TIN MỚI
Dịch bệnh COVID-19 đã làm nhiều lao động ở TP.HCM mất việc, giảm thu nhập nên rất khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng vay mua nhà, đất. Đối với các khoản vay dài hạn này, một số ngân hàng cho vay với lãi suất khá cao từ 12-14,7%/năm và hiện nay nhiều ngân hàng chưa giảm lãi suất, giãn thời gian trả nợ cho những trường hợp này, hoặc nếu có thì mức giảm rất ít. Nếu dịch bệnh kéo dài, nhiều người sẽ không trả được nợ vay mà còn đối diện với nhiều khó khăn khác.
Nhiều người dân ở TP.HCM có nhu cầu vay tiền mua nhà ở để được an cư. (Ảnh minh họa)
Anh Huỳnh Phi Công trước đây làm việc cho một công ty truyền thông. Năm 2019, anh Công vay của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Campuchia (BIDC), chi nhánh tại Quận 3, TP.HCM hơn 500 triệu mua căn hộ chung cư ở TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương. 4 tháng nay do dịch bệnh COVID-19, anh bị mất việc. Vợ anh làm việc cho 1 doanh nghiệp vận tải, bị giảm nửa lương, chỉ còn 5-6 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, mỗi tháng anh vẫn phải trả lãi và gốc tiền vay ngân hàng hơn 10 triệu đồng nên gia đình rất khó khăn, nhiều khả năng không đủ tiền để trả tiếp khoản vay này trong thời gian tới.
Anh Công đã liên hệ với ngân hàng để trình bày khó khăn và xin giảm lãi suất, giãn thời gian trả nợ gốc, nhưng Ngân hàng BIDC trả lời đang chờ chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sắp tới, hàng tháng nếu anh chỉ trả lãi, không trả 1 phần nợ gốc thì có thể bị ngân hàng chuyển sang nhóm nợ xấu.
Hiện nay nhiều người vay tiền ngân hàng mua nhà, đất để ở rất khó khăn trong việc trả nợ do dịch bệnh ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình. Trong khi đó, các khoản vay dài hạn này một số ngân hàng cho vay lãi suất khá cao. Cụ thể Ngân hàng Nam Á cho vay mua nhà, đất lãi suất 14,7%/năm, Ngân hàng TP Bank cho vay mua nhà lãi suất hơn 12%/năm...
Anh Nguyễn Văn Tuấn là một khách hàng của Ngân hàng TP Bank, từng vay hơn 500 triệu với lãi suất 12,2%/năm để mua chung cư TDH Riveview ở TP.Thủ Đức. Cách đây vài tháng, ngân hàng có giảm lãi suất 0,3%, hiện mức lãi suất anh trả mỗi tháng là 11,9%. Trong tình hình dịch bệnh kéo dài, anh Tuấn mong ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất để hỗ trợ khách hàng.
“Những người vay tiền mua nhà trả góp như tôi rất khó khăn, tiền sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, tiền trả nợ, lãi vay ngân hàng rất khó. Trong thời gian dịch bệnh, tôi trả nợ lãi cho ngân hàng gần 12%/năm. Đây là mức lãi suất rất cao, để có tiền trả tôi phải vay mượn thêm bên ngoài"- anh Tuấn chia sẻ thêm.
Ở TP.HCM, dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn đến nhiều người lao động. Bị mất việc làm, giảm thu nhập, những người đã vay tiền trước đó để mua nhà trả góp lại càng không biết xoay sở cách nào. Theo một số chuyên gia kinh tế, những khoản vay dài hạn này mua nhà đất có mức lãi suất khá cao do người vay thỏa thuận với ngân hàng trước đó. Việc giảm lãi suất, giãn thời gian trả nợ cho người vay cũng do các ngân hàng chủ động.
Đầu tháng 7 vừa qua, Hiệp hội Ngân hàng TP.HCM đã đồng thuận với 16 ngân hàng thương mại lớn ở thành phố sẽ giảm lãi suất cho khách hàng bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19. Dự kiến, thành phố có khoảng 400.000 khách hàng sẽ được giảm lãi vay. Bình quân dư nợ hiện hữu được giảm lãi suất khoảng 1%/năm, tùy mức thiệt hại của khách hàng, mức giảm lãi suất vay có thể từ 0,2% đến 1,7%/năm. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tại TP.HCM đang giám sát chặt chẽ việc này, ngân hàng nào không thực hiện đúng sẽ có biện pháp xử lý.
Vay tiền mua nhà để ở luôn là nhu cầu rất lớn của người dân ở TP.HCM. (Ảnh minh họa)
Thực hiện Thông tư 03/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc "tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng dịch COVID-19", từ tháng 5 đến nay hệ thống ngân hàng ở TP.HCM đã hỗ trợ miễn, giảm lãi suất, giãn nợ, cơ cấu lại nợ... cho các khách hàng là doanh nghiệp, cá nhân. Tuy nhiên, với khách hàng cá nhân vay mua nhà để ở, gặp khó khăn do dịch bệnh thì Thông tư này chưa có hướng dẫn cụ thể.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tại TP.HCM, dịch bệnh đã ảnh hưởng đến tất các các đối tượng, thành phần kinh tế trong xã hội. Chính vì vậy, trong nội dung bổ sung Thông tư 03 hoặc ban hành thông tư mới sắp tới có thể sẽ mở rộng đối tượng khách hàng, kéo dài thời gian được giảm lãi suất, giãn thời gian trả nợ, cơ cấu lại nợ...
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tại TP.HCM cho biết, hiện các Ngân hàng thương mại đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước đang đề nghị Chính phủ để chỉnh sửa, bổ sung Thông tư 03 và sẽ ban hành trong thời gian sớm nhất. Đối tượng được giảm lãi suất, giãn thời gian trả nợ, cơ cấu lại nợ… sẽ cụ thể hơn, thời gian hỗ trợ dài hơn, chứ không phải như Thông tư 03 trước đó chỉ áp dụng cho các khoản vay trước ngày 10/6/2020.
Dịch bệnh đang ảnh hưởng đến cuộc sống của rất nhiều người, vì vậy việc bổ sung nội dung Thông tư 03 hoặc việc ban hành thông tư mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sắp tới cần bao phủ được tất cả những trường hợp khó khăn. Không chỉ doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh, mà những người lao động mua nhà trả góp để ở cũng rất cần được quan tâm, hỗ trợ kịp thời về lãi suất vay, hay giãn nợ, tạo điều kiện cho họ được an cư, lạc nghiệp và vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay./.
Người vay mua nhà trả góp gồng mình trả nợ ngân hàng giữa đại dịch
VOV
Link bài gốc: Dịch bệnh khiến người dân TP.HCM khó trả được nợ vay mua nhà trả góp
Dịch bệnh COVID-19 đã làm nhiều lao động ở TP.HCM mất việc, giảm thu nhập nên rất khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng vay mua nhà, đất. Đối với các khoản vay dài hạn này, một số ngân hàng cho vay với lãi suất khá cao từ 12-14,7%/năm và hiện nay nhiều ngân hàng chưa giảm lãi suất, giãn thời gian trả nợ cho những trường hợp này, hoặc nếu có thì mức giảm rất ít. Nếu dịch bệnh kéo dài, nhiều người sẽ không trả được nợ vay mà còn đối diện với nhiều khó khăn khác.
Nhiều người dân ở TP.HCM có nhu cầu vay tiền mua nhà ở để được an cư. (Ảnh minh họa)
Anh Huỳnh Phi Công trước đây làm việc cho một công ty truyền thông. Năm 2019, anh Công vay của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Campuchia (BIDC), chi nhánh tại Quận 3, TP.HCM hơn 500 triệu mua căn hộ chung cư ở TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương. 4 tháng nay do dịch bệnh COVID-19, anh bị mất việc. Vợ anh làm việc cho 1 doanh nghiệp vận tải, bị giảm nửa lương, chỉ còn 5-6 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, mỗi tháng anh vẫn phải trả lãi và gốc tiền vay ngân hàng hơn 10 triệu đồng nên gia đình rất khó khăn, nhiều khả năng không đủ tiền để trả tiếp khoản vay này trong thời gian tới.
Anh Công đã liên hệ với ngân hàng để trình bày khó khăn và xin giảm lãi suất, giãn thời gian trả nợ gốc, nhưng Ngân hàng BIDC trả lời đang chờ chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sắp tới, hàng tháng nếu anh chỉ trả lãi, không trả 1 phần nợ gốc thì có thể bị ngân hàng chuyển sang nhóm nợ xấu.
Hiện nay nhiều người vay tiền ngân hàng mua nhà, đất để ở rất khó khăn trong việc trả nợ do dịch bệnh ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình. Trong khi đó, các khoản vay dài hạn này một số ngân hàng cho vay lãi suất khá cao. Cụ thể Ngân hàng Nam Á cho vay mua nhà, đất lãi suất 14,7%/năm, Ngân hàng TP Bank cho vay mua nhà lãi suất hơn 12%/năm...
Anh Nguyễn Văn Tuấn là một khách hàng của Ngân hàng TP Bank, từng vay hơn 500 triệu với lãi suất 12,2%/năm để mua chung cư TDH Riveview ở TP.Thủ Đức. Cách đây vài tháng, ngân hàng có giảm lãi suất 0,3%, hiện mức lãi suất anh trả mỗi tháng là 11,9%. Trong tình hình dịch bệnh kéo dài, anh Tuấn mong ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất để hỗ trợ khách hàng.
“Những người vay tiền mua nhà trả góp như tôi rất khó khăn, tiền sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, tiền trả nợ, lãi vay ngân hàng rất khó. Trong thời gian dịch bệnh, tôi trả nợ lãi cho ngân hàng gần 12%/năm. Đây là mức lãi suất rất cao, để có tiền trả tôi phải vay mượn thêm bên ngoài"- anh Tuấn chia sẻ thêm.
Ở TP.HCM, dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn đến nhiều người lao động. Bị mất việc làm, giảm thu nhập, những người đã vay tiền trước đó để mua nhà trả góp lại càng không biết xoay sở cách nào. Theo một số chuyên gia kinh tế, những khoản vay dài hạn này mua nhà đất có mức lãi suất khá cao do người vay thỏa thuận với ngân hàng trước đó. Việc giảm lãi suất, giãn thời gian trả nợ cho người vay cũng do các ngân hàng chủ động.
Đầu tháng 7 vừa qua, Hiệp hội Ngân hàng TP.HCM đã đồng thuận với 16 ngân hàng thương mại lớn ở thành phố sẽ giảm lãi suất cho khách hàng bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19. Dự kiến, thành phố có khoảng 400.000 khách hàng sẽ được giảm lãi vay. Bình quân dư nợ hiện hữu được giảm lãi suất khoảng 1%/năm, tùy mức thiệt hại của khách hàng, mức giảm lãi suất vay có thể từ 0,2% đến 1,7%/năm. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tại TP.HCM đang giám sát chặt chẽ việc này, ngân hàng nào không thực hiện đúng sẽ có biện pháp xử lý.
Vay tiền mua nhà để ở luôn là nhu cầu rất lớn của người dân ở TP.HCM. (Ảnh minh họa)
Thực hiện Thông tư 03/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc "tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng dịch COVID-19", từ tháng 5 đến nay hệ thống ngân hàng ở TP.HCM đã hỗ trợ miễn, giảm lãi suất, giãn nợ, cơ cấu lại nợ... cho các khách hàng là doanh nghiệp, cá nhân. Tuy nhiên, với khách hàng cá nhân vay mua nhà để ở, gặp khó khăn do dịch bệnh thì Thông tư này chưa có hướng dẫn cụ thể.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tại TP.HCM, dịch bệnh đã ảnh hưởng đến tất các các đối tượng, thành phần kinh tế trong xã hội. Chính vì vậy, trong nội dung bổ sung Thông tư 03 hoặc ban hành thông tư mới sắp tới có thể sẽ mở rộng đối tượng khách hàng, kéo dài thời gian được giảm lãi suất, giãn thời gian trả nợ, cơ cấu lại nợ...
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tại TP.HCM cho biết, hiện các Ngân hàng thương mại đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước đang đề nghị Chính phủ để chỉnh sửa, bổ sung Thông tư 03 và sẽ ban hành trong thời gian sớm nhất. Đối tượng được giảm lãi suất, giãn thời gian trả nợ, cơ cấu lại nợ… sẽ cụ thể hơn, thời gian hỗ trợ dài hơn, chứ không phải như Thông tư 03 trước đó chỉ áp dụng cho các khoản vay trước ngày 10/6/2020.
Dịch bệnh đang ảnh hưởng đến cuộc sống của rất nhiều người, vì vậy việc bổ sung nội dung Thông tư 03 hoặc việc ban hành thông tư mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sắp tới cần bao phủ được tất cả những trường hợp khó khăn. Không chỉ doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh, mà những người lao động mua nhà trả góp để ở cũng rất cần được quan tâm, hỗ trợ kịp thời về lãi suất vay, hay giãn nợ, tạo điều kiện cho họ được an cư, lạc nghiệp và vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay./.
Người vay mua nhà trả góp gồng mình trả nợ ngân hàng giữa đại dịch
VOV
Link bài gốc: Dịch bệnh khiến người dân TP.HCM khó trả được nợ vay mua nhà trả góp
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Ngân hàng giao dịch xuyên lễ, tết
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng SCB tiếp tục đóng cửa phòng giao dịch
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người dân Yên Phong, Bắc Ninh “đổi đời” nhờ đất dân...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhiều ưu đãi khi vay & sử dụng dịch vụ tại Vietbank
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bỏ quy định bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
“Detox” tủ đồ cùng chiến dịch Mottainai...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu