Trong bối cảnh thị trường bất động sản trầm lắng, không ít các chủ đầu tư trong ngành đang gồng mình, chật vật xoay sở nhưng vẫn chưa tìm được hướng giải quyết các khó khăn đè nén. Trái lại, các doanh nghiệp ngoài ngành trong thời gian này lại bất ngờ tham gia vào thị trường bất động sản.
Cụ thể, cuối tháng 3/2023, UBND tỉnh Bình Định đã có quyết định chấp thuận CTCP Xây lắp Công nghiệp Bình Định là chủ đầu tư Dự án Nhà ở xã hội chung cư Phú Tài Lộc, có tổng vốn đầu tư 358 tỷ đồng. Dự án được xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ trên khu đất có diện tích khoảng 4.711 m2, địa điểm thực hiện tai tổ 5, khu vực 7, phường Trần Quang Diệu, TP. Quy Nhơn
Trong đó, các hạng mục xây dựng bao gồm: nhà ở xã hội (273 căn); nhà ở thương mại (13 căn); sân, đường, cây xanh cảnh quan và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật…
Về chủ đầu tư CTCP Xây lắp Công nghiệp Bình Định được thành lập vào 30/10/2000, do ông Đỗ Phong Thu là người đại diện pháp luật. Doanh nghiệp này hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, cụ thể xây dựng đường dây tải điện, trạm biến áp, điện dân dụng, công trình thủy lợi, thủy điện nhỏ, cấp thoát nước, công trình kỹ thuật hạ tầng,...
Tháng 6 vừa qua, CTCP Ống thép Việt - Đức VG Pipe (Thép Việt Đức; mã chứng khoán: VGS) đã công bố báo cáo liên quan đến dự án Khu đô thị Việt Đức Legend City tại xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Đơn vị tư vấn lập báo cáo là CTCP Dịch vụ và Phát triển Trường Thành.
Được biết, Khu đô thị Việt Đức Legend City được phê duyệt quy hoạch chi tiết và cho phép đầu tư vào năm 2011 với quy mô khoảng 62,2 ha, dân số dự kiến 8.200 người. Năm 2012, Thép Việt Đức được chọn là nhà đầu tư thực hiện Khu đô thị mới tại thị trấn Đạo Đức (tên pháp lý dự án).
Sau lần điều chỉnh quy hoạch gần nhất, Việt Đức Legend City có diện tích 62,08 ha. Tổng mức đầu tư của dự án này là 6.269 tỷ đồng. Về cơ cấu sản phẩm, toàn dự án sẽ có 382 căn nhà liền kề; 404 căn biệt thự; 352 căn chung cư thương mại và 952 căn chung cư nhà ở xã hội.
Thép Việt Đức được thành lập từ năm 2002, lấy trụ sở chính tại KCN Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Doanh nghiệp niêm yết trên HNX từ năm 2008. Hiện nay Việt Đức là một trong những doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất cả nước với nhà máy 25 ha tại KCN Bình Xuyên.
Trong mảng bất động sản, Thép Việt Đức đang đầu tư vào 3 dự án. Bên cạnh dự án lớn nhất là Việt Đức Legend City, doanh nghiệp còn sở hữu tòa nhà văn phòng cho thuê và căn hộ Vietduc Financial Building tại TP Vĩnh Yên; Tòa nhà văn phòng và trung tâm thương mại tại Mê Linh.
Ảnh minh họa.
Tiếp đến, đầu tháng 7/2023, CTCP Đầu tư Phát triển ST8 (mã chứng khoán: ST8) vừa thông báo đã thông qua chủ trương đầu tư dự án Trầm Hương Resorts. Theo đó, HĐQT công ty đồng thuận việc đặt cọc cho ông Lê Thanh Huy nhằm mục đích tạo quỹ đất thực hiện dự án.
Theo bản thuyết minh ý tưởng dự án của ST8, Dự án Trầm Hương Resorts có địa điểm tại thôn Ba Dùi, xã Khánh Bình, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Dự án có tổng quy mô diện tích đất 4,53ha.
Dự án được quy hoạch với quy mô 375 khách tham quan/ngày, với 25 căn villa, 47 căn shophouse, 99 phòng condotel và 272 phòng khách sạn. Tổng chi phí đầu tư xây dựng dự án ước tính khoảng 1.970 tỷ đồng. Xét về lĩnh vực kinh doanh Bất động sản thì ST8 là cái tên mới lạ trên thị trường. Trầm Hương Resorts cũng là dự án Bất động sản đầu tay của công ty này.
Được biết, CTCP Đầu tư Phát triển ST8 có tên cũ là CTCP Siêu Thanh, được thành lập vào năm 1994 tại TP. HCM với vốn điều lệ ban đầu 300 triệu đồng. Ban đầu, doanh nghiệp này có ngành chính là phân phối các thiết bị văn phòng như máy in, máy photocopy, máy fax, máy chiếu...
Đến năm 1996, Siêu Thanh trở thành nhà phân phối chính thức của hãng Ricoh - thương hiệu thiết bị văn phòng hàng đầu Nhật Bản. Đến tháng 12/2007, công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE).
Thực tế, việc doanh nghiệp ngoài ngành tay ngang làm bất động sản không phải mới xuất hiện trên thị trường. Trước đó, nhiều doanh nghiệp có tiếng như CTCP Tập đoàn Hòa Phát, CTCP Xây dựng Coteccons, CTCP Halcom Việt Nam, Tập đoàn Thành Nam, Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công,...cũng lấn sân sang mảnh đất màu mỡ này.
Mặc dù hiện nay thị trường bất động sản đang diễn biến trầm lắng, còn nhiều khó khăn song bất động sản vẫn được đánh giá là ngành có nhiều tiềm năng, nhất là với các nước có tốc độ đô thị hóa cao như Việt Nam.
Link bài gốc: Doanh nghiệp “ngoại đạo” bất ngờ lấn sân sang bất động sản giữa bối cảnh thị trường trầm lắng
Cụ thể, cuối tháng 3/2023, UBND tỉnh Bình Định đã có quyết định chấp thuận CTCP Xây lắp Công nghiệp Bình Định là chủ đầu tư Dự án Nhà ở xã hội chung cư Phú Tài Lộc, có tổng vốn đầu tư 358 tỷ đồng. Dự án được xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ trên khu đất có diện tích khoảng 4.711 m2, địa điểm thực hiện tai tổ 5, khu vực 7, phường Trần Quang Diệu, TP. Quy Nhơn
Trong đó, các hạng mục xây dựng bao gồm: nhà ở xã hội (273 căn); nhà ở thương mại (13 căn); sân, đường, cây xanh cảnh quan và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật…
Về chủ đầu tư CTCP Xây lắp Công nghiệp Bình Định được thành lập vào 30/10/2000, do ông Đỗ Phong Thu là người đại diện pháp luật. Doanh nghiệp này hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, cụ thể xây dựng đường dây tải điện, trạm biến áp, điện dân dụng, công trình thủy lợi, thủy điện nhỏ, cấp thoát nước, công trình kỹ thuật hạ tầng,...
Tháng 6 vừa qua, CTCP Ống thép Việt - Đức VG Pipe (Thép Việt Đức; mã chứng khoán: VGS) đã công bố báo cáo liên quan đến dự án Khu đô thị Việt Đức Legend City tại xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Đơn vị tư vấn lập báo cáo là CTCP Dịch vụ và Phát triển Trường Thành.
Được biết, Khu đô thị Việt Đức Legend City được phê duyệt quy hoạch chi tiết và cho phép đầu tư vào năm 2011 với quy mô khoảng 62,2 ha, dân số dự kiến 8.200 người. Năm 2012, Thép Việt Đức được chọn là nhà đầu tư thực hiện Khu đô thị mới tại thị trấn Đạo Đức (tên pháp lý dự án).
Sau lần điều chỉnh quy hoạch gần nhất, Việt Đức Legend City có diện tích 62,08 ha. Tổng mức đầu tư của dự án này là 6.269 tỷ đồng. Về cơ cấu sản phẩm, toàn dự án sẽ có 382 căn nhà liền kề; 404 căn biệt thự; 352 căn chung cư thương mại và 952 căn chung cư nhà ở xã hội.
Thép Việt Đức được thành lập từ năm 2002, lấy trụ sở chính tại KCN Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Doanh nghiệp niêm yết trên HNX từ năm 2008. Hiện nay Việt Đức là một trong những doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất cả nước với nhà máy 25 ha tại KCN Bình Xuyên.
Trong mảng bất động sản, Thép Việt Đức đang đầu tư vào 3 dự án. Bên cạnh dự án lớn nhất là Việt Đức Legend City, doanh nghiệp còn sở hữu tòa nhà văn phòng cho thuê và căn hộ Vietduc Financial Building tại TP Vĩnh Yên; Tòa nhà văn phòng và trung tâm thương mại tại Mê Linh.
Ảnh minh họa.
Tiếp đến, đầu tháng 7/2023, CTCP Đầu tư Phát triển ST8 (mã chứng khoán: ST8) vừa thông báo đã thông qua chủ trương đầu tư dự án Trầm Hương Resorts. Theo đó, HĐQT công ty đồng thuận việc đặt cọc cho ông Lê Thanh Huy nhằm mục đích tạo quỹ đất thực hiện dự án.
Theo bản thuyết minh ý tưởng dự án của ST8, Dự án Trầm Hương Resorts có địa điểm tại thôn Ba Dùi, xã Khánh Bình, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Dự án có tổng quy mô diện tích đất 4,53ha.
Dự án được quy hoạch với quy mô 375 khách tham quan/ngày, với 25 căn villa, 47 căn shophouse, 99 phòng condotel và 272 phòng khách sạn. Tổng chi phí đầu tư xây dựng dự án ước tính khoảng 1.970 tỷ đồng. Xét về lĩnh vực kinh doanh Bất động sản thì ST8 là cái tên mới lạ trên thị trường. Trầm Hương Resorts cũng là dự án Bất động sản đầu tay của công ty này.
Được biết, CTCP Đầu tư Phát triển ST8 có tên cũ là CTCP Siêu Thanh, được thành lập vào năm 1994 tại TP. HCM với vốn điều lệ ban đầu 300 triệu đồng. Ban đầu, doanh nghiệp này có ngành chính là phân phối các thiết bị văn phòng như máy in, máy photocopy, máy fax, máy chiếu...
Đến năm 1996, Siêu Thanh trở thành nhà phân phối chính thức của hãng Ricoh - thương hiệu thiết bị văn phòng hàng đầu Nhật Bản. Đến tháng 12/2007, công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE).
Thực tế, việc doanh nghiệp ngoài ngành tay ngang làm bất động sản không phải mới xuất hiện trên thị trường. Trước đó, nhiều doanh nghiệp có tiếng như CTCP Tập đoàn Hòa Phát, CTCP Xây dựng Coteccons, CTCP Halcom Việt Nam, Tập đoàn Thành Nam, Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công,...cũng lấn sân sang mảnh đất màu mỡ này.
Mặc dù hiện nay thị trường bất động sản đang diễn biến trầm lắng, còn nhiều khó khăn song bất động sản vẫn được đánh giá là ngành có nhiều tiềm năng, nhất là với các nước có tốc độ đô thị hóa cao như Việt Nam.
Link bài gốc: Doanh nghiệp “ngoại đạo” bất ngờ lấn sân sang bất động sản giữa bối cảnh thị trường trầm lắng
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Chiến Lược Kinh Doanh Dịp Cận Tết: Bí Quyết Tăng...
- Thread starter nguyenlap.mkt
- Ngày bắt đầu
Phần Mềm Nhắn Tin Facebook Tự Động - Giải Pháp Tối...
- Thread starter nguyenquanmkt
- Ngày bắt đầu
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng vẫn “khó gặp...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người dân, doanh nghiệp chú ý: Nhiều quy định mới...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc hợp đồng mua bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu