Định giá tài sản vô hình của các doanh nghiệp là công việc khó khăn đối với các công ty thẩm định giá. Nhiều doanh nghiệp VN có khuynh hướng tìm đến các công ty thẩm định giá nước ngoài
Bộ Tài chính vừa ban hành quy chế lựa chọn và giám sát các tổ chức tư vấn định giá cho các doanh nghiệp (DN) 100% vốn Nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần. Theo đó, các tổ chức tư vấn định giá phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm về lĩnh vực thẩm định giá, kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính với ít nhất 10 hợp đồng cung cấp dịch vụ mỗi năm. Tuy nhiên, hầu hết các công ty thẩm định giá đều gặp khó khăn trong việc định giá tài sản vô hình của DN bởi VN chưa có các tiêu chuẩn định giá đạt chuẩn quốc tế.
Định giá đúng giúp DN “mở khóa” cơ hội
Hiện nay có nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá nhưng vẫn “né” phần thẩm định giá tài sản vô hình. Bởi nếu định giá sai, công ty thẩm định sẽ mất uy tín ngay. Cho đến bây giờ, giới DN vẫn truyền tai nhau chuyện định giá Công ty CP Sữa VN (Vinamilk). Khi Vinamilk cổ phần hóa, giá trị công ty này được định là khoảng 100 triệu USD (bao gồm giá trị thương hiệu), sau đó thị trường đã định giá cho Vinamilk lên đến 150 triệu USD. Phần chênh lệch này được các chuyên gia cho là do có sự “vênh” nhau trong định giá thương hiệu.
Theo tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa QTKD - ĐH Ngân hàng TP.HCM, ở vào thời điểm thị trường chứng khoán đang tăng trưởng mạnh như hiện nay, khi cơ quan quản lý áp đặt một số yêu cầu và quy tắc nhất định về thông tin mà công ty buộc phải công khai trong bản cáo bạch trước khi phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO), nhu cầu về định giá DN càng tăng chóng mặt.
TS Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa QTKD - ĐH Ngân hàng TP.HCM:
Định giá tài sản quá máy móc
Hiện nay, ở một số trường có đào tạo ngành thẩm định giá hầu như vắng teo vì không có thầy mà giảng, nói chi đến trò. Do đó, chất lượng thẩm định viên của VN rất yếu. Hầu hết các công ty thẩm định giá trong nước đều chưa đạt chuẩn quốc tế. Khi thẩm định giá tài sản hữu hình (nhà xưởng...), các DN VN thường bê nguyên công thức là lấy nguyên giá trừ đi khấu hao sẽ ra giá trị còn lại.
Trong khi đó, có những tài sản (như gỗ...) càng dùng lâu giá trị càng tăng cao nhưng không được tính đến. Định giá tài sản hữu hình là phần dễ nhất trong phần định giá DN mà các DN VN định giá còn không xong nói chi định giá tài sản vô hình (phát minh, sáng kiến, thương hiệu, vị trí địa lý...)
IPO thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào phần giá trị DN được định, vì đây được xem là một công cụ có thể giúp công ty “mở khóa” các cơ hội và gia tăng giá trị cho các cổ đông hiện tại và tương lai. Còn nếu bị thẩm định giá sai, thẩm định giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực, DN sẽ bị thất thoát tài sản sau khi cổ phần hóa.
Cung hạn chế
Một số công ty thẩm định giá đã được Bộ Tài chính công bố đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá gồm có Công ty TNHH Thẩm định giá Vinacontrol, Công ty TNHH Một thành viên Thẩm định giá Sài Gòn Nhà đất, Công ty TNHH Thẩm định giá Đất Việt...
Với số lượng chỉ vài chục công ty và vài trăm thẩm định viên đủ tiêu chuẩn hoạt động hầu như không đáp ứng được nhu cầu định giá ngày càng tăng của DN. Ngoài ra, theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết các DN đều không hài lòng bởi phần định giá tài sản vô hình của các công ty thẩm định giá trong nước mà có khuynh hướng tìm đến các công ty thẩm định giá nước ngoài.
Ông Đỗ Anh Tuấn, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Thủ Đô (CSC) chi nhánh TP.HCM, cho rằng việc thẩm định giá của các công ty VN chỉ mang tính tương đối, chưa phản ánh đúng giá trị DN, bởi ở VN chưa có các chuẩn mực đánh giá các tài sản vô hình như thương hiệu, chiến lược kinh doanh mang tính quốc tế.
Do đó, thị trường này đang rất cần nhiều DN có năng lực cao vào cuộc để thúc đẩy cho việc cổ phần hóa của gần 1.500 DN Nhà nước còn lại cũng như các DN tư nhân đang có nhu cầu liên doanh, nhượng quyền... cần được định giá.
Theo TRANG CHÂU - Người Lao Động
Bộ Tài chính vừa ban hành quy chế lựa chọn và giám sát các tổ chức tư vấn định giá cho các doanh nghiệp (DN) 100% vốn Nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần. Theo đó, các tổ chức tư vấn định giá phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm về lĩnh vực thẩm định giá, kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính với ít nhất 10 hợp đồng cung cấp dịch vụ mỗi năm. Tuy nhiên, hầu hết các công ty thẩm định giá đều gặp khó khăn trong việc định giá tài sản vô hình của DN bởi VN chưa có các tiêu chuẩn định giá đạt chuẩn quốc tế.
Định giá đúng giúp DN “mở khóa” cơ hội
Hiện nay có nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá nhưng vẫn “né” phần thẩm định giá tài sản vô hình. Bởi nếu định giá sai, công ty thẩm định sẽ mất uy tín ngay. Cho đến bây giờ, giới DN vẫn truyền tai nhau chuyện định giá Công ty CP Sữa VN (Vinamilk). Khi Vinamilk cổ phần hóa, giá trị công ty này được định là khoảng 100 triệu USD (bao gồm giá trị thương hiệu), sau đó thị trường đã định giá cho Vinamilk lên đến 150 triệu USD. Phần chênh lệch này được các chuyên gia cho là do có sự “vênh” nhau trong định giá thương hiệu.
Theo tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa QTKD - ĐH Ngân hàng TP.HCM, ở vào thời điểm thị trường chứng khoán đang tăng trưởng mạnh như hiện nay, khi cơ quan quản lý áp đặt một số yêu cầu và quy tắc nhất định về thông tin mà công ty buộc phải công khai trong bản cáo bạch trước khi phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO), nhu cầu về định giá DN càng tăng chóng mặt.
TS Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa QTKD - ĐH Ngân hàng TP.HCM:
Định giá tài sản quá máy móc
Hiện nay, ở một số trường có đào tạo ngành thẩm định giá hầu như vắng teo vì không có thầy mà giảng, nói chi đến trò. Do đó, chất lượng thẩm định viên của VN rất yếu. Hầu hết các công ty thẩm định giá trong nước đều chưa đạt chuẩn quốc tế. Khi thẩm định giá tài sản hữu hình (nhà xưởng...), các DN VN thường bê nguyên công thức là lấy nguyên giá trừ đi khấu hao sẽ ra giá trị còn lại.
Trong khi đó, có những tài sản (như gỗ...) càng dùng lâu giá trị càng tăng cao nhưng không được tính đến. Định giá tài sản hữu hình là phần dễ nhất trong phần định giá DN mà các DN VN định giá còn không xong nói chi định giá tài sản vô hình (phát minh, sáng kiến, thương hiệu, vị trí địa lý...)
IPO thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào phần giá trị DN được định, vì đây được xem là một công cụ có thể giúp công ty “mở khóa” các cơ hội và gia tăng giá trị cho các cổ đông hiện tại và tương lai. Còn nếu bị thẩm định giá sai, thẩm định giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực, DN sẽ bị thất thoát tài sản sau khi cổ phần hóa.
Cung hạn chế
Một số công ty thẩm định giá đã được Bộ Tài chính công bố đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá gồm có Công ty TNHH Thẩm định giá Vinacontrol, Công ty TNHH Một thành viên Thẩm định giá Sài Gòn Nhà đất, Công ty TNHH Thẩm định giá Đất Việt...
Với số lượng chỉ vài chục công ty và vài trăm thẩm định viên đủ tiêu chuẩn hoạt động hầu như không đáp ứng được nhu cầu định giá ngày càng tăng của DN. Ngoài ra, theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết các DN đều không hài lòng bởi phần định giá tài sản vô hình của các công ty thẩm định giá trong nước mà có khuynh hướng tìm đến các công ty thẩm định giá nước ngoài.
Ông Đỗ Anh Tuấn, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Thủ Đô (CSC) chi nhánh TP.HCM, cho rằng việc thẩm định giá của các công ty VN chỉ mang tính tương đối, chưa phản ánh đúng giá trị DN, bởi ở VN chưa có các chuẩn mực đánh giá các tài sản vô hình như thương hiệu, chiến lược kinh doanh mang tính quốc tế.
Do đó, thị trường này đang rất cần nhiều DN có năng lực cao vào cuộc để thúc đẩy cho việc cổ phần hóa của gần 1.500 DN Nhà nước còn lại cũng như các DN tư nhân đang có nhu cầu liên doanh, nhượng quyền... cần được định giá.
Theo TRANG CHÂU - Người Lao Động
Bài tương tự bạn quan tâm
Chứng chỉ thẩm định giá là gì?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hành trang nghề thẩm định giá cho ai học trái ngành
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thẩm định giá là gì? Kết quả thẩm định giá?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thẩm định giá- công việc thách thức
- Thread starter phuongkt52
- Ngày bắt đầu
Suy nghĩ: Thẩm định viên trong tương lai
- Thread starter tuandungdp.vn
- Ngày bắt đầu
5 bước xác định nghề nghiệp bạn thích
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu