TIN MỚI
Ngân hàng Nhà nước vừa cập nhật số liệu về tổng phương tiện thanh toán và Tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng trong 2 tháng đầu năm 2020.
Cụ thể, tổng phương tiện thanh toán (chưa loại các khoản phát hành giấy tờ có giá do các TCTD khác trong nước mua) tăng 0,94%, đạt hơn 10,67 triệu tỷ đồng.
Tổng tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng cuối tháng 2/2020 đạt gần 8,79 triệu tỷ đồng, giảm khoảng 3.000 tỷ so với cuối năm 2019.
Đáng chú ý, tiền gửi các các tổ chức kinh tế tại các TCTD sụt giảm mạnh tới 4,84% xuống còn 3,77 triệu tỷ đồng. Trong khi đó, tiền gửi của dân cư vẫn tăng 3,91% lên hơn 5 triệu tỷ đồng.
Huy động tiền gửi bắt đầu tăng trở lại trong tháng 3 khi theo dữ liệu của Tổng cục thống kê, đến ngày 20/3, tổng phương tiện thanh toán tăng 1,55% so với cuối năm 2019 còn huy động vốn tăng 0,51%.
Việc các doanh nghiệp rút mạnh tiền gửi khỏi hệ thống ngân hàng trong 1-2 tháng đầu năm là chuyện không hiếm thấy. Trong 2 tháng đầu năm 2019, tiền gửi của các doanh nghiệp tại các TCTD giảm 2,87% tương đương với gần 96.000 tỷ đồng. Trong khi đó, tiền gửi của các TCKT tại các TCTD trong 2 tháng đầu năm 2020 giảm 4,84% tương đương với giảm hơn 190.000 tỷ đồng, tức gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi huy động sụt giảm 2 tháng đầu năm thì tín dụng cũng tăng rất chậm, chỉ tăng 0,17% lên hơn 8,2 triệu tỷ đồng.
Trong đó, tín dụng lĩnh vực thương mại sụt giảm mạnh nhất (giảm 0,9%), và lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản cũng giảm nhẹ 0,09%.
Tương tự huy động vốn, tín dụng cũng bất đầu bật tăng trở lại từ tháng 3. Theo NHNN, tín dụng đến ngày 31/3 đạt hơn 8,3 triệu tỷ, tăng 1,3% so với cuối năm 2019. Tuy nhiên, mức tăng này thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2019 (3,19%).
Theo NHNN, mặc dù các TCTD đã đưa ra nhiều chương trình cho vay lãi suất ưu đãi (giảm 2-2,5%) có quy mô lớn nhưng nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của khách hàng có xu hướng giảm dẫn đến việc rút vốn của khách hàng còn hạn chế.
Có thể thấy, dịch Covid-19 đang ảnh hưởng mạnh tới việc gửi tiền, nhu cầu vay tiền và trả nợ của các doanh nghiệp. Theo đánh giá sơ bộ của NHNN, đến nay, dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng bởi Covid-19 là khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống, tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động ngân hàng.
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Doanh nghiệp rút mạnh tiền gửi tại ngân hàng trong 2 tháng đầu năm
Ngân hàng Nhà nước vừa cập nhật số liệu về tổng phương tiện thanh toán và Tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng trong 2 tháng đầu năm 2020.
Cụ thể, tổng phương tiện thanh toán (chưa loại các khoản phát hành giấy tờ có giá do các TCTD khác trong nước mua) tăng 0,94%, đạt hơn 10,67 triệu tỷ đồng.
Tổng tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng cuối tháng 2/2020 đạt gần 8,79 triệu tỷ đồng, giảm khoảng 3.000 tỷ so với cuối năm 2019.
Đáng chú ý, tiền gửi các các tổ chức kinh tế tại các TCTD sụt giảm mạnh tới 4,84% xuống còn 3,77 triệu tỷ đồng. Trong khi đó, tiền gửi của dân cư vẫn tăng 3,91% lên hơn 5 triệu tỷ đồng.
Huy động tiền gửi bắt đầu tăng trở lại trong tháng 3 khi theo dữ liệu của Tổng cục thống kê, đến ngày 20/3, tổng phương tiện thanh toán tăng 1,55% so với cuối năm 2019 còn huy động vốn tăng 0,51%.
Việc các doanh nghiệp rút mạnh tiền gửi khỏi hệ thống ngân hàng trong 1-2 tháng đầu năm là chuyện không hiếm thấy. Trong 2 tháng đầu năm 2019, tiền gửi của các doanh nghiệp tại các TCTD giảm 2,87% tương đương với gần 96.000 tỷ đồng. Trong khi đó, tiền gửi của các TCKT tại các TCTD trong 2 tháng đầu năm 2020 giảm 4,84% tương đương với giảm hơn 190.000 tỷ đồng, tức gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi huy động sụt giảm 2 tháng đầu năm thì tín dụng cũng tăng rất chậm, chỉ tăng 0,17% lên hơn 8,2 triệu tỷ đồng.
Trong đó, tín dụng lĩnh vực thương mại sụt giảm mạnh nhất (giảm 0,9%), và lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản cũng giảm nhẹ 0,09%.
Tương tự huy động vốn, tín dụng cũng bất đầu bật tăng trở lại từ tháng 3. Theo NHNN, tín dụng đến ngày 31/3 đạt hơn 8,3 triệu tỷ, tăng 1,3% so với cuối năm 2019. Tuy nhiên, mức tăng này thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2019 (3,19%).
Theo NHNN, mặc dù các TCTD đã đưa ra nhiều chương trình cho vay lãi suất ưu đãi (giảm 2-2,5%) có quy mô lớn nhưng nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của khách hàng có xu hướng giảm dẫn đến việc rút vốn của khách hàng còn hạn chế.
Có thể thấy, dịch Covid-19 đang ảnh hưởng mạnh tới việc gửi tiền, nhu cầu vay tiền và trả nợ của các doanh nghiệp. Theo đánh giá sơ bộ của NHNN, đến nay, dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng bởi Covid-19 là khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống, tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động ngân hàng.
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Doanh nghiệp rút mạnh tiền gửi tại ngân hàng trong 2 tháng đầu năm
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng vẫn “khó gặp...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người dân, doanh nghiệp chú ý: Nhiều quy định mới...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc hợp đồng mua bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Doanh nhân 92 tuổi vẫn khỏe mạnh, tiết lộ “lịch...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vị doanh nhân giàu nhất lịch sử nhân loại tiết lộ 7...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu