TIN MỚI
Tại tọa đàm “Nợ xấu trong đại dịch Covid-19 - Giải pháp hỗ trợ ngành ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp” do Báo Tiền Phong và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức sáng nay (23/6), các hiệp hội và ngân hàng đã thảo luận về tác động của đại dịch với doanh nghiệp và nhà băng, đặc biệt là vấn đề nợ xấu, lãi suất cho vay.
Bà Trịnh Thị Ngân – Trưởng ban Cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa TP.Hà Nội cho rằng, giai đoạn vừa qua, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa thực sự khó khăn. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 98%, đây là khối lượng doanh nghiệp lớn, bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 cực kỳ nặng nề.
Bà Ngân đánh giá cao việc lãi suất cho vay chưa bao giờ thấp như hiện nay. Tuy nhiên cơ hội vay phục hồi sản xuất kinh doanh của các DNVVN vẫn rất khó. Và doanh nghiệp sản xuất cũng khó bán ra được. Các doanh nghiệp như dệt may, da giày, hàng tiêu dùng,... bị ảnh hưởng tiêu thụ nội địa lẫn xuất khẩu.
"Ngoài ra, việc tiếp cận vốn đối với các doanh nghiệp nhỏ cũng rất khó khăn vì đòi hỏi tài sản thế chấp, trong khi họ chỉ có một số tài sản rất nhỏ, chỉ đi vay được khoản ban đầu, đã đọng vốn rồi thì giai đoạn vay tiếp theo sẽ rất khó", đại diện Hiệp hội DNVVN cho biết.
Bà Ngân đề nghị các ngân hàng có chính sách cho nợ dài hạn hơn để các doanh nghiệp có cơ hội phục hồi bởi ví dụ như ngành du lịch độ trễ phục hồi phải 1-2 năm, sang năm 2022 họ mới bắt đầu hồi lại được.
Đại diện ngân hàng, bà Nguyễn Thu Lan – Giám đốc cao cấp quản trị rủi ro, Ngân hàng TMCP Techcombank cho biết, tác động của Covid-19 tới ngân hàng mới chỉ nhận diện nguy cơ chứ chưa hiện hữu do thời gian qua ngân hàng có công cụ hỗ trợ là Thông tư 01 và Thông tư 03. "Đại dịch vẫn chưa kết thúc và ảnh hưởng nặng nề vẫn ở phía trước. Ngân hàng cũng rất lo lắng", bà cho biết.
Thời gian qua, tượng tự như các doanh nghiệp, ngân hàng cũng sẽ đối mặt với các khó khăn vì dịch bệnh. Tuy nhiên, Techcombank cũng có kinh nghiệm và phương pháp để khắc phục. Theo bà Lan, giai đoạn 2017-2020, Techcombank đã giải quyết được lượng nợ xấu lớn nên ngân hàng có tiềm lực. Trong danh mục của Techcombank, lượng khách hàng bị ảnh hưởng không nhiều, giúp ngân hàng có điền kiện hỗ trợ những doanh nghiệp khó khăn.
"Những khách hàng khó khăn tạm thời, chúng tôi giãn nợ, gia hạn nợ để họ có thời gian phục hồi và sau khi phục hồi, họ sẽ là những doanh nghiệp tốt có thể đồng hành lâu dài cùng ngân hàng", đại diện Techcombank chia sẻ.
Còn đối với những khách hàng khó có khả năng phục hồi, hoặc chỉ phục hồi một phần, ngân hàng sẽ cùng với khách hàng tìm ra giải pháp, có thể động viên doanh nghiệp nên cắt lỗ sớm để hạn chế chi phí, giảm gánh nặng về lãi phát sinh. "Giãn hay giảm thì nợ vẫn phải trả, nên nếu không có khả năng phục hồi thì nên cắt lỗ sớm, giảm gánh nặng trả lãi".
Ngoài 2 nhóm khách hàng trên, ngân hàng cho biết cũng gặp phải một số khách hàng chây ì, mượn cớ Covid để không trả nợ, không hợp tác trao đổi với ngân hàng.
Đại diện Techcombank cũng chia sẻ: "Chúng tôi đã giảm lãi suất cho vay về mức rất thấp, lãi suất cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay còn thấp hơn cả lãi suất mà Techcombank cho cán bộ nhân viên lâu năm vay". Ngân hàng cũng đã nghiên cứu giảm các chi phí hoạt động để có điền kiện giảm lãi suất, đưa ra các sản phẩm mới, các chương trình cho vay mới như cho vay tín chấp đến 5 tỷ đồng.
Một điểm đáng chú ý, là ngân hàng hiện đang chịu thêm các sức ép khác, đó là một số khách hàng tận dụng sự phát triển của mạng xã hội để gây sức ép cho ngân hàng, đưa thông tin một chiều, sai sự thật khiến dư luận nhìn nhận không khách quan, thiếu sự đồng cảm chia sẻ với những khó khăn của công tác xử lý thu hồi nợ xấu. Một số thông tin sai lệch này ảnh hưởng không tốt đến uy tín, gây tổn thương cho hình ảnh thương hiệu. Điều này, khiến công tác thu hồi nợ xấu đã khó càng khó hơn.
"Ngân hàng là tổ chức lớn và hoạt động chịu sự quản lý rất chặt chẽ bởi pháp luật. Chúng tôi luôn đề cao tinh thần tuân thủ pháp luật, ủng hộ chính sách của Nhà nước. Trong quá trình xử lý nợ, chúng tôi cam kết tuân thủ pháp luật và sẵn sàng chia sẻ thông tin tới các cơ quan quản lý và truyền thông để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình", bà Lan cho biết.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: Doanh nghiệp xin giãn nợ ngân hàng, người thực sự khó khăn, người mượn cớ Covid-19 để chây ì trả nợ
Tại tọa đàm “Nợ xấu trong đại dịch Covid-19 - Giải pháp hỗ trợ ngành ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp” do Báo Tiền Phong và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức sáng nay (23/6), các hiệp hội và ngân hàng đã thảo luận về tác động của đại dịch với doanh nghiệp và nhà băng, đặc biệt là vấn đề nợ xấu, lãi suất cho vay.
Bà Trịnh Thị Ngân – Trưởng ban Cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa TP.Hà Nội cho rằng, giai đoạn vừa qua, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa thực sự khó khăn. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 98%, đây là khối lượng doanh nghiệp lớn, bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 cực kỳ nặng nề.
Bà Ngân đánh giá cao việc lãi suất cho vay chưa bao giờ thấp như hiện nay. Tuy nhiên cơ hội vay phục hồi sản xuất kinh doanh của các DNVVN vẫn rất khó. Và doanh nghiệp sản xuất cũng khó bán ra được. Các doanh nghiệp như dệt may, da giày, hàng tiêu dùng,... bị ảnh hưởng tiêu thụ nội địa lẫn xuất khẩu.
"Ngoài ra, việc tiếp cận vốn đối với các doanh nghiệp nhỏ cũng rất khó khăn vì đòi hỏi tài sản thế chấp, trong khi họ chỉ có một số tài sản rất nhỏ, chỉ đi vay được khoản ban đầu, đã đọng vốn rồi thì giai đoạn vay tiếp theo sẽ rất khó", đại diện Hiệp hội DNVVN cho biết.
Bà Ngân đề nghị các ngân hàng có chính sách cho nợ dài hạn hơn để các doanh nghiệp có cơ hội phục hồi bởi ví dụ như ngành du lịch độ trễ phục hồi phải 1-2 năm, sang năm 2022 họ mới bắt đầu hồi lại được.
Đại diện ngân hàng, bà Nguyễn Thu Lan – Giám đốc cao cấp quản trị rủi ro, Ngân hàng TMCP Techcombank cho biết, tác động của Covid-19 tới ngân hàng mới chỉ nhận diện nguy cơ chứ chưa hiện hữu do thời gian qua ngân hàng có công cụ hỗ trợ là Thông tư 01 và Thông tư 03. "Đại dịch vẫn chưa kết thúc và ảnh hưởng nặng nề vẫn ở phía trước. Ngân hàng cũng rất lo lắng", bà cho biết.
Thời gian qua, tượng tự như các doanh nghiệp, ngân hàng cũng sẽ đối mặt với các khó khăn vì dịch bệnh. Tuy nhiên, Techcombank cũng có kinh nghiệm và phương pháp để khắc phục. Theo bà Lan, giai đoạn 2017-2020, Techcombank đã giải quyết được lượng nợ xấu lớn nên ngân hàng có tiềm lực. Trong danh mục của Techcombank, lượng khách hàng bị ảnh hưởng không nhiều, giúp ngân hàng có điền kiện hỗ trợ những doanh nghiệp khó khăn.
"Những khách hàng khó khăn tạm thời, chúng tôi giãn nợ, gia hạn nợ để họ có thời gian phục hồi và sau khi phục hồi, họ sẽ là những doanh nghiệp tốt có thể đồng hành lâu dài cùng ngân hàng", đại diện Techcombank chia sẻ.
Còn đối với những khách hàng khó có khả năng phục hồi, hoặc chỉ phục hồi một phần, ngân hàng sẽ cùng với khách hàng tìm ra giải pháp, có thể động viên doanh nghiệp nên cắt lỗ sớm để hạn chế chi phí, giảm gánh nặng về lãi phát sinh. "Giãn hay giảm thì nợ vẫn phải trả, nên nếu không có khả năng phục hồi thì nên cắt lỗ sớm, giảm gánh nặng trả lãi".
Ngoài 2 nhóm khách hàng trên, ngân hàng cho biết cũng gặp phải một số khách hàng chây ì, mượn cớ Covid để không trả nợ, không hợp tác trao đổi với ngân hàng.
Đại diện Techcombank cũng chia sẻ: "Chúng tôi đã giảm lãi suất cho vay về mức rất thấp, lãi suất cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay còn thấp hơn cả lãi suất mà Techcombank cho cán bộ nhân viên lâu năm vay". Ngân hàng cũng đã nghiên cứu giảm các chi phí hoạt động để có điền kiện giảm lãi suất, đưa ra các sản phẩm mới, các chương trình cho vay mới như cho vay tín chấp đến 5 tỷ đồng.
Một điểm đáng chú ý, là ngân hàng hiện đang chịu thêm các sức ép khác, đó là một số khách hàng tận dụng sự phát triển của mạng xã hội để gây sức ép cho ngân hàng, đưa thông tin một chiều, sai sự thật khiến dư luận nhìn nhận không khách quan, thiếu sự đồng cảm chia sẻ với những khó khăn của công tác xử lý thu hồi nợ xấu. Một số thông tin sai lệch này ảnh hưởng không tốt đến uy tín, gây tổn thương cho hình ảnh thương hiệu. Điều này, khiến công tác thu hồi nợ xấu đã khó càng khó hơn.
"Ngân hàng là tổ chức lớn và hoạt động chịu sự quản lý rất chặt chẽ bởi pháp luật. Chúng tôi luôn đề cao tinh thần tuân thủ pháp luật, ủng hộ chính sách của Nhà nước. Trong quá trình xử lý nợ, chúng tôi cam kết tuân thủ pháp luật và sẵn sàng chia sẻ thông tin tới các cơ quan quản lý và truyền thông để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình", bà Lan cho biết.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: Doanh nghiệp xin giãn nợ ngân hàng, người thực sự khó khăn, người mượn cớ Covid-19 để chây ì trả nợ
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Chiến Lược Kinh Doanh Dịp Cận Tết: Bí Quyết Tăng...
- Thread starter nguyenlap.mkt
- Ngày bắt đầu
Phần Mềm Nhắn Tin Facebook Tự Động - Giải Pháp Tối...
- Thread starter nguyenquanmkt
- Ngày bắt đầu
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng vẫn “khó gặp...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người dân, doanh nghiệp chú ý: Nhiều quy định mới...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc hợp đồng mua bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu