Mạng xã hội xuất hiện tin đồn bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh nên đi tắm liền bị giảm oxy máu, phải vào viện thở oxy.
BS Trương Hữu Khanh khẳng định đây là tin đồn thất thiệt. "F0 có được tắm không?" - hoàn toàn có thể tắm mỗi ngày để vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhanh khỏi bệnh, tránh lây nhiễm xung quanh.
Chuyên gia khuyến cáo thêm một số điều đảm bảo F0 tắm đúng cách, chỉ rõ trường hợp duy nhất không nên tắm. Trẻ là F0 cũng không ngoại lệ.
Xuất hiện tin đồn cảnh báo không nên tắm khi bị Covid-19 khiến nhiều người hoang mang
Dịch Covid-19 hiện đang có nhiều diễn biến phức tạp , nhất là ở những khu vực thành phố như Hà Nội. Lượng F0 tăng cao mỗi ngày và kéo theo đó là vô số băn khoăn của người trong cuộc. "F0 có được tắm không?" là một câu hỏi hiện nay được đông đảo mọi người quan tâm.
"F0 có được tắm không?" là một câu hỏi hiện nay được đông đảo mọi người quan tâm.
Không đợi đến khi câu hỏi được đặt ra, trước đó xuất hiện hàng loạt những tin đồn cảnh báo không nên tắm khi đang bị Covid-19. Một trong những câu chuyện được nhiều người hiện nay lan truyền trên mạng xã hội kiểu như:
"Nhà mình ai bị F0 tuyệt đối không tắm gội, hoặc chủ quan đi ra ngoài gió nhé. Người quen của M. vừa chia sẻ như thế này: họ đã âm tính sau 7 ngày nên nghĩ là ổn mới đi tắm, sau tắm bị sốt cao, oxy máu giảm phải vào viện thở oxy, hiện vẫn chưa ổn. Vào đó mới thấy nhiều người cũng tưởng khỏi rồi nên đi tắm gội. Mùi chuyển bài này để anh chị em con cháu xem mà tránh nhé. Tóm lại chịu khó bẩn còn hơn nguy hiểm tính mạng".
Trước thông tin này, hiện nhiều người càng thêm hoang mang. Vậy là F0 không thể tắm để bảo toàn tính mạng? Nếu vậy có thể đảm bảo cơ thể luôn sạch sẽ, tránh nhiễm bệnh tốt nhất cho nhiều thành viên khác trong gia đình?
F0 không thể tắm để bảo toàn tính mạng?
Chuyên gia giải đáp "F0 có được tắm không?" ai cũng nên nắm rõ để nhanh khỏi bệnh
BS Trương Hữu Khanh (Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM) khẳng định, những tin tức lan truyền qua mạng như trên chỉ là những tin đồn thất thiệt, khiến bệnh nhân F0 thêm lo lắng không đáng có.
"F0 có được tắm không thì xin khẳng định là vẫn có thể tắm được bình thường. Chuyện tắm rửa, vệ sinh cá nhân là chuyện F0 càng không nên kiêng khem. Nếu không đảm bảo vệ sinh cá nhân thì F0 có thể bị thêm các vấn đề sức khỏe khác như các bệnh nhiễm trùng", chuyên gia cảnh báo.
F0 vẫn có thể tắm được bình thường.
Điều này là do ăn uống không sạch sẽ, không vệ sinh cá nhân thường xuyên. BS Trương Hữu Khanh đặc biệt nhấn mạnh: "F0 cách ly tại nhà càng nên chú ý tắm rửa cẩn thận, súc họng sạch sẽ, lau dọn nhà tắm, không gian sống... để hạn chế nguy cơ cho người cùng nhà nếu trong nhà vẫn có người không phải là F0".
F0 chỉ không tắm trong trường hợp nào? F0 tắm thế nào mới đúng?
Chuyên gia chỉ rõ, F0 nếu có hiện tượng sốt cao thì không nên tắm. Thế nhưng điều này cũng không có nghĩa là không vệ sinh thân thể. Thay vào đó, F0 nên lau người bằng nước ấm. Việc thay quần áo hàng ngày để đem đi giặt riêng, khử khuẩn... là việc cần thiết làm mỗi ngày để tránh lây nhiễm mầm bệnh cho các thành viên khác.
Tất cả những điều này không chỉ áp dụng với F0 là người trưởng thành mà F0 là trẻ nhỏ cũng áp dụng bình thường.
Nói về việc lau người bằng nước ấm, chuyên gia nhấn mạnh, F0 nên làm trong tiết trời miền Bắc với nền nhiệt độ xuống thấp như hiện nay. Bất cứ F0 nào chưa có điều kiện tắm thì cũng nên lau người bằng nước ấm sẽ giúp dễ chịu, phòng tránh lây nhiễm bệnh tốt hơn.
Nói thêm về chuyện tắm của F0 sao cho đúng cách, BS Khanh khuyên, F0 nên tắm bằng nước ấm. F0 không nên dùng nước lạnh ngay cả khi nhiệt độ ngoài trời nóng bức hay ấm áp. Nước ấm sẽ có tác dụng thư giãn cơ bắp, giúp F0 cảm thấy dễ chịu hơn khi tắm. Từ đó giúp F0 nhanh hồi phục sức khỏe hơn.
Mỗi lần tắm chỉ tắm 5-10 phút, tắm ở nơi kín gió, sau khi tắm xong cần lau khô người và nhanh chóng mặc quần áo, sấy tóc khô.
Lưu ý thêm, tất cả những điều này không chỉ áp dụng với F0 là người trưởng thành mà F0 là trẻ nhỏ cũng áp dụng bình thường. Cha mẹ nên tuân thủ để tránh bệnh tình của con thêm nặng cũng như nguy cơ lây nhiễm cho cả gia đình.
Người có bệnh lý nền bị COVID-19 nguy hiểm gấp 10 lần: Phòng bệnh hơn chữa bệnh kẻo về sau hối không kịp
Link bài gốc: F0 không dám tắm vì sợ giảm oxy máu: Chuyên gia lên tiếng giải đáp "F0 có được tắm không", "chỉ không tắm trong trường hợp nào"
BS Trương Hữu Khanh khẳng định đây là tin đồn thất thiệt. "F0 có được tắm không?" - hoàn toàn có thể tắm mỗi ngày để vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhanh khỏi bệnh, tránh lây nhiễm xung quanh.
Chuyên gia khuyến cáo thêm một số điều đảm bảo F0 tắm đúng cách, chỉ rõ trường hợp duy nhất không nên tắm. Trẻ là F0 cũng không ngoại lệ.
Xuất hiện tin đồn cảnh báo không nên tắm khi bị Covid-19 khiến nhiều người hoang mang
Dịch Covid-19 hiện đang có nhiều diễn biến phức tạp , nhất là ở những khu vực thành phố như Hà Nội. Lượng F0 tăng cao mỗi ngày và kéo theo đó là vô số băn khoăn của người trong cuộc. "F0 có được tắm không?" là một câu hỏi hiện nay được đông đảo mọi người quan tâm.
"F0 có được tắm không?" là một câu hỏi hiện nay được đông đảo mọi người quan tâm.
Không đợi đến khi câu hỏi được đặt ra, trước đó xuất hiện hàng loạt những tin đồn cảnh báo không nên tắm khi đang bị Covid-19. Một trong những câu chuyện được nhiều người hiện nay lan truyền trên mạng xã hội kiểu như:
"Nhà mình ai bị F0 tuyệt đối không tắm gội, hoặc chủ quan đi ra ngoài gió nhé. Người quen của M. vừa chia sẻ như thế này: họ đã âm tính sau 7 ngày nên nghĩ là ổn mới đi tắm, sau tắm bị sốt cao, oxy máu giảm phải vào viện thở oxy, hiện vẫn chưa ổn. Vào đó mới thấy nhiều người cũng tưởng khỏi rồi nên đi tắm gội. Mùi chuyển bài này để anh chị em con cháu xem mà tránh nhé. Tóm lại chịu khó bẩn còn hơn nguy hiểm tính mạng".
Trước thông tin này, hiện nhiều người càng thêm hoang mang. Vậy là F0 không thể tắm để bảo toàn tính mạng? Nếu vậy có thể đảm bảo cơ thể luôn sạch sẽ, tránh nhiễm bệnh tốt nhất cho nhiều thành viên khác trong gia đình?
F0 không thể tắm để bảo toàn tính mạng?
Chuyên gia giải đáp "F0 có được tắm không?" ai cũng nên nắm rõ để nhanh khỏi bệnh
BS Trương Hữu Khanh (Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM) khẳng định, những tin tức lan truyền qua mạng như trên chỉ là những tin đồn thất thiệt, khiến bệnh nhân F0 thêm lo lắng không đáng có.
"F0 có được tắm không thì xin khẳng định là vẫn có thể tắm được bình thường. Chuyện tắm rửa, vệ sinh cá nhân là chuyện F0 càng không nên kiêng khem. Nếu không đảm bảo vệ sinh cá nhân thì F0 có thể bị thêm các vấn đề sức khỏe khác như các bệnh nhiễm trùng", chuyên gia cảnh báo.
F0 vẫn có thể tắm được bình thường.
Điều này là do ăn uống không sạch sẽ, không vệ sinh cá nhân thường xuyên. BS Trương Hữu Khanh đặc biệt nhấn mạnh: "F0 cách ly tại nhà càng nên chú ý tắm rửa cẩn thận, súc họng sạch sẽ, lau dọn nhà tắm, không gian sống... để hạn chế nguy cơ cho người cùng nhà nếu trong nhà vẫn có người không phải là F0".
F0 chỉ không tắm trong trường hợp nào? F0 tắm thế nào mới đúng?
Chuyên gia chỉ rõ, F0 nếu có hiện tượng sốt cao thì không nên tắm. Thế nhưng điều này cũng không có nghĩa là không vệ sinh thân thể. Thay vào đó, F0 nên lau người bằng nước ấm. Việc thay quần áo hàng ngày để đem đi giặt riêng, khử khuẩn... là việc cần thiết làm mỗi ngày để tránh lây nhiễm mầm bệnh cho các thành viên khác.
Tất cả những điều này không chỉ áp dụng với F0 là người trưởng thành mà F0 là trẻ nhỏ cũng áp dụng bình thường.
Nói về việc lau người bằng nước ấm, chuyên gia nhấn mạnh, F0 nên làm trong tiết trời miền Bắc với nền nhiệt độ xuống thấp như hiện nay. Bất cứ F0 nào chưa có điều kiện tắm thì cũng nên lau người bằng nước ấm sẽ giúp dễ chịu, phòng tránh lây nhiễm bệnh tốt hơn.
Nói thêm về chuyện tắm của F0 sao cho đúng cách, BS Khanh khuyên, F0 nên tắm bằng nước ấm. F0 không nên dùng nước lạnh ngay cả khi nhiệt độ ngoài trời nóng bức hay ấm áp. Nước ấm sẽ có tác dụng thư giãn cơ bắp, giúp F0 cảm thấy dễ chịu hơn khi tắm. Từ đó giúp F0 nhanh hồi phục sức khỏe hơn.
Mỗi lần tắm chỉ tắm 5-10 phút, tắm ở nơi kín gió, sau khi tắm xong cần lau khô người và nhanh chóng mặc quần áo, sấy tóc khô.
Lưu ý thêm, tất cả những điều này không chỉ áp dụng với F0 là người trưởng thành mà F0 là trẻ nhỏ cũng áp dụng bình thường. Cha mẹ nên tuân thủ để tránh bệnh tình của con thêm nặng cũng như nguy cơ lây nhiễm cho cả gia đình.
Người có bệnh lý nền bị COVID-19 nguy hiểm gấp 10 lần: Phòng bệnh hơn chữa bệnh kẻo về sau hối không kịp
Link bài gốc: F0 không dám tắm vì sợ giảm oxy máu: Chuyên gia lên tiếng giải đáp "F0 có được tắm không", "chỉ không tắm trong trường hợp nào"
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Số ca F0 tăng cao: Cảnh báo nguy cơ đồng nhiễm...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Không ít nhà đầu tư F0 “đứng ngồi không yên” trước...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Xuất hiện tình trạng F0 âm thầm xả hàng dưới giá vốn?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Mua đất farmstay kỳ vọng tăng gấp đôi, hơn 2 năm...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhờ xuống tiền vào phân khúc bất động sản này, nhà...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
“Sốt” đất ở miệng “cò”, nhà đầu tư F0 bị “lùa gà”...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu