TIN MỚI
Thầy giáo Tây thất nghiệp, không có thức ăn phải cầm bảng "xin tiền"
Câu chuyện về một thầy giáo dạy Tiếng Anh người nước ngoài, thất nghiệp do dịch bệnh Covid-19, không còn tiền để mua thức ăn phải cầm bảng với nội dung cầu cứu sự giúp đỡ để sống sót qua mùa dịch ở một góc đường tại Sài Gòn đã gây xôn xao mạng xã hội.
Hình ảnh thầy giáo người Tây ăn mặc lịch sự, cầm bảng nhờ sự giúp đỡ đứng ở một góc đường tại Sài Gòn gây xôn xao dư luận.
Theo đó, người thầy giáo tên John (quốc tịch Anh), ông đã từng đến Việt Nam vào 2003 và quay trở về nước năm 2009 với mục đích vừa trải nghiệm vừa làm việc. Đến 2015, như một cái duyên, thầy chính thức quay trở lại Việt Nam để sinh sống và làm nghề giáo viên ngoại ngữ.
Nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, khoảng 3 tháng nay, các trung tâm dạy tiếng Anh đóng cửa, trường học ngưng hoạt động khiến thầy John thất nghiệp. Dù được bạn bè ở Anh gửi một số tiền giúp đỡ ông trang trải qua giai đoạn khó khăn nhưng vẫn không đủ để thầy giáo cầm cự qua mùa dịch.
Thầy John cho biết trước đây khi có công việc, chi phí mỗi tiếng thầy giáo dạy rơi vào khoảng 300.000 - 400.000 đồng, nếu cuối tuần thầy dạy thêm thì có thêm 1 khoản nữa.
Rơi vào cảnh bất đắc dĩ, khi không còn sự lựa chọn nào khác, tiền thì hết, thức ăn không còn, người thầy giáo buộc phải cầm tấm bảng với nội dung "xin tiền", ăn mặc lịch sự đứng ở một góc đường Võ Văn Kiệt - Nguyễn Tri Phương (quận 5) để cầu xin sự giúp đỡ.
Người thầy giáo cho biết ông phải bỏ hết sĩ diện của bản thân, ông chỉ mong muốn có một công việc để trang trải cuộc sống qua ngày trong giai đoạn dịch bệnh.
Sau khi hình ảnh thầy giáo Tây được đăng tải kèm theo thông tin, số điện thoại liên lạc, đã có rất nhiều mạnh thường quân gọi điện thăm hỏi, hỗ trợ việc làm và tìm đến tận nơi sinh sống của thầy John để giúp đỡ.
Thông tin của thầy John nhanh chóng được lan tỏa trên cộng đồng mạng, mỗi ngày có rất nhiều người tìm đến địa chỉ nhà, gọi điện để giúp đỡ thầy.
Sáng 14/4, có mặt tại một căn nhà nằm sâu trong hẻm được Nguyễn Văn Cừ (nơi thầy John thuê trọ), nhiều người dân cho biết mấy ngày qua, thầy giáo người Anh đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của tất cả mọi người. Thầy John cũng bày tỏ mong muốn không nhận thêm bất cứ sự hỗ trợ nào khác vì đã có đủ tiền và thức ăn cho những ngày kế tiếp.
"Ông ấy không muốn nhận nữa đâu, ổng ở trong nhà đó, nhưng người nước ngoài họ ngại lắm, qua nay nhiều người giúp đỡ ổng rồi. Dịch bệnh này ai cũng khổ cả" - cô P. (hàng xóm) nói.
Khi đã có đủ tiền để mua thức ăn, thầy John xin lỗi khi buộc phải tắt điện thoại, tránh gặp mọi người vì thầy không muốn nhận thêm sự hỗ trợ nào nữa...
"Tôi choáng ngợp bởi lòng từ bi và sự hào nhoáng của người Việt"
Tâm sự với chúng tôi, thầy John cho biết ông rất bất ngờ với sự hào hiệp của người Việt, những cuộc điện thoại liên tục, mọi người tìm đến hỗ trợ, giúp đỡ khiến ông vô cùng xúc động.
Tuy nhiên, vì có quá nhiều người tìm đến giúp đỡ, liên lạc trong khi ông đã có đủ tiền, thức ăn nên buộc lòng tạm thời ông phải tắt điện thoại, đóng kín cổng trọ để không làm phiền đến những người xung quanh.
Cầm trên tay tấm bảng với nội dung từ chối nhận sự giúp đỡ, thầy John chia sẻ hiện cuộc sống của thầy đã ổn, thầy cũng nhận nhiều sự giúp đỡ từ mọi người, đặc biệt có rất nhiều công việc đến với thầy.
"Tôi bị choáng ngợp bởi lòng từ bi và sự hào phóng của người Việt. Tôi đã có đủ thức ăn và tiền bạc. Tôi xin phép từ chối để nhường những điều đó cho người khó khăn khác", thầy John chia sẻ.
Vì có rất nhiều người tìm đến địa chỉ trọ khiến thầy cảm thấy có lỗi khi mọi người xung quanh bị ảnh hưởng, vì vậy thầy John chuẩn bị 1 tấm bảng sẵn ghi rõ nội dung ngưng nhận hỗ trợ để mọi người thông cảm.
Có mặt trước cửa trọ của thầy John, một số người vẫn tìm đến giúp đỡ. Chạy xe máy qua tận nhà trọ của thầy John, một bác xe ôm cho biết sau khi đọc được thông tin trên mạng xã hội về hoàn cảnh của thầy John, một người quen của ông có nhờ gửi đến thầy John 300 USD để chia sẻ khó khăn.
"Chú đến đây liên hệ với thầy John, ông ấy cứ từ chối xua tay không nhận, nhưng chú lại không biết nói tiếng Anh, cái này bà chị kia nhờ mình, mình chỉ là người đưa hộ thôi, đâu biết làm sao đâu. Nên cứ thuyết phục thầy John, ổng nhận mà không vui lắm, chắc ổng ngại. Nói chứ thấy ổng được mọi người giúp đỡ cũng mừng ghê, nhưng giờ ổng đủ rồi, đến tìm lại khiến ổng khó xử", ông T. nói.
Vì được một người khác nhờ chuyển tiền nên bác xe ôm đành phải năn nỉ thầy John nhận tiền dù trước đó đã bị từ chối nhiều lần...
Theo nhiều hàng xóm sống xung quanh nhà thầy John cho biết qua nay ông John cảm thấy rất khó xử khi nhiều người tìm đến giúp đỡ, hỗ trợ. Mặc dù đã từ chối nhận tiền, quà cáp nhưng một số người lại bắt thầy John phải nhận cho bằng được khiến thầy cảm thấy không thoải mái. Đồng thời, nhiều người tìm đến nhà trọ, ít nhiều đã gây xáo trộn đến cuộc sống của những người dân xung quanh đây.
"Bản thân ổng không muốn nhận nữa đâu, dù biết là mọi người có lòng tốt nhưng ngoài kia vẫn còn nhiều người khó khăn nữa" - cô Hà (hàng xóm) chia sẻ.
Dù biết rằng sự san sẻ của mọi người dành cho thầy John rất đáng quý nhưng mong mọi người hãy dành những tình cảm, sự yêu thương ấy cho những hoàn cảnh khác. Thầy John đã nhận đủ sự giúp đỡ, việc tiếp tục tìm đến nhà thầy John, cố gắng đưa tiền hỗ trợ cho thầy khiến bản thân thầy rất ngại và khó xử...
Trong ít phút trò chuyện với chúng tôi, thầy John cảm thấy rất biết ơn những người Việt Nam khi sẵn sàng giúp đỡ ông khi gặp khó khăn. Liên tục nói "cảm ơn" và "xin từ chối nhận hỗ trợ" mỗi khi có người tìm đến giúp đỡ, thầy John mong muốn mọi người cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn của dịch Covid-19 để ổn định cuộc sống.
Thầy giáo Tây đeo khẩu trang cầm bảng đứng đường ở TP.HCM: "Tôi vứt bỏ sĩ diện của một giáo viên. Cầm tấm bảng xin ăn để mong vượt qua khó khăn..."
Trí thức trẻ
Link bài gốc: Gặp thầy giáo Tây thất nghiệp, cầm bảng xin giúp tiền để mua thức ăn: "Tôi choáng ngợp bởi lòng từ bi và sự hào phóng của người Việt"
Thầy giáo Tây thất nghiệp, không có thức ăn phải cầm bảng "xin tiền"
Câu chuyện về một thầy giáo dạy Tiếng Anh người nước ngoài, thất nghiệp do dịch bệnh Covid-19, không còn tiền để mua thức ăn phải cầm bảng với nội dung cầu cứu sự giúp đỡ để sống sót qua mùa dịch ở một góc đường tại Sài Gòn đã gây xôn xao mạng xã hội.
Hình ảnh thầy giáo người Tây ăn mặc lịch sự, cầm bảng nhờ sự giúp đỡ đứng ở một góc đường tại Sài Gòn gây xôn xao dư luận.
Theo đó, người thầy giáo tên John (quốc tịch Anh), ông đã từng đến Việt Nam vào 2003 và quay trở về nước năm 2009 với mục đích vừa trải nghiệm vừa làm việc. Đến 2015, như một cái duyên, thầy chính thức quay trở lại Việt Nam để sinh sống và làm nghề giáo viên ngoại ngữ.
Nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, khoảng 3 tháng nay, các trung tâm dạy tiếng Anh đóng cửa, trường học ngưng hoạt động khiến thầy John thất nghiệp. Dù được bạn bè ở Anh gửi một số tiền giúp đỡ ông trang trải qua giai đoạn khó khăn nhưng vẫn không đủ để thầy giáo cầm cự qua mùa dịch.
Thầy John cho biết trước đây khi có công việc, chi phí mỗi tiếng thầy giáo dạy rơi vào khoảng 300.000 - 400.000 đồng, nếu cuối tuần thầy dạy thêm thì có thêm 1 khoản nữa.
Rơi vào cảnh bất đắc dĩ, khi không còn sự lựa chọn nào khác, tiền thì hết, thức ăn không còn, người thầy giáo buộc phải cầm tấm bảng với nội dung "xin tiền", ăn mặc lịch sự đứng ở một góc đường Võ Văn Kiệt - Nguyễn Tri Phương (quận 5) để cầu xin sự giúp đỡ.
Người thầy giáo cho biết ông phải bỏ hết sĩ diện của bản thân, ông chỉ mong muốn có một công việc để trang trải cuộc sống qua ngày trong giai đoạn dịch bệnh.
Sau khi hình ảnh thầy giáo Tây được đăng tải kèm theo thông tin, số điện thoại liên lạc, đã có rất nhiều mạnh thường quân gọi điện thăm hỏi, hỗ trợ việc làm và tìm đến tận nơi sinh sống của thầy John để giúp đỡ.
Thông tin của thầy John nhanh chóng được lan tỏa trên cộng đồng mạng, mỗi ngày có rất nhiều người tìm đến địa chỉ nhà, gọi điện để giúp đỡ thầy.
Sáng 14/4, có mặt tại một căn nhà nằm sâu trong hẻm được Nguyễn Văn Cừ (nơi thầy John thuê trọ), nhiều người dân cho biết mấy ngày qua, thầy giáo người Anh đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của tất cả mọi người. Thầy John cũng bày tỏ mong muốn không nhận thêm bất cứ sự hỗ trợ nào khác vì đã có đủ tiền và thức ăn cho những ngày kế tiếp.
"Ông ấy không muốn nhận nữa đâu, ổng ở trong nhà đó, nhưng người nước ngoài họ ngại lắm, qua nay nhiều người giúp đỡ ổng rồi. Dịch bệnh này ai cũng khổ cả" - cô P. (hàng xóm) nói.
Khi đã có đủ tiền để mua thức ăn, thầy John xin lỗi khi buộc phải tắt điện thoại, tránh gặp mọi người vì thầy không muốn nhận thêm sự hỗ trợ nào nữa...
"Tôi choáng ngợp bởi lòng từ bi và sự hào nhoáng của người Việt"
Tâm sự với chúng tôi, thầy John cho biết ông rất bất ngờ với sự hào hiệp của người Việt, những cuộc điện thoại liên tục, mọi người tìm đến hỗ trợ, giúp đỡ khiến ông vô cùng xúc động.
Tuy nhiên, vì có quá nhiều người tìm đến giúp đỡ, liên lạc trong khi ông đã có đủ tiền, thức ăn nên buộc lòng tạm thời ông phải tắt điện thoại, đóng kín cổng trọ để không làm phiền đến những người xung quanh.
Cầm trên tay tấm bảng với nội dung từ chối nhận sự giúp đỡ, thầy John chia sẻ hiện cuộc sống của thầy đã ổn, thầy cũng nhận nhiều sự giúp đỡ từ mọi người, đặc biệt có rất nhiều công việc đến với thầy.
"Tôi bị choáng ngợp bởi lòng từ bi và sự hào phóng của người Việt. Tôi đã có đủ thức ăn và tiền bạc. Tôi xin phép từ chối để nhường những điều đó cho người khó khăn khác", thầy John chia sẻ.
Vì có rất nhiều người tìm đến địa chỉ trọ khiến thầy cảm thấy có lỗi khi mọi người xung quanh bị ảnh hưởng, vì vậy thầy John chuẩn bị 1 tấm bảng sẵn ghi rõ nội dung ngưng nhận hỗ trợ để mọi người thông cảm.
Có mặt trước cửa trọ của thầy John, một số người vẫn tìm đến giúp đỡ. Chạy xe máy qua tận nhà trọ của thầy John, một bác xe ôm cho biết sau khi đọc được thông tin trên mạng xã hội về hoàn cảnh của thầy John, một người quen của ông có nhờ gửi đến thầy John 300 USD để chia sẻ khó khăn.
"Chú đến đây liên hệ với thầy John, ông ấy cứ từ chối xua tay không nhận, nhưng chú lại không biết nói tiếng Anh, cái này bà chị kia nhờ mình, mình chỉ là người đưa hộ thôi, đâu biết làm sao đâu. Nên cứ thuyết phục thầy John, ổng nhận mà không vui lắm, chắc ổng ngại. Nói chứ thấy ổng được mọi người giúp đỡ cũng mừng ghê, nhưng giờ ổng đủ rồi, đến tìm lại khiến ổng khó xử", ông T. nói.
Vì được một người khác nhờ chuyển tiền nên bác xe ôm đành phải năn nỉ thầy John nhận tiền dù trước đó đã bị từ chối nhiều lần...
Theo nhiều hàng xóm sống xung quanh nhà thầy John cho biết qua nay ông John cảm thấy rất khó xử khi nhiều người tìm đến giúp đỡ, hỗ trợ. Mặc dù đã từ chối nhận tiền, quà cáp nhưng một số người lại bắt thầy John phải nhận cho bằng được khiến thầy cảm thấy không thoải mái. Đồng thời, nhiều người tìm đến nhà trọ, ít nhiều đã gây xáo trộn đến cuộc sống của những người dân xung quanh đây.
"Bản thân ổng không muốn nhận nữa đâu, dù biết là mọi người có lòng tốt nhưng ngoài kia vẫn còn nhiều người khó khăn nữa" - cô Hà (hàng xóm) chia sẻ.
Dù biết rằng sự san sẻ của mọi người dành cho thầy John rất đáng quý nhưng mong mọi người hãy dành những tình cảm, sự yêu thương ấy cho những hoàn cảnh khác. Thầy John đã nhận đủ sự giúp đỡ, việc tiếp tục tìm đến nhà thầy John, cố gắng đưa tiền hỗ trợ cho thầy khiến bản thân thầy rất ngại và khó xử...
Trong ít phút trò chuyện với chúng tôi, thầy John cảm thấy rất biết ơn những người Việt Nam khi sẵn sàng giúp đỡ ông khi gặp khó khăn. Liên tục nói "cảm ơn" và "xin từ chối nhận hỗ trợ" mỗi khi có người tìm đến giúp đỡ, thầy John mong muốn mọi người cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn của dịch Covid-19 để ổn định cuộc sống.
Thầy giáo Tây đeo khẩu trang cầm bảng đứng đường ở TP.HCM: "Tôi vứt bỏ sĩ diện của một giáo viên. Cầm tấm bảng xin ăn để mong vượt qua khó khăn..."
Trí thức trẻ
Link bài gốc: Gặp thầy giáo Tây thất nghiệp, cầm bảng xin giúp tiền để mua thức ăn: "Tôi choáng ngợp bởi lòng từ bi và sự hào phóng của người Việt"
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Con trai mới sinh bị bắt cóc, 16 năm sau, cặp vợ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng vẫn “khó gặp...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Công ty con của Novaland có nợ phải trả gấp 28 lần...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu tiết lộ sai lầm nhỏ khi ăn có thể gián...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một ngân hàng báo lãi trước thuế 6 tháng đầu năm...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu