, mỗi khách hàng đều có thể cá nhân hóa hàng dệt kim, túi tote và giày thể thao với các chữ cái có màu sắc và chất liệu khác nhau. Người dùng hoàn toàn được thể hiện cá tính riêng của bản thân thông qua mỗi một item.
Hermès cũng đem tới trải nghiệm “đo ni đóng giày” khi thiết kế riêng những chiếc túi theo đúng yêu cầu của khách hàng. Những trải nghiệm độc quyền khiến túi xách của thương hiệu đình đám này nhận đón nhận các đơn đặt hàng liên tục mà không cần tiếp thị hay quảng cáo rầm rộ.
Không ít khách hàng sẵn sàng chờ đợi cả năm để sở hữu một “siêu phẩm” của riêng mình. Quá trình vận chuyển đến tận nhà cho khách hàng cũng được đảm bảo tính riêng tư tuyệt đối.
Khách hàng không thể đến mua trực tiếp một chiếc túi phiên bản giới hạn của Hermès, mà họ phải đặt trước hàng tháng trời. (Ảnh: modern affliction/unslash)
Trải nghiệm làm nên tính xa xỉ của thương hiệu cao cấp
Ông Louboutin chia sẻ với tờ Financial Times rằng: “Phong cách riêng luôn là thứ vô cùng quan trọng đối với tôi. Đó là cách để tôi giữ mối liên hệ mật thiết với khách hàng của mình, đồng thời, cũng nhận được những phản hồi trực tiếp về kết quả công việc của bản thân.”
Thomas Chauvet, một nhà phân tích ngành hàng xa xỉ tại Citi của Mỹ, cũng cho rằng: “Đẩy mạnh mức độ cá nhân hóa các sản phẩm xa xỉ là một cách sắc bén để các thương hiệu dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nhóm khách hàng sành điệu.”
Phân khúc sản phẩm cá nhân hóa có tỷ suất lợi nhuận cao và được đánh giá sẽ phát triển nhanh hơn so với toàn bộ thị trường cao cấp, theo dự kiến của nhà phân tích.
Những thay đổi này mang đến trải nghiệm đặc quyền mà không phải cứ có-tiền-là-mua-được. Các thương hiệu cao cấp đã tận dụng yếu tố cá nhân hóa một cách tinh tế để “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”, mà vẫn nâng tầm tính xa xỉ của chính mình.
Trải nghiệm độc đáo và mới mẻ đang có xu hướng dần dần thay đổi thói quen mua hàng của mọi người, đặc biệt là giới tinh hoa. Trong cuộc khủng hoảng đến từ đại dịch Covid-19, đây sẽ là một hướng đột phá, giúp quá trình phục hồi và tăng tốc đạt kết quả tốt hơn.
Ở mặt khác, ngành công nghiệp xa xỉ cũng phải đối mặt với thách thức quản lý quá trình cá nhân hóa. Nếu không được tận dụng đúng cách, quá trình này vẫn có thể gây ra một số tranh cãi, trở thành “con dao hai lưỡi” gây ảnh hưởng ngược lại tới thương hiệu. Nếu hạn chế khả năng lựa chọn của người tiêu dùng để đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thì lại có nguy cơ gây ra cảm giác khó chịu.
*Theo Financial Times, Nytimes, Doxee
Giới thượng lưu săn lùng nước hoa độc lạ: Những sáng tạo độc đáo chỉ dành cho ai đủ đam mê và điều kiện
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: "Gia vị bí mật" của ngành công nghiệp xa xỉ: Không chỉ đơn giản là cung cấp dịch vụ cao cấp, nhận biết khách hàng và còn phải nhớ 1 yếu tố tiên quyết!
Cá nhân hóa trong ngành công nghiệp xa xỉ
Sau sự lây lan của đại dịch Covid-19, tình hình kinh tế thế giới đang trở nên khá phức tạp. Từ doanh nghiệp nhỏ lẻ cho tới các “ông lớn” đều đối mặt với những vấn đề cấp bách, yêu cầu sự đổi mới mang tính đột phá để tiến vào giai đoạn phục hồi.
Ngay cả ngành công nghiệp xa xỉ cũng thấy mình phải nhanh chóng thay đổi để kịp thời thích ứng với giai đoạn mới, khi khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn. Một trong những cách tiếp thị được đẩy mạnh thời gian gần đây chính là “cá nhân hóa”.
Đối với giới tinh hoa, yếu tố quan trọng nhất khi mua sắm chính là chất lượng trải nghiệm. Những người siêu giàu sẵn sàng chi hàng chục, thậm chí hàng nghìn USD để sở hữu một item độc đáo, một phiên bản giới hạn. Cảm giác sở hữu những thứ có 1-0-2 mới là điều chinh phục khách hàng nhanh nhất. Và các thương hiệu cao cấp đã tận dụng điều này rất tốt.
"Trong tương lai của ngành công nghiệp xa xỉ, mọi thứ đều được cá nhân hóa", theo The New York Times. Ảnh: CDN
Từ Patek Phillippe cho đến Rolls Royce, từ Hermès cho đến Chanel, các “ông lớn” trong ngành công nghiệp xa xỉ có hàng loạt bí quyết “độc tôn” để làm hài lòng những thượng đế khó tính nhất.
Thương hiệu Rolls Royce tổ chức tham quan nhà máy tại Goodwood, thăm dây chuyền lắp ráp, được chuyên gia tư vấn nhiệt tình về từng mẫu xe để có thể tùy chỉnh theo yêu cầu của mỗi khách hàng.
Biểu tượng của giới thời trang xa xỉ, Gucci, thì có cho mình dịch vụ DIY. Thông qua đó, mỗi khách hàng đều có thể cá nhân hóa hàng dệt kim, túi tote và giày thể thao với các chữ cái có màu sắc và chất liệu khác nhau. Người dùng hoàn toàn được thể hiện cá tính riêng của bản thân thông qua mỗi một item.
Hermès cũng đem tới trải nghiệm “đo ni đóng giày” khi thiết kế riêng những chiếc túi theo đúng yêu cầu của khách hàng. Những trải nghiệm độc quyền khiến túi xách của thương hiệu đình đám này nhận đón nhận các đơn đặt hàng liên tục mà không cần tiếp thị hay quảng cáo rầm rộ.
Không ít khách hàng sẵn sàng chờ đợi cả năm để sở hữu một “siêu phẩm” của riêng mình. Quá trình vận chuyển đến tận nhà cho khách hàng cũng được đảm bảo tính riêng tư tuyệt đối.
Khách hàng không thể đến mua trực tiếp một chiếc túi phiên bản giới hạn của Hermès, mà họ phải đặt trước hàng tháng trời. (Ảnh: modern affliction/unslash)
Trải nghiệm làm nên tính xa xỉ của thương hiệu cao cấp
Ông Louboutin chia sẻ với tờ Financial Times rằng: “Phong cách riêng luôn là thứ vô cùng quan trọng đối với tôi. Đó là cách để tôi giữ mối liên hệ mật thiết với khách hàng của mình, đồng thời, cũng nhận được những phản hồi trực tiếp về kết quả công việc của bản thân.”
Thomas Chauvet, một nhà phân tích ngành hàng xa xỉ tại Citi của Mỹ, cũng cho rằng: “Đẩy mạnh mức độ cá nhân hóa các sản phẩm xa xỉ là một cách sắc bén để các thương hiệu dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nhóm khách hàng sành điệu.”
Phân khúc sản phẩm cá nhân hóa có tỷ suất lợi nhuận cao và được đánh giá sẽ phát triển nhanh hơn so với toàn bộ thị trường cao cấp, theo dự kiến của nhà phân tích.
Những thay đổi này mang đến trải nghiệm đặc quyền mà không phải cứ có-tiền-là-mua-được. Các thương hiệu cao cấp đã tận dụng yếu tố cá nhân hóa một cách tinh tế để “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”, mà vẫn nâng tầm tính xa xỉ của chính mình.
Trải nghiệm độc đáo và mới mẻ đang có xu hướng dần dần thay đổi thói quen mua hàng của mọi người, đặc biệt là giới tinh hoa. Trong cuộc khủng hoảng đến từ đại dịch Covid-19, đây sẽ là một hướng đột phá, giúp quá trình phục hồi và tăng tốc đạt kết quả tốt hơn.
Ở mặt khác, ngành công nghiệp xa xỉ cũng phải đối mặt với thách thức quản lý quá trình cá nhân hóa. Nếu không được tận dụng đúng cách, quá trình này vẫn có thể gây ra một số tranh cãi, trở thành “con dao hai lưỡi” gây ảnh hưởng ngược lại tới thương hiệu. Nếu hạn chế khả năng lựa chọn của người tiêu dùng để đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thì lại có nguy cơ gây ra cảm giác khó chịu.
*Theo Financial Times, Nytimes, Doxee
Giới thượng lưu săn lùng nước hoa độc lạ: Những sáng tạo độc đáo chỉ dành cho ai đủ đam mê và điều kiện
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: "Gia vị bí mật" của ngành công nghiệp xa xỉ: Không chỉ đơn giản là cung cấp dịch vụ cao cấp, nhận biết khách hàng và còn phải nhớ 1 yếu tố tiên quyết!
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Phát hiện "hòn đá lạ" xuyên thủng mái nhà, 3 bố con...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Giả sử tăng trưởng tín dụng không đạt được 13-14%...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Dự án đường ven biển Hải Phòng - Thái Bình chờ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
3 thứ càng khoe càng dễ mất, người EQ cao chỉ muốn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Về hưu nhận lương gần 30 triệu đồng/tháng, người...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Giá chung cư cao cấp sẽ không có sự đảo chiều giảm...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu