TIN MỚI
Theo số liệu của FiinGroup, lượng trái phiếu do các ngân hàng phát hành trong 9 tháng đầu năm có giá trị đạt 116 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ. Đây là nhóm phát hành nhiều trái phiếu thứ hai chỉ sau Bất động sản và chiếm 33% tổng giá trị huy động.
Theo FiinGroup, việc các ngân hàng đẩy mạnh việc huy động qua kênh trái phiếu để tăng vốn cấp 2, và cải thiện tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo quy định của NHNN.
Ở phía ngược lại, các ngân hàng vẫn duy trì là nhóm nhà đầu tư mua trái phiếu chính với 56% tổng giá trị phát hành và công ty chứng khoán chiếm 36,3%. Trong khi các ngân hàng mua trái phiếu có thiên hướng nắm giữ thì các công ty chứng khoán (CTCK) mua vào rất mạnh nhưng sau đó bán ra hầu hết cho nhà đầu tư thứ cấp. Riêng 6 tháng đầu năm 2021, các CTCK đã phân phối ra thị trường khoảng 70 ngàn tỷ và chỉ duy trì số dư danh mục ở mức thấp vào cuối tháng 6 năm 2021.
Số dư trái phiếu ngân hàng lưu hành của 29 ngân hàng thương mại tại cuối thời điểm 30/6/2021 ở mức 403,7 nghìn tỷ đồng. Con số này tương đương với giá trị TPDN của các tổ chức tín dụng mà các ngân hàng này cũng đang nắm giữ tại thời điểm đó.
Do đó, FiinGroup nhận định gần như toàn bộ TPDN phát hành bởi các ngân hàng đều đang được sở hữu bởi các ngân hàng và một số định chế tài chính khác.
Theo nhóm phân tích, điều này thể hiện sự dư thừa thanh khoản nói chung của hệ thống liên ngân hàng trong khi các ngân hàng đều có nhu cầu tăng vốn cấp 2 nhằm bổ sung năng lực nguồn vốn trung và dài hạn nhằm tài trợ cho việc tái cấu trúc nợ COVID vốn có kỳ hạn dài hơn và cải thiện tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo qui định hiện hành của NHNN.
Ngoài ra, theo dữ liệu thống kê từ 382 đợt phát hành TPDN, số lượng ngân hàng tham gia trực tiếp mua trái phiếu ngân hàng trên thị trường sơ cấp chỉ chiếm khoảng 23,2% lượng trái phiếu ngân hàng phát hành. Theo quy định tại Thông tư 34/2013/TT-NHNN, tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu phát hành trên sơ cấp của tổ chức tín dụng khác nên các công ty chứng khoán thường đứng ra làm trung gian, mua trái phiếu ngân hàng trên sơ cấp sau đó bán lại cho các tổ chức tín dụng khác. Hiện tại, quy định này đã được gỡ bỏ nên các ngân hàng thương mại đã có thể trực tiếp mua trái phiếu của nhau trên thị trường sơ cấp từ ngày 17/5/2021.
Tính toán phương án phát hành trái phiếu huy động 180.000 tỷ trong dân
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Gần như toàn bộ trái phiếu ngân hàng do các ngân hàng nắm giữ?
Theo số liệu của FiinGroup, lượng trái phiếu do các ngân hàng phát hành trong 9 tháng đầu năm có giá trị đạt 116 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ. Đây là nhóm phát hành nhiều trái phiếu thứ hai chỉ sau Bất động sản và chiếm 33% tổng giá trị huy động.
Theo FiinGroup, việc các ngân hàng đẩy mạnh việc huy động qua kênh trái phiếu để tăng vốn cấp 2, và cải thiện tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo quy định của NHNN.
Ở phía ngược lại, các ngân hàng vẫn duy trì là nhóm nhà đầu tư mua trái phiếu chính với 56% tổng giá trị phát hành và công ty chứng khoán chiếm 36,3%. Trong khi các ngân hàng mua trái phiếu có thiên hướng nắm giữ thì các công ty chứng khoán (CTCK) mua vào rất mạnh nhưng sau đó bán ra hầu hết cho nhà đầu tư thứ cấp. Riêng 6 tháng đầu năm 2021, các CTCK đã phân phối ra thị trường khoảng 70 ngàn tỷ và chỉ duy trì số dư danh mục ở mức thấp vào cuối tháng 6 năm 2021.
Số dư trái phiếu ngân hàng lưu hành của 29 ngân hàng thương mại tại cuối thời điểm 30/6/2021 ở mức 403,7 nghìn tỷ đồng. Con số này tương đương với giá trị TPDN của các tổ chức tín dụng mà các ngân hàng này cũng đang nắm giữ tại thời điểm đó.
Do đó, FiinGroup nhận định gần như toàn bộ TPDN phát hành bởi các ngân hàng đều đang được sở hữu bởi các ngân hàng và một số định chế tài chính khác.
Theo nhóm phân tích, điều này thể hiện sự dư thừa thanh khoản nói chung của hệ thống liên ngân hàng trong khi các ngân hàng đều có nhu cầu tăng vốn cấp 2 nhằm bổ sung năng lực nguồn vốn trung và dài hạn nhằm tài trợ cho việc tái cấu trúc nợ COVID vốn có kỳ hạn dài hơn và cải thiện tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo qui định hiện hành của NHNN.
Ngoài ra, theo dữ liệu thống kê từ 382 đợt phát hành TPDN, số lượng ngân hàng tham gia trực tiếp mua trái phiếu ngân hàng trên thị trường sơ cấp chỉ chiếm khoảng 23,2% lượng trái phiếu ngân hàng phát hành. Theo quy định tại Thông tư 34/2013/TT-NHNN, tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu phát hành trên sơ cấp của tổ chức tín dụng khác nên các công ty chứng khoán thường đứng ra làm trung gian, mua trái phiếu ngân hàng trên sơ cấp sau đó bán lại cho các tổ chức tín dụng khác. Hiện tại, quy định này đã được gỡ bỏ nên các ngân hàng thương mại đã có thể trực tiếp mua trái phiếu của nhau trên thị trường sơ cấp từ ngày 17/5/2021.
Tính toán phương án phát hành trái phiếu huy động 180.000 tỷ trong dân
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Gần như toàn bộ trái phiếu ngân hàng do các ngân hàng nắm giữ?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Được - mất khi vay ngân hàng trả nợ ngân hàng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cập nhật bảng xếp hạng 27 ngân hàng theo mô hình CAMEL
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
MSB gần tăng trần, khối ngoại gom mạnh TPB phiên 5/9
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng không được 'ép' nhân viên bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng đua nhau cho khách vay trả nợ ngân hàng khác
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu