Trong nửa đầu năm 2023, ngành ngân hàng đã phát hành lượng lớn cổ phiếu để trả cổ tức, thưởng cho cổ đông.
Mới đây, VIB đã chốt danh sách cổ đông vào ngày 23/6 để phát hành hơn 412,5 triệu cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 20%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 20 cổ phiếu mới.
Trong tháng 6, TPBank đã phát hành gần 620 triệu cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông, với tỷ lệ 39,19%. ACB cũng hoàn tất phát hành 506,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022 cho cổ đông với tỷ lệ 15% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 15 cổ phiếu mới), tăng vốn điều lệ thêm tương ứng 5.066 tỷ đồng.
Tương tự, SeABank cũng đã phát hành 295,2 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022, tỷ lệ xấp xỉ 14,47% và phát hành hơn 118,2 triệu cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 5,8%. Trong khi ABBank đã phát hành 94 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông vào cuối tháng 5.
Hồi tháng 2, Eximbank cũng đã phát hành gần 245,9 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông theo tỷ lệ 20%. Đây là lần đầu tiên trả cổ tức cho cổ đông của Eximbank trong gần 1 thập kỷ, kể từ năm 2014. Lần chia cổ tức gần đây nhất là 4% bằng tiền mặt cho năm 2013 và được thực hiện vào năm 2014.
Ngoài những ngân hàng nói trên, nhiều nhà băng khác cũng đã thông báo ngày chốt quyền chi trả cổ tức, cổ phiếu thưởng.
SHB vừa thông báo chốt danh sách cổ đông vào ngày 25/7 để chi trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 18%. Theo đó, ngân hàng này dự kiến phát hành hơn 552 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cổ đông hiện hữu với tỷ lệ phát hành là 18%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 18 cổ phiếu mới.
Nam A Bank mới đây cho biết sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 7/7 để phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Cụ thể, Nam A Bank sẽ phát hành thêm hơn 211,6 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 100:25, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 25 cổ phiếu mới. Số cổ phiếu lẻ phát sinh do làm tròn xuống (nếu có) sẽ được hủy bỏ.
Cuối tuần trước, Hội đồng quản trị HDBank cũng đã chấp thuận ngày 20/7 là đăng ký cuối cùng lập danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu. Theo đó, HDBank dự kiến phát hành hơn 377 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, với tỷ lệ 15%.
Bên cạnh các ngân hàng đã chia hoặc đã thông báo ngày chốt danh sách cổ đông, nhiều ngân hàng khác cũng mới được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận phương án tăng vốn thông qua phát hành hàng trăm triệu cổ phiếu trả cổ tức, thưởng.
Cụ thể, NHNN đã có văn bản chấp thuận việc Vietcombank tăng vốn điều lệ từ 47.325 tỷ đồng lên 55.891 tỷ đồng, theo phương án phát hành gần 856,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 18,1% (từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019, 2020) đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Mới đây, NHNN cũng đã cho phép OCB phát hành gần 685 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tương đương với tỷ lệ Sau phát hành, vốn điều lệ của ngân hàng tăng từ 13.699 tỷ đồng lên 20.548 tỷ đồng.
Đầu tháng 6, NHNN đã chấp thuận cho LPBank tăng vốn điều lệ thêm tối đa 11.385,3 tỷ đồng đã thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức, chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài và phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động để tăng vốn điều lệ. Trong đó, LPBank sẽ phát hành tối đã 328,5 triệu cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 19%.
Như vậy, tính từ đầu năm, ngành ngân hàng đã phát hành tổng cộng gần 1,7 tỷ cổ phiếu mới để trả cổ tức, cổ phiếu thưởng cho cổ đông. Trong khi số cổ phiếu chuẩn bị phát hành hiện lên tới hơn 3 tỷ đơn vị.
Năm 2023, NHNN không còn cấm các ngân hàng chia cổ tức bằng tiền mặt. Dù vậy chỉ có 6 ngân hàng thực hiện chia một phần cổ tức bằng tiền mặt, các nhà băng còn lại vẫn kiên định với chiến lược chia cổ tức toàn bộ bằng cổ phiếu, giữ lại lợi nhuận.
Nói lý do chọn không chia cổ tức tiền mặt, giữ lại lợi nhuận và phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, SHB giải thích việc này là để nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng tốt hơn các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, đầu tư cơ sở vật chất, số hóa, mở rộng quy mô cho vay và giữ chân nhân tài,... SeABank, OCB, và nhiều ngân hàng khác cũng có lý giải tương tự.
Về phía cổ đông, cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu đều được coi là thu nhập của nhà đầu tư. Theo quy định hiện hành, cổ tức bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu đều phải nộp 5% thuế thu nhập cá nhân. Đồng thời, giá cổ phiếu trên thị trường cũng sẽ bị điều chỉnh tương ứng với số cổ tức mà ngân hàng chi trả trên mỗi cổ phiếu.
Dù vậy, được nhận cổ tức vẫn là tin vui đối với các cổ đông. Bởi nó không chỉ thể hiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng mà còn là chất xúc tác tích cực hỗ trợ diễn biến giá cổ phiếu trên thị trường.
Đánh giá về xu hướng tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức, ông Phan Lê Thành Long, Tổng Giám đốc AFA Group cho biết, trong giai đoạn khó khăn những ngân hàng tăng được vốn sẽ có lợi, vì các đơn vị này sẽ có một bộ đệm để bao phủ rủi ro tốt hơn.
“Việc tăng vốn để củng cố bộ đệm dự phòng là điều rất bình thường. Với ngành ngân hàng - một lĩnh vực kinh doanh rủi ro, việc đảm bảo tương quan giữa vốn và tài sản chịu rủi ro lại càng quan trọng hơn. Thông thường, khi nền kinh tế khó khăn, lượng tài sản rủi ro tăng lên, xu hướng chung của các ngân hàng là sẽ tăng vốn để đảm bảo an toàn”, ông Thành Long đánh giá.
Link bài gốc: Dồn dập trả cổ tức, các ngân hàng "bơm" hàng tỷ cổ phiếu mới vào thị trường
Mới đây, VIB đã chốt danh sách cổ đông vào ngày 23/6 để phát hành hơn 412,5 triệu cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 20%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 20 cổ phiếu mới.
Trong tháng 6, TPBank đã phát hành gần 620 triệu cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông, với tỷ lệ 39,19%. ACB cũng hoàn tất phát hành 506,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022 cho cổ đông với tỷ lệ 15% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 15 cổ phiếu mới), tăng vốn điều lệ thêm tương ứng 5.066 tỷ đồng.
Tương tự, SeABank cũng đã phát hành 295,2 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022, tỷ lệ xấp xỉ 14,47% và phát hành hơn 118,2 triệu cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 5,8%. Trong khi ABBank đã phát hành 94 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông vào cuối tháng 5.
Hồi tháng 2, Eximbank cũng đã phát hành gần 245,9 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông theo tỷ lệ 20%. Đây là lần đầu tiên trả cổ tức cho cổ đông của Eximbank trong gần 1 thập kỷ, kể từ năm 2014. Lần chia cổ tức gần đây nhất là 4% bằng tiền mặt cho năm 2013 và được thực hiện vào năm 2014.
Ngoài những ngân hàng nói trên, nhiều nhà băng khác cũng đã thông báo ngày chốt quyền chi trả cổ tức, cổ phiếu thưởng.
SHB vừa thông báo chốt danh sách cổ đông vào ngày 25/7 để chi trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 18%. Theo đó, ngân hàng này dự kiến phát hành hơn 552 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cổ đông hiện hữu với tỷ lệ phát hành là 18%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 18 cổ phiếu mới.
Nam A Bank mới đây cho biết sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 7/7 để phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Cụ thể, Nam A Bank sẽ phát hành thêm hơn 211,6 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 100:25, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 25 cổ phiếu mới. Số cổ phiếu lẻ phát sinh do làm tròn xuống (nếu có) sẽ được hủy bỏ.
Cuối tuần trước, Hội đồng quản trị HDBank cũng đã chấp thuận ngày 20/7 là đăng ký cuối cùng lập danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu. Theo đó, HDBank dự kiến phát hành hơn 377 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, với tỷ lệ 15%.
Bên cạnh các ngân hàng đã chia hoặc đã thông báo ngày chốt danh sách cổ đông, nhiều ngân hàng khác cũng mới được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận phương án tăng vốn thông qua phát hành hàng trăm triệu cổ phiếu trả cổ tức, thưởng.
Cụ thể, NHNN đã có văn bản chấp thuận việc Vietcombank tăng vốn điều lệ từ 47.325 tỷ đồng lên 55.891 tỷ đồng, theo phương án phát hành gần 856,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 18,1% (từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019, 2020) đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Mới đây, NHNN cũng đã cho phép OCB phát hành gần 685 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tương đương với tỷ lệ Sau phát hành, vốn điều lệ của ngân hàng tăng từ 13.699 tỷ đồng lên 20.548 tỷ đồng.
Đầu tháng 6, NHNN đã chấp thuận cho LPBank tăng vốn điều lệ thêm tối đa 11.385,3 tỷ đồng đã thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức, chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài và phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động để tăng vốn điều lệ. Trong đó, LPBank sẽ phát hành tối đã 328,5 triệu cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 19%.
Như vậy, tính từ đầu năm, ngành ngân hàng đã phát hành tổng cộng gần 1,7 tỷ cổ phiếu mới để trả cổ tức, cổ phiếu thưởng cho cổ đông. Trong khi số cổ phiếu chuẩn bị phát hành hiện lên tới hơn 3 tỷ đơn vị.
Năm 2023, NHNN không còn cấm các ngân hàng chia cổ tức bằng tiền mặt. Dù vậy chỉ có 6 ngân hàng thực hiện chia một phần cổ tức bằng tiền mặt, các nhà băng còn lại vẫn kiên định với chiến lược chia cổ tức toàn bộ bằng cổ phiếu, giữ lại lợi nhuận.
Nói lý do chọn không chia cổ tức tiền mặt, giữ lại lợi nhuận và phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, SHB giải thích việc này là để nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng tốt hơn các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, đầu tư cơ sở vật chất, số hóa, mở rộng quy mô cho vay và giữ chân nhân tài,... SeABank, OCB, và nhiều ngân hàng khác cũng có lý giải tương tự.
Về phía cổ đông, cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu đều được coi là thu nhập của nhà đầu tư. Theo quy định hiện hành, cổ tức bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu đều phải nộp 5% thuế thu nhập cá nhân. Đồng thời, giá cổ phiếu trên thị trường cũng sẽ bị điều chỉnh tương ứng với số cổ tức mà ngân hàng chi trả trên mỗi cổ phiếu.
Dù vậy, được nhận cổ tức vẫn là tin vui đối với các cổ đông. Bởi nó không chỉ thể hiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng mà còn là chất xúc tác tích cực hỗ trợ diễn biến giá cổ phiếu trên thị trường.
Đánh giá về xu hướng tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức, ông Phan Lê Thành Long, Tổng Giám đốc AFA Group cho biết, trong giai đoạn khó khăn những ngân hàng tăng được vốn sẽ có lợi, vì các đơn vị này sẽ có một bộ đệm để bao phủ rủi ro tốt hơn.
“Việc tăng vốn để củng cố bộ đệm dự phòng là điều rất bình thường. Với ngành ngân hàng - một lĩnh vực kinh doanh rủi ro, việc đảm bảo tương quan giữa vốn và tài sản chịu rủi ro lại càng quan trọng hơn. Thông thường, khi nền kinh tế khó khăn, lượng tài sản rủi ro tăng lên, xu hướng chung của các ngân hàng là sẽ tăng vốn để đảm bảo an toàn”, ông Thành Long đánh giá.
Link bài gốc: Dồn dập trả cổ tức, các ngân hàng "bơm" hàng tỷ cổ phiếu mới vào thị trường
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
"Dọn đường" đón nhà đầu tư chiến lược nước ngoài...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Lãi suất giảm sâu, dòng tiền có chảy vào bất động sản?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Dòng tiền cuối năm sẽ đổ vào đâu?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Dòng sông kỳ lạ chuyển màu đỏ như máu mỗi khi mùa...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Xu hướng dòng tiền trước ngã rẽ
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Dòng tiền lớn rút khỏi BIDV, VietinBank và Vietcombank
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu