TIN MỚI
Từ những ngày đầu tiên chương trình Đường lên đỉnh Olympia phát sóng, nghệ nhân Trần Đình Tề (75 tuổi, ở xóm Thượng, xã Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội), là một cán bộ hưu trí đã vô cùng yêu thích và chờ đợi theo dõi mỗi khi chương trình này phát sóng.
Từ những ngày đầu chương trình Đường lên đỉnh Olympia phát sóng, ông Tề đều cố gắng theo dõi, không bỏ sót một tập nào.
Theo ông Đề, đây có lẽ là chương trình truyền hình tồn tại lâu nhất. Ông yêu thích bởi nó đem lại nhiều kiến thức và giúp bản thân như được ôn luyện lại những gì tuổi trẻ đã học và được mở mang thêm nhiều điều mới.
"Từ những ngày đầu chương trình phát sóng tôi đã cảm thấy yêu thích và hầu như luôn cố gắng theo dõi không bỏ sót tập nào. Giờ có tuổi rồi, tôi thường hay ngồi với mấy ông bạn cùng xem nên cảm thấy rất thú vị", ông Tề chia sẻ.
Nhiều tập thấy yêu thích, mong đợi, ông đem sách bút ra vừa theo dõi chương trình vừa ghi lại những kiến thức cũ, mới để ôn luyện và tìm hiểu thêm.
Mỗi khi đến tập yêu thích, ông đều lấy giấy bút ra ghi lại nội dung chính về quá trình tranh tài của các thí sinh và một số kiến thức.
Những ý chính, ấn tượng trong chương trình được ông ghi chép lại trong cuốn sổ tay.
"Nhiều khi tôi ghi lại để nhớ những thí sinh đã vượt qua đến giai đoạn nào, ghi lại kiến thức cũ mới để mình cũng ôn luyện luôn. Chương trình không chỉ bổ ích với các cháu nhỏ mà tôi thấy phù hợp với mọi lứa tuổi, chỉ cần chú ý theo dõi sẽ cảm thấy vô cùng thú vị", ông Tề tâm sự.
Sau 20 năm theo dõi, đến đầu năm 2020, ông Tề đã có ý tưởng muốn làm một điều gì đó để tặng chương trình mà ông yêu thích. Sau cùng ông đã bày tỏ với con cháu trong gia đình về ý tưởng muốn chế tạo, tặng chiếc vòng nguyệt quế cho chương trình vào dịp kỷ niệm đặc biệt này.
"Chiếc vòng nguyệt quế của chương trình thường sử dụng thì có thể tạm chấp nhận với cuộc thi tuần, thi tháng nhưng đối với cuộc thi năm thì hơi đơn giản, chưa xứng tầm. Nên tôi muốn tặng chương trình một chiếc vòng thật đẹp, nó là cả tấm lòng của tôi và gia đình", ông Tề nói.
Với ông, chương trình không chỉ bổ ích cho các cháu mà bất cứ lứa tuổi nào cũng phù hợp để theo dõi.
Sau khi suy nghĩ ý tưởng, ông đã bàn lại với vợ, con trai, con dâu, những người thân trong gia đình rồi viết một lá thư bày tỏ sự yêu thích và mong muốn tặng chiếc vòng nguyệt quế gửi đến chương trình. Do đều có lòng yêu thích chương trình nên mọi người lập tức đồng ý và ủng hộ nhiệt tình.
"Gia đình tôi có truyền thống làm nghề sơn son thếp vàng nên ngay khi chương trình đồng ý nhận, mọi người trong gia đình đã đóng góp ý tưởng bắt tay vào làm luôn. Quan điểm của tôi là tạo vòng tặng chương trình, còn chương trình sử dụng nó ra sao là quyền của họ. Cuối cùng họ đã trao cho người chiến thắng, quyết định này là hợp lý", ông Tề chia sẻ.
Mỗi người đóng góp một chút ý tưởng, từ con dâu, con trai đến các cháu trong gia đình để giúp hoàn thiện chiếc vòng nguyệt quế có một không hai này. Do đã có kinh nghiệm làm nghề sơn son thếp vàng truyền thống nên ông Tề chọn vật liệu nhẹ, bền để làm khung cho chiếc vòng nguyệt quế.
Ngay khi có ý tưởng chế tạo vòng nguyệt quế tặng chương trình, ông đã được đại gia đình đồng ý và ủng hộ nhiệt tình.
Nguyên liệu làm khung chiếc vòng rất nhẹ và có độ bền cao.
Toàn bộ phần khung được làm từ cây song tước nhỏ rồi ép lại nên vô cùng chắc chắn.
"Chiếc khung được làm từ cây song, tước thành sợi nhỏ, dài rồi dùng máy móc ép lại thành khung mũ nên có độ bền cao và vô cùng nhẹ. Nếu không phải người làm nghề thì sẽ tưởng là gỗ nhưng cầm vào sẽ thấy rất nhẹ", ông Tề chia sẻ.
Sau khi chọn được vật liệu làm khung vòng, ông Tề cắt chỉnh ướm thử sao cho chiếc vòng vừa với đầu đội, sau đó mỗi người trong gia đình sẽ làm một công đoạn khác nhau. Trải qua nhiều công đoạn chế tác tỉ mỉ từ đục khuôn, ủ sơn, mạ thếp, đánh giáp… sau 4 tháng chiếc vòng mới có thể hoàn thiện.
"Mỗi công đoạn chế tác đều đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận. Công đoạn đánh giáp ủ sơn phải làm đi, làm lại nhiều lần như làm sơn mài để đảm bảo độ bóng, trơn của chiếc vòng nguyệt quế", ông Tề nói.
Chia sẻ về việc thếp vàng bốn số 9 trên chiếc vòng nguyệt quế, ông Tề tâm sự: "Ban đầu tôi cũng tính là thếp vàng thường như tôi làm hàng thôi nhưng Sơn là con rể tôi bảo "bố đã thích chương trình và có ý tưởng tặng thì nên tặng vàng bốn con 9 nhìn sẽ đẹp hơn", thế là nó về với con gái nó (cháu ngoại ông Tề) đã mang về đánh lại từ đầu rồi thếp vàng bốn số 9", ông Tề tâm sự.
Mỗi công đoạn chế tác chiếc vòng đều cần rất tỉ mỉ, ông và các thành viên trong gia đình đã dành nhiều tâm huyết để chế tác chiếc vòng nguyệt quế có một không hai tặng chương trình.
Từ vợ ông đến các con trai, con gái, cháu nội, ngoại đều đóng góp ý tưởng, công sức trong chiếc vòng nguyệt quế này để gửi tặng chương trình.
"Dù đã hơn 4 tháng kể từ ngày chế tạo chiếc vòng nhưng giờ tôi vẫn nhớ như in từng công đoạn tỉ mỉ khi làm nó. Lúc gửi tặng, tôi cũng có lời đến chương trình rằng giá trị chiếc vòng là nhỏ thôi nhưng nó là cả tấm lòng của tôi và mọi người gia đình gửi tặng chương trình. Chương trình nhận là chúng tôi cảm thấy vui và hạnh phúc lắm rồi", ông Tề cười nói.
Hôm diễn ra trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia 20, ông Tề ở nhà theo dõi chương trình qua vô tuyến cùng những người bạn của ông và gia đình.
Chiếc vòng nguyệt quế có một không hai mà ông Tề và gia đình dành nhiều tâm huyết chế tác để tặng chương trình Đường lên đỉnh Olympia 20 (Ảnh: Fanpage Đường lên đỉnh Olympia).
"Hôm thấy chiếc vòng trên vô tuyến không được hoàn mỹ như lúc ban đầu mới hoàn thiện tôi cũng hơi lo. Có lẽ vì thời gian hoàn thiện khá gấp rút nên do quá trình vận chuyển khiến chiếc vòng giảm bớt vẻ đẹp đi một chút. Tuy nhiên điều này chỉ có người trong nghề, làm nghề lâu năm mới nhận ra được chứ mọi người nhìn vẫn thấy nó đẹp thôi", ông Tề cười.
Sau nhiều năm theo dõi chương trình, ông Tề chia thẳng thắn sẻ rằng, trong các câu hỏi cần lược ngắn gọn để tiết kiệm thời gian cho các cháu tham gia dự thi. Ngoài ra, lịch phát sóng cũng nên thay đổi vì khi phát vào khung 13 giờ rất nhiều người sẽ khó có thể theo dõi chương trình.
Sau biết bao nỗ lực, chiếc vòng nguyệt quế đặc biệt này đã được trao lại cho cô nữ sinh tỉnh Ninh Bình - Nguyễn Thị Thu Hằng đến từ trường THPT Kim Sơn A. Chiếc vòng nguyệt quế đã làm cho chiến thắng của nữ sinh càng trở nên ý nghĩa, và sẽ tiếp thêm sức mạnh cho em chinh phục những nấc thang trí tuệ khác.
Chiếc vòng nguyệt quế đặc biệt lại càng giúp cho chiến thắng của Thu Hằng trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Gameshow "già đời" nhất VTV - Đường lên đỉnh Olympia và 20 năm phát sóng: Chiếc hộp ký ức của bao thế hệ xem truyền hình!
Tổ quốc
Link bài gốc: Gặp người chế tác vòng nguyệt quế thếp vàng bốn số 9 dành riêng cho Quán quân Olympia 2020: "Giá trị chiếc vòng nhỏ thôi nhưng là cả tấm lòng của tôi và gia đình"
Từ những ngày đầu tiên chương trình Đường lên đỉnh Olympia phát sóng, nghệ nhân Trần Đình Tề (75 tuổi, ở xóm Thượng, xã Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội), là một cán bộ hưu trí đã vô cùng yêu thích và chờ đợi theo dõi mỗi khi chương trình này phát sóng.
Từ những ngày đầu chương trình Đường lên đỉnh Olympia phát sóng, ông Tề đều cố gắng theo dõi, không bỏ sót một tập nào.
Theo ông Đề, đây có lẽ là chương trình truyền hình tồn tại lâu nhất. Ông yêu thích bởi nó đem lại nhiều kiến thức và giúp bản thân như được ôn luyện lại những gì tuổi trẻ đã học và được mở mang thêm nhiều điều mới.
"Từ những ngày đầu chương trình phát sóng tôi đã cảm thấy yêu thích và hầu như luôn cố gắng theo dõi không bỏ sót tập nào. Giờ có tuổi rồi, tôi thường hay ngồi với mấy ông bạn cùng xem nên cảm thấy rất thú vị", ông Tề chia sẻ.
Nhiều tập thấy yêu thích, mong đợi, ông đem sách bút ra vừa theo dõi chương trình vừa ghi lại những kiến thức cũ, mới để ôn luyện và tìm hiểu thêm.
Mỗi khi đến tập yêu thích, ông đều lấy giấy bút ra ghi lại nội dung chính về quá trình tranh tài của các thí sinh và một số kiến thức.
Những ý chính, ấn tượng trong chương trình được ông ghi chép lại trong cuốn sổ tay.
"Nhiều khi tôi ghi lại để nhớ những thí sinh đã vượt qua đến giai đoạn nào, ghi lại kiến thức cũ mới để mình cũng ôn luyện luôn. Chương trình không chỉ bổ ích với các cháu nhỏ mà tôi thấy phù hợp với mọi lứa tuổi, chỉ cần chú ý theo dõi sẽ cảm thấy vô cùng thú vị", ông Tề tâm sự.
Sau 20 năm theo dõi, đến đầu năm 2020, ông Tề đã có ý tưởng muốn làm một điều gì đó để tặng chương trình mà ông yêu thích. Sau cùng ông đã bày tỏ với con cháu trong gia đình về ý tưởng muốn chế tạo, tặng chiếc vòng nguyệt quế cho chương trình vào dịp kỷ niệm đặc biệt này.
"Chiếc vòng nguyệt quế của chương trình thường sử dụng thì có thể tạm chấp nhận với cuộc thi tuần, thi tháng nhưng đối với cuộc thi năm thì hơi đơn giản, chưa xứng tầm. Nên tôi muốn tặng chương trình một chiếc vòng thật đẹp, nó là cả tấm lòng của tôi và gia đình", ông Tề nói.
Với ông, chương trình không chỉ bổ ích cho các cháu mà bất cứ lứa tuổi nào cũng phù hợp để theo dõi.
Sau khi suy nghĩ ý tưởng, ông đã bàn lại với vợ, con trai, con dâu, những người thân trong gia đình rồi viết một lá thư bày tỏ sự yêu thích và mong muốn tặng chiếc vòng nguyệt quế gửi đến chương trình. Do đều có lòng yêu thích chương trình nên mọi người lập tức đồng ý và ủng hộ nhiệt tình.
"Gia đình tôi có truyền thống làm nghề sơn son thếp vàng nên ngay khi chương trình đồng ý nhận, mọi người trong gia đình đã đóng góp ý tưởng bắt tay vào làm luôn. Quan điểm của tôi là tạo vòng tặng chương trình, còn chương trình sử dụng nó ra sao là quyền của họ. Cuối cùng họ đã trao cho người chiến thắng, quyết định này là hợp lý", ông Tề chia sẻ.
Mỗi người đóng góp một chút ý tưởng, từ con dâu, con trai đến các cháu trong gia đình để giúp hoàn thiện chiếc vòng nguyệt quế có một không hai này. Do đã có kinh nghiệm làm nghề sơn son thếp vàng truyền thống nên ông Tề chọn vật liệu nhẹ, bền để làm khung cho chiếc vòng nguyệt quế.
Ngay khi có ý tưởng chế tạo vòng nguyệt quế tặng chương trình, ông đã được đại gia đình đồng ý và ủng hộ nhiệt tình.
Nguyên liệu làm khung chiếc vòng rất nhẹ và có độ bền cao.
Toàn bộ phần khung được làm từ cây song tước nhỏ rồi ép lại nên vô cùng chắc chắn.
"Chiếc khung được làm từ cây song, tước thành sợi nhỏ, dài rồi dùng máy móc ép lại thành khung mũ nên có độ bền cao và vô cùng nhẹ. Nếu không phải người làm nghề thì sẽ tưởng là gỗ nhưng cầm vào sẽ thấy rất nhẹ", ông Tề chia sẻ.
Sau khi chọn được vật liệu làm khung vòng, ông Tề cắt chỉnh ướm thử sao cho chiếc vòng vừa với đầu đội, sau đó mỗi người trong gia đình sẽ làm một công đoạn khác nhau. Trải qua nhiều công đoạn chế tác tỉ mỉ từ đục khuôn, ủ sơn, mạ thếp, đánh giáp… sau 4 tháng chiếc vòng mới có thể hoàn thiện.
"Mỗi công đoạn chế tác đều đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận. Công đoạn đánh giáp ủ sơn phải làm đi, làm lại nhiều lần như làm sơn mài để đảm bảo độ bóng, trơn của chiếc vòng nguyệt quế", ông Tề nói.
Chia sẻ về việc thếp vàng bốn số 9 trên chiếc vòng nguyệt quế, ông Tề tâm sự: "Ban đầu tôi cũng tính là thếp vàng thường như tôi làm hàng thôi nhưng Sơn là con rể tôi bảo "bố đã thích chương trình và có ý tưởng tặng thì nên tặng vàng bốn con 9 nhìn sẽ đẹp hơn", thế là nó về với con gái nó (cháu ngoại ông Tề) đã mang về đánh lại từ đầu rồi thếp vàng bốn số 9", ông Tề tâm sự.
Mỗi công đoạn chế tác chiếc vòng đều cần rất tỉ mỉ, ông và các thành viên trong gia đình đã dành nhiều tâm huyết để chế tác chiếc vòng nguyệt quế có một không hai tặng chương trình.
Từ vợ ông đến các con trai, con gái, cháu nội, ngoại đều đóng góp ý tưởng, công sức trong chiếc vòng nguyệt quế này để gửi tặng chương trình.
"Dù đã hơn 4 tháng kể từ ngày chế tạo chiếc vòng nhưng giờ tôi vẫn nhớ như in từng công đoạn tỉ mỉ khi làm nó. Lúc gửi tặng, tôi cũng có lời đến chương trình rằng giá trị chiếc vòng là nhỏ thôi nhưng nó là cả tấm lòng của tôi và mọi người gia đình gửi tặng chương trình. Chương trình nhận là chúng tôi cảm thấy vui và hạnh phúc lắm rồi", ông Tề cười nói.
Hôm diễn ra trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia 20, ông Tề ở nhà theo dõi chương trình qua vô tuyến cùng những người bạn của ông và gia đình.
Chiếc vòng nguyệt quế có một không hai mà ông Tề và gia đình dành nhiều tâm huyết chế tác để tặng chương trình Đường lên đỉnh Olympia 20 (Ảnh: Fanpage Đường lên đỉnh Olympia).
"Hôm thấy chiếc vòng trên vô tuyến không được hoàn mỹ như lúc ban đầu mới hoàn thiện tôi cũng hơi lo. Có lẽ vì thời gian hoàn thiện khá gấp rút nên do quá trình vận chuyển khiến chiếc vòng giảm bớt vẻ đẹp đi một chút. Tuy nhiên điều này chỉ có người trong nghề, làm nghề lâu năm mới nhận ra được chứ mọi người nhìn vẫn thấy nó đẹp thôi", ông Tề cười.
Sau nhiều năm theo dõi chương trình, ông Tề chia thẳng thắn sẻ rằng, trong các câu hỏi cần lược ngắn gọn để tiết kiệm thời gian cho các cháu tham gia dự thi. Ngoài ra, lịch phát sóng cũng nên thay đổi vì khi phát vào khung 13 giờ rất nhiều người sẽ khó có thể theo dõi chương trình.
Sau biết bao nỗ lực, chiếc vòng nguyệt quế đặc biệt này đã được trao lại cho cô nữ sinh tỉnh Ninh Bình - Nguyễn Thị Thu Hằng đến từ trường THPT Kim Sơn A. Chiếc vòng nguyệt quế đã làm cho chiến thắng của nữ sinh càng trở nên ý nghĩa, và sẽ tiếp thêm sức mạnh cho em chinh phục những nấc thang trí tuệ khác.
Chiếc vòng nguyệt quế đặc biệt lại càng giúp cho chiến thắng của Thu Hằng trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Gameshow "già đời" nhất VTV - Đường lên đỉnh Olympia và 20 năm phát sóng: Chiếc hộp ký ức của bao thế hệ xem truyền hình!
Tổ quốc
Link bài gốc: Gặp người chế tác vòng nguyệt quế thếp vàng bốn số 9 dành riêng cho Quán quân Olympia 2020: "Giá trị chiếc vòng nhỏ thôi nhưng là cả tấm lòng của tôi và gia đình"
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Con trai mới sinh bị bắt cóc, 16 năm sau, cặp vợ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng vẫn “khó gặp...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Công ty con của Novaland có nợ phải trả gấp 28 lần...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu tiết lộ sai lầm nhỏ khi ăn có thể gián...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một ngân hàng báo lãi trước thuế 6 tháng đầu năm...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu