Tại tọa đàm “Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Vấn đề và khuyến nghị” do Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) tổ chức, ông Lê Long Giang, Chủ tịch VFCA đánh giá, trái phiếu là kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả đối với các doanh nghiệp. Đây cũng là kênh đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư, nguồn lực dồi dào cho phát triển kinh tế quốc gia mà không gây áp lực đến bội chi ngân sách nhà nước.....
Theo thống kê, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp lưu hành cuối năm 2021 đạt khoảng 1,4 triệu tỷ đồng (tương đương tốc độ tăng trưởng bình quân 46%/năm trong giai đoạn từ 2017-2021). Năm 2021, quy mô thị trường trái phiếu doanh đạt 16,6% GDP, với cơ cấu trái phiếu doanh nghiệp theo ngành: bất động sản là 318.200 tỷ, chiếm 44%, NHTM 226.400 tỷ, chiếm 31,3%, năng lượng khoáng sản, định chế tài chính phi ngân hàng, (chủ yếu là các công ty chứng khoán) và nhóm doanh nghiệp phát triển hạ tầng là 28.932 tỷ, chiếm 4%, còn lại 21% thuộc các ngành khác. Điều này đã tạo động lực cho các doanh nghiệp phát triển.
Khẳng định thị trường trái phiếu có tăng trưởng mạnh mẽ, song vị lãnh đạo VFCA cho biết, thực tế đã bộc lộ những bất cập về hành lang pháp lý về quản lý thị trường trái phiếu doanh nghiệp và các tác động tiêu cực của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đến các bên có liên quan thời gian qua.
Trước rủi ro từ tăng trưởng nóng của thị trường trái phiếu, trong những năm gần đây, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã liên tiếp phát đi thông điệp cảnh báo; đồng thời triển khai những hành động quyết liệt để thị trường tiềm năng này phát triển ổn định, an toàn, hiệu quả.
Cụ thể, cuối năm 2019, Bộ Tài chính đã kịp thời phát đi những cảnh báo đầu tiên. Trong năm 2020 và năm 2021, Bộ Tài chính đã liên tiếp gia tăng tần suất và cường độ cảnh báo rủi ro khi thị trường này tăng mạnh.
Song, một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu sai phạm ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Điển hình một số vụ phát hành trái phiếu doanh nghiệp của các Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát,… sai phạm đã và đang bị xử lý đã dẫn đến tâm lý lo lắng và đua nhau rút tiền của các nhà đầu tư, khiến doanh nghiệp đi vay gặp khó khăn.
Chủ tịch VFCA cho biết, qua nhiều biến động, lượng phát hành trái phiếu sau quý III giảm cả số đợt phát hành lẫn quy mô. Tháng 10 hoàn toàn vắng bóng 2 nhóm phát hành chủ lực là bất động sản và tổ chức tín dụng và chỉ ghi nhận một đợt phát hành riêng lẻ nội địa. Điểm nghẽn rõ nhất hiện tại của nền kinh tế là tính thanh khoản yếu và doanh nghiệp cạn tiền. Nghẽn dòng tiền, không tiếp cận được vốn là trạng thái chung của rất nhiều doanh nghiệp. Chính phủ và các bộ ngành liên quan đang hàng ngày, hàng giờ tập trung tháo gỡ điểm nghẽn này.
Link bài gốc: Doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu sụt giảm mạnh
Theo thống kê, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp lưu hành cuối năm 2021 đạt khoảng 1,4 triệu tỷ đồng (tương đương tốc độ tăng trưởng bình quân 46%/năm trong giai đoạn từ 2017-2021). Năm 2021, quy mô thị trường trái phiếu doanh đạt 16,6% GDP, với cơ cấu trái phiếu doanh nghiệp theo ngành: bất động sản là 318.200 tỷ, chiếm 44%, NHTM 226.400 tỷ, chiếm 31,3%, năng lượng khoáng sản, định chế tài chính phi ngân hàng, (chủ yếu là các công ty chứng khoán) và nhóm doanh nghiệp phát triển hạ tầng là 28.932 tỷ, chiếm 4%, còn lại 21% thuộc các ngành khác. Điều này đã tạo động lực cho các doanh nghiệp phát triển.
Khẳng định thị trường trái phiếu có tăng trưởng mạnh mẽ, song vị lãnh đạo VFCA cho biết, thực tế đã bộc lộ những bất cập về hành lang pháp lý về quản lý thị trường trái phiếu doanh nghiệp và các tác động tiêu cực của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đến các bên có liên quan thời gian qua.
Trước rủi ro từ tăng trưởng nóng của thị trường trái phiếu, trong những năm gần đây, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã liên tiếp phát đi thông điệp cảnh báo; đồng thời triển khai những hành động quyết liệt để thị trường tiềm năng này phát triển ổn định, an toàn, hiệu quả.
Cụ thể, cuối năm 2019, Bộ Tài chính đã kịp thời phát đi những cảnh báo đầu tiên. Trong năm 2020 và năm 2021, Bộ Tài chính đã liên tiếp gia tăng tần suất và cường độ cảnh báo rủi ro khi thị trường này tăng mạnh.
Song, một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu sai phạm ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Điển hình một số vụ phát hành trái phiếu doanh nghiệp của các Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát,… sai phạm đã và đang bị xử lý đã dẫn đến tâm lý lo lắng và đua nhau rút tiền của các nhà đầu tư, khiến doanh nghiệp đi vay gặp khó khăn.
Chủ tịch VFCA cho biết, qua nhiều biến động, lượng phát hành trái phiếu sau quý III giảm cả số đợt phát hành lẫn quy mô. Tháng 10 hoàn toàn vắng bóng 2 nhóm phát hành chủ lực là bất động sản và tổ chức tín dụng và chỉ ghi nhận một đợt phát hành riêng lẻ nội địa. Điểm nghẽn rõ nhất hiện tại của nền kinh tế là tính thanh khoản yếu và doanh nghiệp cạn tiền. Nghẽn dòng tiền, không tiếp cận được vốn là trạng thái chung của rất nhiều doanh nghiệp. Chính phủ và các bộ ngành liên quan đang hàng ngày, hàng giờ tập trung tháo gỡ điểm nghẽn này.
Link bài gốc: Doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu sụt giảm mạnh
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng vẫn “khó gặp...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người dân, doanh nghiệp chú ý: Nhiều quy định mới...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc hợp đồng mua bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Doanh nhân 92 tuổi vẫn khỏe mạnh, tiết lộ “lịch...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vị doanh nhân giàu nhất lịch sử nhân loại tiết lộ 7...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu