TIN MỚI
Phát biểu tại Hội thảo " Giải pháp phục hồi thị trường Bất động sản hậu Covid19", TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng ngân hàng BIDV cho biết hiện nay nhiều nhà đầu tư đang có tâm lý ‘Tiền mặt là vua’. Chính vì vậy, trong bối cảnh kinh tế bất ổn, các nhà đầu tư thường ưu tiên giữ nguồn vốn và chỉ tập trung đầu tư vào các thị trường họ đã am hiểu, những kênh đầu tư rủi ro thấp, quay vòng vốn nhanh.
Nắm được nhu cầu của nhà đầu tư, các doanh nghiệp BĐS cần vốn đang gia tăng phát hành trái phiếu, sẵn sàng chấp nhận trả lãi cao cho nhà đầu tư. Cụ thể, nhóm các doanh nghiệp BĐS dẫn đầu về khối lượng phát hành với tỉ lệ 49%. Đặc biệt, lãi suất phát hành bình quân trong quý là 10,77%/năm, tăng 43 điểm cơ bản so với bình quân năm 2019.
Nhiều đại gia trong lĩnh vực đã phát hành trái phiếu giá trị hàng ngàn tỷ đồng thành công với lãi suất hấp dẫn. Đơn cử như TNR Holdings với trên 5.300 tỷ đồng chia thành nhiều đợt phát hành, lãi suất bình quân 10,9%, kỳ hạn hơn bốn năm; Phú Mỹ Hưng với 900 tỷ đồng lãi suất 7,15%, Tập đoàn Sovico mới đây cũng phát hành 1.550 tỷ đồng...
Một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất khá cao như Địa ốc Sông Tiên phát hành 600 tỷ đồng, lãi suất 11%, Công ty BĐS Đông Dương với trị giá trái phiếu 1.200 tỷ đồng, lãi suất 12%, kỳ hạn bốn năm; Công ty City Garden với 1.598 tỉ đồng, lãi suất 13,3%, kỳ hạn bình quân hơn hai năm.
Hay mới đây nhất, công ty Cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam cũng phát hành trái phiếu Ibond với lãi suất lên tới 13%/năm, mệnh giá 100.000đồng /trái phiếu, được chia nhỏ nhiều kỳ hạn để khách hàng có nhu cầu đáo hạn trước vẫn nhận được lãi suất cao, ví dụ: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng. Sản phẩm cũng được đơn vị phát hành cam kết mua lại, đảm bảo tính thanh khoản.
Theo đánh giá của SSI, trái phiếu trở nên hấp dẫn hơn vì lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng đang có xu hướng giảm. Mức chênh lệch lãi suất giữa trái phiếu và tiền gửi hiện tại lên tới 4%/năm đã kích thích nhà đầu tư tham gia sân chơi nhiều hơn.
Còn ở góc độ nhà đầu tư, nhiều khách hàng cho biết trái phiếu doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường giống như cổ phiếu nên tính bảo toàn vốn cao hơn. Lãi suất trái phiếu cũng cao hơn lãi suất tiền gửi kỳ hạn, được trả định kỳ 3 tháng, 6 tháng, hoặc 1 năm/lần tùy loại trái phiếu, tính thanh khoản cao giúp nhà đầu tư có dòng tiền đều đặn. Đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, mức lợi nhuận tốt hơn so với gửi tiết kiệm và ít phải đối mặt với rủi ro hơn so với đầu tư cổ phiếu.
Đứng ở khía cạnh doanh nghiệp BĐS, đại diện nhiều doanh nghiệp cho biết trong bối cảnh ngân hàng siết tín dụng, nguồn vốn huy động từ trái phiếu sẽ giúp doanh nghiệp BĐS tăng cường được nguồn vốn để săn tìm quỹ đất, xây dựng các quỹ đất mới. "Mới đây, IDJ đã phát hành 10 tỷ trái phiếu Ibond. Nguồn vốn này sẽ giúp công ty bổ sung nguồn vốn lưu động tại các dự án phát triển dự án, đầu tư vào các dự án trọng điểm của công ty (Dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né) đồng thời cung cấp nguồn vốn để thực hiện việc đấu giá, phát triển các quỹ đất mới và M&A dự án", đại diện IDJ cho biết.
Nhiều chuyên gia đánh giá trái phiếu BĐS sẽ còn tiếp tục nở rộ thời gian tới bởi lãi suất hấp dẫn, kỳ hạn trả lãi ngắn và nhu cầu phát hành vẫn ở mức cao. "Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là điều đáng khuyến khích. Thay vì vay ngân hàng thì họ phát hành trái phiếu để huy động vốn. Trong năm nay sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu với mức lãi cao để gia tăng tính hấp dẫn", Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho biết.
Cùng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) cũng đề nghị không nên siết trái phiếu doanh nghiệp bất động sản. Theo đó, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã bổ sung được nguồn vốn đầu tư quan trọng của xã hội thay thế một phần nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nhất là hiện nay đang thực hiện lộ trình hạn chế dần tín dụng vào thị trường bất động sản theo Thông tư 22 của Ngân hàng Nhà nước.
Việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 163 là rất cần thiết để tạo hành lang pháp lý phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp minh bạch, lành mạnh, vừa trở thành kênh cung ứng vốn đầu tư trung hạn, dài hạn cho doanh nghiệp bất động sản, vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nhà đầu tư trái phiếu.
Cộng hưởng với những khó khăn mới phát sinh do dịch Covid -19, Hiệp hội đề nghị không nên siết hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại thời điểm hiện nay, để tạo thêm kênh huy động vốn đầu tư xã hội cho lĩnh vực bất động sản.
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Địa ốc vẫn hút khách bằng trái phiếu lãi cao
Phát biểu tại Hội thảo " Giải pháp phục hồi thị trường Bất động sản hậu Covid19", TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng ngân hàng BIDV cho biết hiện nay nhiều nhà đầu tư đang có tâm lý ‘Tiền mặt là vua’. Chính vì vậy, trong bối cảnh kinh tế bất ổn, các nhà đầu tư thường ưu tiên giữ nguồn vốn và chỉ tập trung đầu tư vào các thị trường họ đã am hiểu, những kênh đầu tư rủi ro thấp, quay vòng vốn nhanh.
Nắm được nhu cầu của nhà đầu tư, các doanh nghiệp BĐS cần vốn đang gia tăng phát hành trái phiếu, sẵn sàng chấp nhận trả lãi cao cho nhà đầu tư. Cụ thể, nhóm các doanh nghiệp BĐS dẫn đầu về khối lượng phát hành với tỉ lệ 49%. Đặc biệt, lãi suất phát hành bình quân trong quý là 10,77%/năm, tăng 43 điểm cơ bản so với bình quân năm 2019.
Nhiều đại gia trong lĩnh vực đã phát hành trái phiếu giá trị hàng ngàn tỷ đồng thành công với lãi suất hấp dẫn. Đơn cử như TNR Holdings với trên 5.300 tỷ đồng chia thành nhiều đợt phát hành, lãi suất bình quân 10,9%, kỳ hạn hơn bốn năm; Phú Mỹ Hưng với 900 tỷ đồng lãi suất 7,15%, Tập đoàn Sovico mới đây cũng phát hành 1.550 tỷ đồng...
Một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất khá cao như Địa ốc Sông Tiên phát hành 600 tỷ đồng, lãi suất 11%, Công ty BĐS Đông Dương với trị giá trái phiếu 1.200 tỷ đồng, lãi suất 12%, kỳ hạn bốn năm; Công ty City Garden với 1.598 tỉ đồng, lãi suất 13,3%, kỳ hạn bình quân hơn hai năm.
Hay mới đây nhất, công ty Cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam cũng phát hành trái phiếu Ibond với lãi suất lên tới 13%/năm, mệnh giá 100.000đồng /trái phiếu, được chia nhỏ nhiều kỳ hạn để khách hàng có nhu cầu đáo hạn trước vẫn nhận được lãi suất cao, ví dụ: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng. Sản phẩm cũng được đơn vị phát hành cam kết mua lại, đảm bảo tính thanh khoản.
Theo đánh giá của SSI, trái phiếu trở nên hấp dẫn hơn vì lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng đang có xu hướng giảm. Mức chênh lệch lãi suất giữa trái phiếu và tiền gửi hiện tại lên tới 4%/năm đã kích thích nhà đầu tư tham gia sân chơi nhiều hơn.
Còn ở góc độ nhà đầu tư, nhiều khách hàng cho biết trái phiếu doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường giống như cổ phiếu nên tính bảo toàn vốn cao hơn. Lãi suất trái phiếu cũng cao hơn lãi suất tiền gửi kỳ hạn, được trả định kỳ 3 tháng, 6 tháng, hoặc 1 năm/lần tùy loại trái phiếu, tính thanh khoản cao giúp nhà đầu tư có dòng tiền đều đặn. Đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, mức lợi nhuận tốt hơn so với gửi tiết kiệm và ít phải đối mặt với rủi ro hơn so với đầu tư cổ phiếu.
Đứng ở khía cạnh doanh nghiệp BĐS, đại diện nhiều doanh nghiệp cho biết trong bối cảnh ngân hàng siết tín dụng, nguồn vốn huy động từ trái phiếu sẽ giúp doanh nghiệp BĐS tăng cường được nguồn vốn để săn tìm quỹ đất, xây dựng các quỹ đất mới. "Mới đây, IDJ đã phát hành 10 tỷ trái phiếu Ibond. Nguồn vốn này sẽ giúp công ty bổ sung nguồn vốn lưu động tại các dự án phát triển dự án, đầu tư vào các dự án trọng điểm của công ty (Dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né) đồng thời cung cấp nguồn vốn để thực hiện việc đấu giá, phát triển các quỹ đất mới và M&A dự án", đại diện IDJ cho biết.
Nhiều chuyên gia đánh giá trái phiếu BĐS sẽ còn tiếp tục nở rộ thời gian tới bởi lãi suất hấp dẫn, kỳ hạn trả lãi ngắn và nhu cầu phát hành vẫn ở mức cao. "Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là điều đáng khuyến khích. Thay vì vay ngân hàng thì họ phát hành trái phiếu để huy động vốn. Trong năm nay sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu với mức lãi cao để gia tăng tính hấp dẫn", Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho biết.
Cùng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) cũng đề nghị không nên siết trái phiếu doanh nghiệp bất động sản. Theo đó, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã bổ sung được nguồn vốn đầu tư quan trọng của xã hội thay thế một phần nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nhất là hiện nay đang thực hiện lộ trình hạn chế dần tín dụng vào thị trường bất động sản theo Thông tư 22 của Ngân hàng Nhà nước.
Việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 163 là rất cần thiết để tạo hành lang pháp lý phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp minh bạch, lành mạnh, vừa trở thành kênh cung ứng vốn đầu tư trung hạn, dài hạn cho doanh nghiệp bất động sản, vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nhà đầu tư trái phiếu.
Cộng hưởng với những khó khăn mới phát sinh do dịch Covid -19, Hiệp hội đề nghị không nên siết hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại thời điểm hiện nay, để tạo thêm kênh huy động vốn đầu tư xã hội cho lĩnh vực bất động sản.
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Địa ốc vẫn hút khách bằng trái phiếu lãi cao
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Sau động thái gỡ vướng quyết liệt của Chính phủ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
“Tỷ lệ đặt đặt cọc sẽ quá cao gia tăng nguy cơ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thông tin mới nhất về việc Tp.Thủ Đức ra mẫu thiết...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
OCB triển khai dịch vụ thanh toán và rút tiền mặt...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đấu thầu, đấu giá đất để xử lý chênh lệch địa tô
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Ông lớn" ngoài ngành “lấn sân” sang bất động sản...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu