TIN MỚI
Đây là một đoạn trích trong cuốn sách Joy at Work: Organizing Your Professional life (tạm dịch: Niềm vui trong công việc: Cách tổ chức một cuộc sống chuyên nghiệp) của Maria Kondo và Scott Sonenshien.
Marie Kondo: Ưu tiên các hoạt động giúp bạn cảm thấy vui vẻ
Hiện tại, tôi hài lòng với công việc của mình, nhưng tôi từng cảm thấy kiệt sức về cả thể chất và tinh thần. Đó là khoảng năm 2015, ngay khi tôi được vinh danh trong top 100 người có ảnh hưởng nhất của tạp chí Time. Tôi ngập đầu trong những lời mời sự kiện từ khắp nơi trên thế giới. Coi đó là một cơ hội tuyệt vời để chia sẻ phương pháp KonMari, tôi nhận lời nhiều nhất có thể. Nhưng cùng lúc đó, tôi mang thai đứa con đầu lòng, áp lực đè nặng lên tâm trí và cơ thể tôi. Đôi khi tôi không thể kiểm soát được cảm xúc và bật khóc khi có một mình lúc cuối ngày.
Cuối cùng, tôi nhận ra bản thân không thể hoàn thành mọi thứ theo cách đó, Tôi quyết định thay đổi cách làm việc.
Mục tiêu trong công việc của tôi là chia sẻ Phương pháp KonMari ra khắp thế giới và giúp càng nhiều người có thể "dọn dẹp" công việc và cuộc sống để có niềm vui càng tốt. Những tôi không thể dạy người khác cách để vui vẻ khi không trải nghiệm thực tế.
Thấu hiểu điều đó, tôi đã biến niềm vui, thoải mái thành một điều ưu tiên trong cuộc sống của mình, đặc biệt khi tôi bận rộn. Tôi cố tình sắp xếp thời gian cho những điều tôi thích thú hoặc muốn làm như ở cùng gia đình, cắm hoa trong nhà, thưởng thức một tách trà và thư giãn hay đi mát xa khi mệt mỏi.
Những điều này giúp tôi lấy lại cân bằng từ bên trong để có thể quay trở lại làm việc một cách sảng khoái và tràn đầy năng lượng tích cực. Trong thế giới hiện đại bận rộn của chúng ta, nhiều người ưu tiên cho công việc hơn cuộc sống cá nhân, như tôi đã từng làm. Nếu bạn cũng như vậy, lời khuyên của tôi là: Hãy dành ưu tiên hàng đầu cho sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.
Một lịch trình bận rộn, công việc quá tải sẽ khiến bạn kiệt sức. Bạn sẽ không cảm nhận được cảm hứng với những ý tưởng tuyệt vời, hoặc chỉ đạt được kết quả khi đã ở trạng thái mệt mỏi, kiệt sức. Ngay cả khi rất yêu thích công việc của mình, khi đó bạn cũng sẽ bắt đầu chán ghét nó và cảm thấy khó khăn để tiếp tục.
Bước đầu tiên là dành thời gian để đổi mới, lấy lại cảm hứng. Sau đó lên kế hoạch để sắp xếp lịch trình làm việc hiệu quả trong thời gian còn lại. Về lâu dài, nó sẽ giúp bạn có năng suất làm việc cao hơn, mà vẫn cảm thấy vui vẻ và thoải mái tâm trí.
Scott Sonenshein: Đánh giá nhiệm vụ khiến bạn cảm thấy hứng thú hơn
Những nhiệm vụ bạn phải làm cũng như một tấm gương, nó phản ánh những gì bạn hiện đang làm. Bạn cảm thấy thế nào khi nhìn vào gương? Tôi đã học được rằng, hầu hết mọi người nhìn thấy cơ hội đến gần hơn với cuộc sống lý tưởng, nhưng họ không đủ tự tin để thay đổi.
Đừng đánh giá thấp sự kiểm soát của bạn hay sức mạnh của những thay đổi nhỏ trong việc tận hưởng công việc hàng ngày của bạn. Sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ của mình, hãy xem xét lại từng đầu việc. Xem xét mỗi nhiệm vụ và tự hỏi:
- Nhiệm vụ có bắt buộc đối với tôi để giữ tinh thần trong công việc không?
- Nhiệm vụ này sẽ giúp bạn tạo ra một tương lại vui vẻ hơn, giúp phát triển kỹ năng hay tăng thu nhập hay không?
- Liệu nhiệm vụ này có góp phần tăng sự hài lòng trong công việc của bạn không?
Hãy dừng thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào không đáp ứng 1 trong 3 điều kiện trên. Bây giờ, chuyện gì xảy ra nếu bạn có quá nhiều nhiệm vụ phải làm nhưng không cảm thấy vui vẻ? Điều gì sẽ xảy ra nếu ông chủ của bạn không chấp nhận việc loại bỏ bất kỳ nhiệm vụ nào, ngay cả khi bạn không còn lí do nào để tiếp tục nó? Đôi khi chúng ta không thể nhận ra người khác được hưởng lợi như thế nào từ công việc của mình. Thực tế, bất kỳ việc gì chúng ta làm cũng có những ý nghĩa nhất định.
Đây là một quy tắc mà tôi tuân theo: Áp dụng thử nghiệm thụ hưởng. Hãy trung thực trả lời, có ai đọc báo cáo hàng tuần bạn gửi đi không, nó có thay đổi việc ra quyết định của họ không? Bạn có thể khảo sát những người thụ hưởng những thành quả của bạn để đánh giá tính hữu ích công việc của bạn. Bạn có thể nhận ra rằng, mọi người coi trọng công việc của bạn và tìm ra ý nghĩa mới trong việc hoàn thành nhiệm vụ.
Nếu bạn vẫn còn cảm thấy nhiệm vụ này không đáng để tiếp tục, hãy nói chuyện với sếp của bạn. Chia sẻ kết quả kiểm tra thụ hưởng của bạn. Cấp trên có thể thấy yêu cầu của bạn vô lý, nhưng trừ khi bạn sẵn sàng thay đổi công việc, bạn sẽ phải chấp nhận điều đó.
Sau khi hoàn thành việc đánh giá các nhiệm vụ, hãy bố trí những đầu việc còn lại để bạn có thể để ý đến chúng cùng 1 lúc. Những nhiệm vụ này có phản ánh về thể loại công việc bạn đang làm? Bạn có thể đặt tên và miêu tả công việc của bạn hay không? Nhóm các nhiệm vụ giúp bạn làm việc với niềm vui vào một.
Nếu sau khi dọn dẹp, bạn vẫn cảm thấy công việc mình đang làm không thể giúp bạn tới gần hơn với cuộc sống lý tưởng, thì tôi có một vài lời khuyên dành cho bạn để có thể làm mọi thứ tốt hơn:
Nếu bạn hài lòng với công việc của mình, hãy kiểm tra định kỳ để chắc chắn bạn đang tiếp tục đi đúng hướng để đạt được sự cân bằng cuộc sống - công việc lý tưởng. Đối với các nhiệm vụ mới, hãy quyết định rõ rằng, liệu chúng có đáng để làm hay không, trước khi chấp nhận chúng.
Bị sa thải chỉ bằng một tin nhắn, gọi 800 cuộc điện thoại không được phản hồi về bảo hiểm: Cơn ác mộng "thất nghiệp" ám ảnh hơn 22 triệu người Mỹ
Theo Báo dân sinh
Link bài gốc: "Dọn dẹp" công việc sau đại dịch theo cách của thánh nữ dọn nhà Marie Kondo: Tối giản nhiệm vụ, giúp thư giãn, thoải mái lại hiệu quả bất ngờ
Đây là một đoạn trích trong cuốn sách Joy at Work: Organizing Your Professional life (tạm dịch: Niềm vui trong công việc: Cách tổ chức một cuộc sống chuyên nghiệp) của Maria Kondo và Scott Sonenshien.
Marie Kondo: Ưu tiên các hoạt động giúp bạn cảm thấy vui vẻ
Hiện tại, tôi hài lòng với công việc của mình, nhưng tôi từng cảm thấy kiệt sức về cả thể chất và tinh thần. Đó là khoảng năm 2015, ngay khi tôi được vinh danh trong top 100 người có ảnh hưởng nhất của tạp chí Time. Tôi ngập đầu trong những lời mời sự kiện từ khắp nơi trên thế giới. Coi đó là một cơ hội tuyệt vời để chia sẻ phương pháp KonMari, tôi nhận lời nhiều nhất có thể. Nhưng cùng lúc đó, tôi mang thai đứa con đầu lòng, áp lực đè nặng lên tâm trí và cơ thể tôi. Đôi khi tôi không thể kiểm soát được cảm xúc và bật khóc khi có một mình lúc cuối ngày.
Cuối cùng, tôi nhận ra bản thân không thể hoàn thành mọi thứ theo cách đó, Tôi quyết định thay đổi cách làm việc.
Mục tiêu trong công việc của tôi là chia sẻ Phương pháp KonMari ra khắp thế giới và giúp càng nhiều người có thể "dọn dẹp" công việc và cuộc sống để có niềm vui càng tốt. Những tôi không thể dạy người khác cách để vui vẻ khi không trải nghiệm thực tế.
Thấu hiểu điều đó, tôi đã biến niềm vui, thoải mái thành một điều ưu tiên trong cuộc sống của mình, đặc biệt khi tôi bận rộn. Tôi cố tình sắp xếp thời gian cho những điều tôi thích thú hoặc muốn làm như ở cùng gia đình, cắm hoa trong nhà, thưởng thức một tách trà và thư giãn hay đi mát xa khi mệt mỏi.
Những điều này giúp tôi lấy lại cân bằng từ bên trong để có thể quay trở lại làm việc một cách sảng khoái và tràn đầy năng lượng tích cực. Trong thế giới hiện đại bận rộn của chúng ta, nhiều người ưu tiên cho công việc hơn cuộc sống cá nhân, như tôi đã từng làm. Nếu bạn cũng như vậy, lời khuyên của tôi là: Hãy dành ưu tiên hàng đầu cho sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.
Một lịch trình bận rộn, công việc quá tải sẽ khiến bạn kiệt sức. Bạn sẽ không cảm nhận được cảm hứng với những ý tưởng tuyệt vời, hoặc chỉ đạt được kết quả khi đã ở trạng thái mệt mỏi, kiệt sức. Ngay cả khi rất yêu thích công việc của mình, khi đó bạn cũng sẽ bắt đầu chán ghét nó và cảm thấy khó khăn để tiếp tục.
Bước đầu tiên là dành thời gian để đổi mới, lấy lại cảm hứng. Sau đó lên kế hoạch để sắp xếp lịch trình làm việc hiệu quả trong thời gian còn lại. Về lâu dài, nó sẽ giúp bạn có năng suất làm việc cao hơn, mà vẫn cảm thấy vui vẻ và thoải mái tâm trí.
Scott Sonenshein: Đánh giá nhiệm vụ khiến bạn cảm thấy hứng thú hơn
Những nhiệm vụ bạn phải làm cũng như một tấm gương, nó phản ánh những gì bạn hiện đang làm. Bạn cảm thấy thế nào khi nhìn vào gương? Tôi đã học được rằng, hầu hết mọi người nhìn thấy cơ hội đến gần hơn với cuộc sống lý tưởng, nhưng họ không đủ tự tin để thay đổi.
Đừng đánh giá thấp sự kiểm soát của bạn hay sức mạnh của những thay đổi nhỏ trong việc tận hưởng công việc hàng ngày của bạn. Sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ của mình, hãy xem xét lại từng đầu việc. Xem xét mỗi nhiệm vụ và tự hỏi:
- Nhiệm vụ có bắt buộc đối với tôi để giữ tinh thần trong công việc không?
- Nhiệm vụ này sẽ giúp bạn tạo ra một tương lại vui vẻ hơn, giúp phát triển kỹ năng hay tăng thu nhập hay không?
- Liệu nhiệm vụ này có góp phần tăng sự hài lòng trong công việc của bạn không?
Hãy dừng thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào không đáp ứng 1 trong 3 điều kiện trên. Bây giờ, chuyện gì xảy ra nếu bạn có quá nhiều nhiệm vụ phải làm nhưng không cảm thấy vui vẻ? Điều gì sẽ xảy ra nếu ông chủ của bạn không chấp nhận việc loại bỏ bất kỳ nhiệm vụ nào, ngay cả khi bạn không còn lí do nào để tiếp tục nó? Đôi khi chúng ta không thể nhận ra người khác được hưởng lợi như thế nào từ công việc của mình. Thực tế, bất kỳ việc gì chúng ta làm cũng có những ý nghĩa nhất định.
Đây là một quy tắc mà tôi tuân theo: Áp dụng thử nghiệm thụ hưởng. Hãy trung thực trả lời, có ai đọc báo cáo hàng tuần bạn gửi đi không, nó có thay đổi việc ra quyết định của họ không? Bạn có thể khảo sát những người thụ hưởng những thành quả của bạn để đánh giá tính hữu ích công việc của bạn. Bạn có thể nhận ra rằng, mọi người coi trọng công việc của bạn và tìm ra ý nghĩa mới trong việc hoàn thành nhiệm vụ.
Nếu bạn vẫn còn cảm thấy nhiệm vụ này không đáng để tiếp tục, hãy nói chuyện với sếp của bạn. Chia sẻ kết quả kiểm tra thụ hưởng của bạn. Cấp trên có thể thấy yêu cầu của bạn vô lý, nhưng trừ khi bạn sẵn sàng thay đổi công việc, bạn sẽ phải chấp nhận điều đó.
Sau khi hoàn thành việc đánh giá các nhiệm vụ, hãy bố trí những đầu việc còn lại để bạn có thể để ý đến chúng cùng 1 lúc. Những nhiệm vụ này có phản ánh về thể loại công việc bạn đang làm? Bạn có thể đặt tên và miêu tả công việc của bạn hay không? Nhóm các nhiệm vụ giúp bạn làm việc với niềm vui vào một.
Nếu sau khi dọn dẹp, bạn vẫn cảm thấy công việc mình đang làm không thể giúp bạn tới gần hơn với cuộc sống lý tưởng, thì tôi có một vài lời khuyên dành cho bạn để có thể làm mọi thứ tốt hơn:
Nếu bạn hài lòng với công việc của mình, hãy kiểm tra định kỳ để chắc chắn bạn đang tiếp tục đi đúng hướng để đạt được sự cân bằng cuộc sống - công việc lý tưởng. Đối với các nhiệm vụ mới, hãy quyết định rõ rằng, liệu chúng có đáng để làm hay không, trước khi chấp nhận chúng.
Bị sa thải chỉ bằng một tin nhắn, gọi 800 cuộc điện thoại không được phản hồi về bảo hiểm: Cơn ác mộng "thất nghiệp" ám ảnh hơn 22 triệu người Mỹ
Theo Báo dân sinh
Link bài gốc: "Dọn dẹp" công việc sau đại dịch theo cách của thánh nữ dọn nhà Marie Kondo: Tối giản nhiệm vụ, giúp thư giãn, thoải mái lại hiệu quả bất ngờ
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Hoa Len - Nghệ Thuật Thủ Công Tinh Tế Cho Người Yêu Hoa
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
"Dọn đường" đón nhà đầu tư chiến lược nước ngoài...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
9 loại thực phẩm "dọn sạch rác thối", ăn mỗi ngày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một cổ phiếu ngân hàng tăng 20% giữa 2 phiên đỏ lửa...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Dòng tiền của doanh nghiệp BĐS hiện nay cũng giống...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Dòng vốn vào vàng là dòng vốn chết"
- Thread starter lovesuju2711
- Ngày bắt đầu