TIN MỚI
Báo cáo thường niên năm 2019 của Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) cho biết, năm 2019, Cục đã tiếp nhận và giải quyết 568 đơn khiếu nại của người tiêu dùng, có một số vụ việc có phạm vi ảnh hưởng tới số đông người tiêu dùng hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật như thu nợ nhầm kèm đe dọa, quấy rối. Các bên liên quan là ngân hàng, công ty tài chính, công ty thu nợ, công ty cho vay tiêu dùng và một số lượng lớn người tiêu dùng.
Người tiêu dùng khiếu nại về việc không đi vay nợ nhưng liên tục bị gọi điện thoại, nhắn tin để quấy rối, đe dọa, ép buộc trả nợ, mặc dù người tiêu dùng đã nhiều lần thông báo về việc không liên quan đến khoản nợ của doanh nghiệp.
Một số vụ việc, đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin liên hệ của người tiêu dùng, của người thân của người tiêu dùng để đăng tải công khai trên các mạng xã hội với nội dung xuyên tạc, bịa đặt nhằm gây áp lực trả nợ cho người tiêu dùng.
Người tiêu dùng bị đe dọa, gây áp lực về tâm lý và ảnh hưởng đến uy tín do các hoạt động quấy rối, đe dọa của các công ty liên quan, đồng thời, gặp nhiều khó khăn trong việc yêu cầu công ty liên quan dừng việc thu nợ nhầm.
Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cho biết, đã phối hợp và yêu cầu các công ty liên quan giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, đồng thời, đăng tải nhiều thông tin lưu ý, cảnh báo cho người tiêu dùng trên website của Cục và gửi thông tin để Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng nhà nước tổng hợp và xử lý.
Trong năm 2019, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cũng đã tiến hành 6 cuộc thanh tra và 4 cuộc kiểm tra doanh nghiệp về việc chấp hành pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Cục đã xử phạt 3 doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng với số tiền 195 triệu đồng.
Đáng chú ý, trong đó có tới 4 ngân hàng và 2 công ty tài chính nằm trong diện thanh tra, kiểm tra. Gồm có: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB), Ngân hàng Standard Charter Bank, Công ty Tài chính TNHH HD Saison, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Công ty TNHH MTV Tài chính Toyota Việt Nam.
Trong 14 ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh thường xảy ra tranh chấp tiêu dùng thì dịch vụ tín dụng tiêu dùng thuộc ngành hàng Tài chính, Bảo hiểm, Ngân hàng vẫn là lĩnh vực bị người tiêu dùng phản ánh, khiếu nại thông qua tổng đài nhiều nhất, chiếm tới 21,8% trong tổng số các cuộc gọi được ghi nhận, tư vấn.
Cho vay tiêu dùng bị phản ánh, khiếu nại nhiều nhất
Nhà đầu tư
Link bài gốc: Dính khiếu nại, 4 ngân hàng và 2 công ty tài chính bị thanh, kiểm tra
Báo cáo thường niên năm 2019 của Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) cho biết, năm 2019, Cục đã tiếp nhận và giải quyết 568 đơn khiếu nại của người tiêu dùng, có một số vụ việc có phạm vi ảnh hưởng tới số đông người tiêu dùng hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật như thu nợ nhầm kèm đe dọa, quấy rối. Các bên liên quan là ngân hàng, công ty tài chính, công ty thu nợ, công ty cho vay tiêu dùng và một số lượng lớn người tiêu dùng.
Người tiêu dùng khiếu nại về việc không đi vay nợ nhưng liên tục bị gọi điện thoại, nhắn tin để quấy rối, đe dọa, ép buộc trả nợ, mặc dù người tiêu dùng đã nhiều lần thông báo về việc không liên quan đến khoản nợ của doanh nghiệp.
Một số vụ việc, đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin liên hệ của người tiêu dùng, của người thân của người tiêu dùng để đăng tải công khai trên các mạng xã hội với nội dung xuyên tạc, bịa đặt nhằm gây áp lực trả nợ cho người tiêu dùng.
Người tiêu dùng bị đe dọa, gây áp lực về tâm lý và ảnh hưởng đến uy tín do các hoạt động quấy rối, đe dọa của các công ty liên quan, đồng thời, gặp nhiều khó khăn trong việc yêu cầu công ty liên quan dừng việc thu nợ nhầm.
Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cho biết, đã phối hợp và yêu cầu các công ty liên quan giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, đồng thời, đăng tải nhiều thông tin lưu ý, cảnh báo cho người tiêu dùng trên website của Cục và gửi thông tin để Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng nhà nước tổng hợp và xử lý.
Trong năm 2019, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cũng đã tiến hành 6 cuộc thanh tra và 4 cuộc kiểm tra doanh nghiệp về việc chấp hành pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Cục đã xử phạt 3 doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng với số tiền 195 triệu đồng.
Đáng chú ý, trong đó có tới 4 ngân hàng và 2 công ty tài chính nằm trong diện thanh tra, kiểm tra. Gồm có: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB), Ngân hàng Standard Charter Bank, Công ty Tài chính TNHH HD Saison, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Công ty TNHH MTV Tài chính Toyota Việt Nam.
Trong 14 ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh thường xảy ra tranh chấp tiêu dùng thì dịch vụ tín dụng tiêu dùng thuộc ngành hàng Tài chính, Bảo hiểm, Ngân hàng vẫn là lĩnh vực bị người tiêu dùng phản ánh, khiếu nại thông qua tổng đài nhiều nhất, chiếm tới 21,8% trong tổng số các cuộc gọi được ghi nhận, tư vấn.
Cho vay tiêu dùng bị phản ánh, khiếu nại nhiều nhất
Nhà đầu tư
Link bài gốc: Dính khiếu nại, 4 ngân hàng và 2 công ty tài chính bị thanh, kiểm tra
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Mua nhà trong ngõ: Sau hoang mang vì dính quy...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
7 bí quyết giảm số cân dư thừa sau tuổi 50 được...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Món ăn sáng người Việt hay ăn, tưởng dinh dưỡng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
3 loại trái cây sấy khô tốt không kém quả tươi, vừa...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tài tử Hậu Duệ Mặt Trời bị cáo buộc dính líu tới kẻ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chú được bố tôi chăm từ nhỏ, nay thừa kế tài sản...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu