[h=2][/h]
Ngoài việc thu hút đáng kể lượng lao động tham gia sản xuất trực tiếp, các doanh nghiệp FDI khảo sát cũng ưu tiên bỏ thêm chi phí đào tạo lao động.
Ngày 9/3/2012, Bộ Kế hoạch Đầu tư phối hợp cùng Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hiệp quốc (UNIDO) đã tổ chức hội thảo tham vấn báo cáo đầu tư công nghiệp Việt Nam năm 2011.
Báo cáo do UNIDO tiến hành trên cơ sở hợp tác với Cục Đầu tư nước ngoài (FIA), Bộ Kế hoạch đầu tư (MPI), Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổng Cục thống kê (GSO). Báo cáo được viết dựa vào kết quả khảo sát trong hơn 4 tháng từ cuối năm 2010 đến đầu năm 2011 từ 1.495 doanh nghiệp (gồm những doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chế biến chế tạo, xây dựng và dịch vụ công ích) tại 9 tỉnh thành phố của Việt Nam.
Kết quả trong báo cáo một lần nữa khẳng định quan điểm đã được thừa nhận đó là đa số doanh nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam sử dụng nhiều lao động và FDI có tác động tích cực đến tạo công ăn việc làm. Đa số cơ hội việc làm trong lĩnh vực này thu hút lao động tham gia sản xuất trực tiếp mà đáng kể là lao động nữ, đáng chú ý như trong ngành dệt may.
Một kết quả quan trọng của báo cáo là phần lớn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc nhiều vào vốn và đầu vào nhập khẩu đồng thời cũng tham gia sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng thấp chủ yếu thích hợp với các thị trường xuất khẩu. Các xu hướng này khẳng định năng suất lao động tương đối thấp nếu đo lường bằng giá trị gia tăng trung vị tính trên một lao động.
Trên thực tế, thiếu lao động có tay nghề cũng như giá lao động gia tăng là hai hạn chế chủ yếu đối với các doanh nghiệp tham gia khảo sát, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp xuất khẩu ra thị trường toàn cầu.
Vì tỷ lệ lao động có tay nghề trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là thấp nhất nên các doanh nghiệp này dường như có xu hướng rút ngắn khoảng cách về tay nghề bằng cách tăng chi phí đào tạo nội bộ và bên ngoài.
Trên thực tế, chi phí đào tạo của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn nhiều so với doanh nghiệp trong nước, báo cáo chỉ ra rằng, đây là dấu hiệu cho thấy, nâng cao tay nghề là ưu tiên của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Hiện tượng này có thể góp phần tích cực giúp cải thiện chất lượng và kỹ năng lao động nội địa. Tuy nhiên, tác động gián tiếp của FDI trong cải thiện tay nghề/kỹ năng lao động còn thấp do liên kết dọc giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước theo nhìn nhận của các doanh nghiệp khảo sát là còn yếu.
Ngoài việc thu hút đáng kể lượng lao động tham gia sản xuất trực tiếp, các doanh nghiệp FDI khảo sát cũng ưu tiên bỏ thêm chi phí đào tạo lao động.
Ngày 9/3/2012, Bộ Kế hoạch Đầu tư phối hợp cùng Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hiệp quốc (UNIDO) đã tổ chức hội thảo tham vấn báo cáo đầu tư công nghiệp Việt Nam năm 2011.
Báo cáo do UNIDO tiến hành trên cơ sở hợp tác với Cục Đầu tư nước ngoài (FIA), Bộ Kế hoạch đầu tư (MPI), Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổng Cục thống kê (GSO). Báo cáo được viết dựa vào kết quả khảo sát trong hơn 4 tháng từ cuối năm 2010 đến đầu năm 2011 từ 1.495 doanh nghiệp (gồm những doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chế biến chế tạo, xây dựng và dịch vụ công ích) tại 9 tỉnh thành phố của Việt Nam.
Kết quả trong báo cáo một lần nữa khẳng định quan điểm đã được thừa nhận đó là đa số doanh nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam sử dụng nhiều lao động và FDI có tác động tích cực đến tạo công ăn việc làm. Đa số cơ hội việc làm trong lĩnh vực này thu hút lao động tham gia sản xuất trực tiếp mà đáng kể là lao động nữ, đáng chú ý như trong ngành dệt may.
Một kết quả quan trọng của báo cáo là phần lớn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc nhiều vào vốn và đầu vào nhập khẩu đồng thời cũng tham gia sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng thấp chủ yếu thích hợp với các thị trường xuất khẩu. Các xu hướng này khẳng định năng suất lao động tương đối thấp nếu đo lường bằng giá trị gia tăng trung vị tính trên một lao động.
Trên thực tế, thiếu lao động có tay nghề cũng như giá lao động gia tăng là hai hạn chế chủ yếu đối với các doanh nghiệp tham gia khảo sát, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp xuất khẩu ra thị trường toàn cầu.
Vì tỷ lệ lao động có tay nghề trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là thấp nhất nên các doanh nghiệp này dường như có xu hướng rút ngắn khoảng cách về tay nghề bằng cách tăng chi phí đào tạo nội bộ và bên ngoài.
Trên thực tế, chi phí đào tạo của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn nhiều so với doanh nghiệp trong nước, báo cáo chỉ ra rằng, đây là dấu hiệu cho thấy, nâng cao tay nghề là ưu tiên của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Hiện tượng này có thể góp phần tích cực giúp cải thiện chất lượng và kỹ năng lao động nội địa. Tuy nhiên, tác động gián tiếp của FDI trong cải thiện tay nghề/kỹ năng lao động còn thấp do liên kết dọc giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước theo nhìn nhận của các doanh nghiệp khảo sát là còn yếu.
Phương Dung
Theo TTVN
Theo TTVN
Bài tương tự bạn quan tâm
VietinBank muốn bán khoản nợ xấu "khủng" của một...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng UOB góp phần thúc đẩy nguồn vốn FDI chất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Giải pháp thu hút FDI vào bất động sản tại Việt Nam
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
90% vốn FDI Bình Dương 'chảy' vào mảng bất động sản
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Khu công nghiệp An Phát 1 – Điểm sáng thu hút vốn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Gần 2 tỷ USD vốn FDI vào khu công nghệ cao, các khu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu