Vàng đang là loại tài sản được quan tâm nhất những ngày gần đây do ảnh từ cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine.
Theo dữ liệu của Tradingviews, tính từ khi Nga mở chiến dịch quân sự tại nước láng riềng, giá vàng quốc tế giao ngay đã tăng khoảng 0,5% lên 1.908,66 USD/ounce vào chốt ngày 28/2. Trước đó, giá vàng đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 1 năm tại 1.974 USD/ounce sau khi Nga thông báo tiến hành cuộc tấn công vào ngày 24/2.
Tại thị trường trong nước, giá vàng SJC cũng biến động mạnh khi có lúc vọt lên hơn 66 triệu đồng/lượng chiều bán ra vào ngày 25/2 và liên tục neo ở mức cao từ đó đến nay.
Theo nhóm phân tích Chứng khoán VnDirect, vàng vốn dĩ được coi là "tài sản trú ẩn an toàn" và dữ liệu lịch sử cho thấy mỗi khi các cuộc xung đột và căng thẳng địa chính trị diễn ra thì giá vàng có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Tuy vậy, đà tăng của giá vàng thường không kéo dài và sẽ quay đầu giảm trở lại khi tình hình căng thẳng hạ nhiệt.
VnDirect dẫn thống kê lịch sử cho thấy, mỗi khi sự kiện xung đột và căng thẳng địa chính trị diễn ra thì giá vàng thường lập đỉnh trong vòng 2-3 tuần sau đó, với mức tăng bình quân khoảng 4,3%. Sau đó, giá vàng có xu hướng quay đầu giảm khi tình hình căng thẳng hạ nhiệt.
Theo số liệu thống kê của nhóm phân tích, giá vàng tăng mạnh nhất sau sự kiện chiến tranh vùng vịnh 1990 khi lập đỉnh sau 19 ngày xảy ra cuộc chiến với tỷ suất sinh lời 11,6%. Mức tăng này sau vụ khủng bổ 11/9 và sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea là 7,9% và 5,4%.
Trong khi đó, giá vàng chỉ nhích nhẹ 0,2% sau khi Mỹ tấn công Panama vào năm 1989 và ném bom Syria vào năm 2018. Ở cả hai sự kiện này, giá vàng lập đỉnh chỉ sau vỏn vẹn 1 ngày và 4 ngày xảy ra sự kiện.
Trên cơ sở đó, VnDirect cho rằng trong khoảng thời gian 3-12 tháng, tác động của sự kiện đến giá vàng sẽ phai nhạt. Động lực khi đó của giá vàng sẽ phụ thuộc vào các số liệu kinh tế và chính sách tiền tệ nhiều hơn. Trong bối cảnh cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể bắt đầu tăng lãi suất điều hành trong cuộc họp giữa tháng 3 tới đây thì áp lực đè lên giá vàng sẽ lớn dần.
''Chúng tôi cho rằng đà tăng ngắn hạn của giá vàng có thể sớm kết thúc và bước vào một giai đoạn điều chỉnh khi FED đẩy nhanh quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ và tăng lãi suất điều hành trong năm 2022'', VnDirect cho hay.
cafef.vn
Link bài gốc: Giá vàng từng biến động ra sao trong các sự kiện xung đột quân sự quá khứ?
Theo dữ liệu của Tradingviews, tính từ khi Nga mở chiến dịch quân sự tại nước láng riềng, giá vàng quốc tế giao ngay đã tăng khoảng 0,5% lên 1.908,66 USD/ounce vào chốt ngày 28/2. Trước đó, giá vàng đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 1 năm tại 1.974 USD/ounce sau khi Nga thông báo tiến hành cuộc tấn công vào ngày 24/2.
Tại thị trường trong nước, giá vàng SJC cũng biến động mạnh khi có lúc vọt lên hơn 66 triệu đồng/lượng chiều bán ra vào ngày 25/2 và liên tục neo ở mức cao từ đó đến nay.
Theo nhóm phân tích Chứng khoán VnDirect, vàng vốn dĩ được coi là "tài sản trú ẩn an toàn" và dữ liệu lịch sử cho thấy mỗi khi các cuộc xung đột và căng thẳng địa chính trị diễn ra thì giá vàng có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Tuy vậy, đà tăng của giá vàng thường không kéo dài và sẽ quay đầu giảm trở lại khi tình hình căng thẳng hạ nhiệt.
VnDirect dẫn thống kê lịch sử cho thấy, mỗi khi sự kiện xung đột và căng thẳng địa chính trị diễn ra thì giá vàng thường lập đỉnh trong vòng 2-3 tuần sau đó, với mức tăng bình quân khoảng 4,3%. Sau đó, giá vàng có xu hướng quay đầu giảm khi tình hình căng thẳng hạ nhiệt.
Theo số liệu thống kê của nhóm phân tích, giá vàng tăng mạnh nhất sau sự kiện chiến tranh vùng vịnh 1990 khi lập đỉnh sau 19 ngày xảy ra cuộc chiến với tỷ suất sinh lời 11,6%. Mức tăng này sau vụ khủng bổ 11/9 và sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea là 7,9% và 5,4%.
Trong khi đó, giá vàng chỉ nhích nhẹ 0,2% sau khi Mỹ tấn công Panama vào năm 1989 và ném bom Syria vào năm 2018. Ở cả hai sự kiện này, giá vàng lập đỉnh chỉ sau vỏn vẹn 1 ngày và 4 ngày xảy ra sự kiện.

Trên cơ sở đó, VnDirect cho rằng trong khoảng thời gian 3-12 tháng, tác động của sự kiện đến giá vàng sẽ phai nhạt. Động lực khi đó của giá vàng sẽ phụ thuộc vào các số liệu kinh tế và chính sách tiền tệ nhiều hơn. Trong bối cảnh cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể bắt đầu tăng lãi suất điều hành trong cuộc họp giữa tháng 3 tới đây thì áp lực đè lên giá vàng sẽ lớn dần.
''Chúng tôi cho rằng đà tăng ngắn hạn của giá vàng có thể sớm kết thúc và bước vào một giai đoạn điều chỉnh khi FED đẩy nhanh quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ và tăng lãi suất điều hành trong năm 2022'', VnDirect cho hay.

Giá vàng từng biến động ra sao trong các sự kiện xung đột quân sự quá khứ?
Theo VnDirect, mỗi khi các cuộc xung đột và căng thẳng địa chính trị diễn ra thì giá vàng có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Tuy vậy, đà tăng của giá vàng thường không kéo dài và sẽ quay đầu giảm trở lại khi tình hình căng thẳng hạ nhiệt.
Link bài gốc: Giá vàng từng biến động ra sao trong các sự kiện xung đột quân sự quá khứ?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Giá Cherry hôm nay tăng hay giảm? Xem ngay!
- Thread starter thucphamkhodungha001
- Ngày bắt đầu
Cậu bé sở hữu loạt meme "chán đời" huyền thoại ngày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Giá Vàng trong nước bất ngờ tăng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bi hài chuyện khách mua ép giá quá rẻ, người bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, lộ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu