Theo số liệu mới công bố của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), trong 11 tháng đầu năm 2021, bất động sản đứng thứ 3 trong danh sách các ngành thu hút vốn FDI với 2,41 tỷ USD. Theo đó, Việt Nam vẫn được đánh giá có vị thế tốt để thu hút vốn FDI vào ngành hàng bất động sản.
Theo nghiên cứu phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (VNDIRECT), kỳ vọng thị trường bất động sản, nhà ở phục hồi từ năm 2022 dựa trên 3 yếu tố: nguồn cầu được thúc đẩy mạnh mẽ bởi thị trường phục hồi trong năm 2022; lãi suất vay mua nhà thấp củng cố quyết định mua nhà; nguồn cung mới hồi phục ấn tượng nhờ nới lỏng pháp lý.
Về dài hạn, việc thúc đẩy đầu tư công, đặc biệt phát triển cơ sở hạ tầng có tác động trực tiếp tới thị trường bất động sản, sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính của bất động sản trong các năm tới.
Theo tiến sĩ Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, xét về nguồn vốn tư nhân, trong 9 tháng cả nước có khoảng 5.800 doanh nghiệp mới trong ngành bất động sản thành lập, tăng 12% so với cùng kỳ, vốn đăng ký đạt 343.000 tỷ đồng, tạo 35.000 việc làm mới. Có 1.160 doanh nghiệp bất động sản đã hoạt động trở lại, tăng 14% so với cùng kỳ. Về tình hình cấp tín dụng, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tính đến ngày 30/9 cho thấy dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 682.594 tỷ đồng (tính đến 30/6/2021 là 672.224 tỷ). Dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở chiếm tỷ lệ cao nhất với 24,7%, đạt 168.687 tỷ đồng.
Bên cạnh các kênh huy động vốn vào bất động sản không giảm, dòng vốn trong dân đổ về thị trường này cũng rất nhiều. Dòng vốn vào bất động sản vẫn đã và đang trên đà tăng lên, trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư công, triển khai hàng loạt dự án hạ quy mô sẽ tạo động lực giúp thị trường bất động sản tiếp tục tăng trưởng mạnh. Kỳ vọng sắp tới là thúc đẩy đầu tư công, hạ tầng phát triển thì thị trường bất động sản cũng sẽ được hưởng cú hích từ việc này.
Giai đoạn 2021 - 2025, tổng vốn đầu tư công 2,87 triệu tỷ đồng, hy vọng đạt giải ngân 95%, cao hơn mức 75% của giai đoạn 2016 - 2020. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp phải thích ứng và phải linh hoạt hơn.
“Hiện nay nguồn vốn đổ vào ngành bất động sản và chứng khoán dẫn đầu các ngành hồi phục sau đại dịch. Nhìn chung, bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn trong trung và dài hạn”, vị chuyên gia nhận định.
Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng Giasm đốc Batdongsan.com.vn cho biết, thế mạnh của bất động sản Việt Nam là nhu cầu về nhà ở, về giao dịch mua bán trong dân vẫn rất lớn, không hề suy giảm vì dịch bệnh.
“Trong thời điểm dịch bệnh, do việc hạn chế di chuyển và tiếp xúc nên các hoạt động mua bán nhà đất bị đình trệ tạm thời, dòng tiền có xu hướng chuyển dịch sang kênh chứng khoán. Tuy nhiên kết thúc giãn cách, một lượng lớn tiền không nhỏ rút từ các lĩnh vực khác đang có xu hướng đổ vào bất động sản để tìm cơ hội đầu tư”, ông Quốc Anh cho hay.
Theo vị chuyên gia, dù kinh tế khó khăn nhưng nhu cầu nhà ở vẫn luôn cao, nhất là trong tình hình dịch bệnh, người dân càng mong muốn sở hữu một ngôi nhà riêng an toàn. Điều này sẽ tiếp tục là tiền để để thị trường bất động sản thu hút dòng vốn lớn từ trong dân.
Lý giải về sự chuyển động của dòng tiền đang vào thị trường bất động sản, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Giám đốc thị trường CBRE Việt Nam cũng cho rằng, trong bối cảnh dịch, dòng vốn từ nhiều nhà đầu tư không luân chuyển được vào các kênh sản xuất, tiêu dùng, không am hiểu về chứng khoán sẽ có xu hướng rót vào bất động sản, kênh đầu tư vốn luôn được đánh giá là an toàn, bền vững trong dài hạn.
Link bài gốc: Dòng tiền đang đổ mạnh vào bất động sản?
Theo nghiên cứu phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (VNDIRECT), kỳ vọng thị trường bất động sản, nhà ở phục hồi từ năm 2022 dựa trên 3 yếu tố: nguồn cầu được thúc đẩy mạnh mẽ bởi thị trường phục hồi trong năm 2022; lãi suất vay mua nhà thấp củng cố quyết định mua nhà; nguồn cung mới hồi phục ấn tượng nhờ nới lỏng pháp lý.
Về dài hạn, việc thúc đẩy đầu tư công, đặc biệt phát triển cơ sở hạ tầng có tác động trực tiếp tới thị trường bất động sản, sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính của bất động sản trong các năm tới.
Theo tiến sĩ Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, xét về nguồn vốn tư nhân, trong 9 tháng cả nước có khoảng 5.800 doanh nghiệp mới trong ngành bất động sản thành lập, tăng 12% so với cùng kỳ, vốn đăng ký đạt 343.000 tỷ đồng, tạo 35.000 việc làm mới. Có 1.160 doanh nghiệp bất động sản đã hoạt động trở lại, tăng 14% so với cùng kỳ. Về tình hình cấp tín dụng, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tính đến ngày 30/9 cho thấy dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 682.594 tỷ đồng (tính đến 30/6/2021 là 672.224 tỷ). Dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở chiếm tỷ lệ cao nhất với 24,7%, đạt 168.687 tỷ đồng.
Bên cạnh các kênh huy động vốn vào bất động sản không giảm, dòng vốn trong dân đổ về thị trường này cũng rất nhiều. Dòng vốn vào bất động sản vẫn đã và đang trên đà tăng lên, trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư công, triển khai hàng loạt dự án hạ quy mô sẽ tạo động lực giúp thị trường bất động sản tiếp tục tăng trưởng mạnh. Kỳ vọng sắp tới là thúc đẩy đầu tư công, hạ tầng phát triển thì thị trường bất động sản cũng sẽ được hưởng cú hích từ việc này.
Giai đoạn 2021 - 2025, tổng vốn đầu tư công 2,87 triệu tỷ đồng, hy vọng đạt giải ngân 95%, cao hơn mức 75% của giai đoạn 2016 - 2020. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp phải thích ứng và phải linh hoạt hơn.
“Hiện nay nguồn vốn đổ vào ngành bất động sản và chứng khoán dẫn đầu các ngành hồi phục sau đại dịch. Nhìn chung, bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn trong trung và dài hạn”, vị chuyên gia nhận định.
Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng Giasm đốc Batdongsan.com.vn cho biết, thế mạnh của bất động sản Việt Nam là nhu cầu về nhà ở, về giao dịch mua bán trong dân vẫn rất lớn, không hề suy giảm vì dịch bệnh.
“Trong thời điểm dịch bệnh, do việc hạn chế di chuyển và tiếp xúc nên các hoạt động mua bán nhà đất bị đình trệ tạm thời, dòng tiền có xu hướng chuyển dịch sang kênh chứng khoán. Tuy nhiên kết thúc giãn cách, một lượng lớn tiền không nhỏ rút từ các lĩnh vực khác đang có xu hướng đổ vào bất động sản để tìm cơ hội đầu tư”, ông Quốc Anh cho hay.
Theo vị chuyên gia, dù kinh tế khó khăn nhưng nhu cầu nhà ở vẫn luôn cao, nhất là trong tình hình dịch bệnh, người dân càng mong muốn sở hữu một ngôi nhà riêng an toàn. Điều này sẽ tiếp tục là tiền để để thị trường bất động sản thu hút dòng vốn lớn từ trong dân.
Lý giải về sự chuyển động của dòng tiền đang vào thị trường bất động sản, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Giám đốc thị trường CBRE Việt Nam cũng cho rằng, trong bối cảnh dịch, dòng vốn từ nhiều nhà đầu tư không luân chuyển được vào các kênh sản xuất, tiêu dùng, không am hiểu về chứng khoán sẽ có xu hướng rót vào bất động sản, kênh đầu tư vốn luôn được đánh giá là an toàn, bền vững trong dài hạn.
Link bài gốc: Dòng tiền đang đổ mạnh vào bất động sản?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Lãi suất giảm sâu, dòng tiền có chảy vào bất động sản?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Dòng tiền cuối năm sẽ đổ vào đâu?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Dòng sông kỳ lạ chuyển màu đỏ như máu mỗi khi mùa...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Xu hướng dòng tiền trước ngã rẽ
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Dòng tiền lớn rút khỏi BIDV, VietinBank và Vietcombank
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Làm sao để...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu