Hồi nhỏ, nhà tôi rất nghèo. Ngày thường thì đỡ, bố mẹ có thể co kéo được. Nhưng ngày lễ Tết mới là một cơn ác mộng. Chưa đến Tết mẹ đã thở hắt ra vì những nỗi lo tiền nong phải chuẩn bị, một danh sách dài những thứ phải mua.
Nhà tôi giữa trung tâm thành phố, vốn mọi thứ đều đắt đỏ. Có năm nọ, buổi sáng ông Công ông Táo mẹ cầm 1 triệu đi mua đồ Tết rồi về nhà nhẩm tính: "2 trăm nghìn con gà, 150 nghìn bộ hóa vàng, 50 nghìn miếng giò và xôi, 80 nghìn cái bánh chưng, 150 nghìn tiền rau thịt làm món xào, cành hoa đào 100. 740 nghìn tất cả. Còn 160". Đó là lần đầu tiên tôi ý thức được sự tốn tiền của Tết. 1 triệu đồng đi chợ chỉ cho ngày ông Công ông Táo thôi. Tết mà, ngay cả khi không có nhiều tiền, người ta vẫn phải cố gắng chuẩn bị một mâm cỗ cơ bản và chỉn chu nhất.
Nỗi ám ảnh tiết kiệm và chi tiêu của mẹ mỗi dịp Tết về theo tôi đến tận bây giờ, khi gia đình tôi đã có cuộc sống tốt hơn. Mẹ không mua quần áo mới, sẽ đắn đo rất lâu ở chợ hoa vào chiều 30 chỉ để chọn một cành hoa rẻ hơn, dùng một loại khay mứt mấy năm mới đổi một lần và luôn mua loại bánh kẹo rẻ tiền nhất vì "nhà này làm gì có ai ăn". Tết với mẹ là cân đo đong đếm, là chuẩn bị, là nấu nướng, là tính toán chi li cẩn thận cho cả nhà có một cái Tết tươm tất. Và tôi tin đó không chỉ là câu chuyện của riêng mẹ tôi, mà còn là của nhiều bà mẹ nghèo lẫn giàu khác.
Tất cả những sự vất vả ấy của mẹ hằn sâu trong ký ức, theo tôi lớn lên và một trong những điều tôi luôn tâm niệm kể từ khi biết đi làm, đó là phải “mang tiền về cho mẹ”, nhất là vào dịp Tết. Tôi muốn mẹ đi chợ được thoải mái hơn, có thể mua cái này cái kia mà không phải tính toán quá nhiều (dù tôi biết mẹ vẫn sẽ làm vậy), có thể không phải lo hôm nay đi chợ quá tay thì ngày mai hết tiền nữa. Hoặc thậm chí, nếu được, mẹ sẽ tự mua cho mình một chiếc áo mới mà mẹ thích đã lâu.
Đừng nghĩ đó là áp lực. "Mang tiền về cho mẹ" thật ra đâu phải điều gì quá to tát. Tôi tin là đứa con nào khi biết ra ngoài kiếm tiền và có một đời sống tự lập, thì việc đầu tiên họ nghĩ đến mỗi khi Tết về, đó cũng là "mang tiền về cho mẹ". Bởi với những ai đã từng chứng kiến sự cơ hàn và vất vả của gia đình, hẳn cũng đều có một cái động lực to lớn trong việc gánh trách nhiệm giúp bố mẹ có một cuộc sống tốt hơn, hay có một cái Tết bớt đi phần trăn trở.
"Mang tiền về cho mẹ" đánh dấu một sự trưởng thành, của đứa con bây giờ đã có thể tự lo được cho mình, và bắt đầu nghĩ đến việc san sẻ những gánh nặng của gia đình với mẹ. Năm đầu tiên kiếm được tiền, dù thưởng Tết không nhiều, nhưng tôi đã xung phong nhận lấy việc đi mua bánh kẹo Tết cho cả nhà. Dù lớn khôn thế nào hay kiếm được ít hay nhiều tiền ra sao, cái cảm giác được dùng tiền mình kiếm được để lo cho chính gia đình và bố mẹ của mình vào ngày Tết - vẫn là một cảm giác đầy hãnh diện mà bất cứ đứa con nào cũng có.
"Mang tiền về cho mẹ" cũng có nghĩa là thay lời nói "con ổn" để mẹ yên tâm. Mẹ biết rằng năm vừa rồi con làm ăn được, con vẫn tự lo cho bản thân mình mà không phải dựa dẫm. Và nếu may mắn, con khá hơn năm trước nữa, mẹ lại được dịp tự hào để khoe với các bác các cô: Năm nay, nó đưa phong bì... dày hơn năm ngoái.
"Mang tiền về cho mẹ", ít cũng được, nhiều càng tốt, mà thật ra không có cũng... không sao. Bởi mẹ sẽ chẳng bao giờ nói mẹ cần tiền, chẳng bao giờ để ta phải lo hay muốn vì mẹ mà ta phải nghĩ, phải cân đo tiết kiệm chuyện tiền bạc. Không cần nói ra, nhưng ta cũng biết trong lòng mẹ cần nhất ta lúc nào cũng được vui vẻ và hạnh phúc, chứ đâu cần dăm ba đồng bạc ta soạn ra mỗi lần ghé nhà chơi?
"Mang tiền về cho mẹ"... bởi thật ra tiền chỉ là... tiền. Tiền chỉ là một thứ công cụ để ta trao đổi trong cuộc sống chứ đâu phải điều gì quá đỗi tiêu cực hay xấu xa? Nếu ai đó coi tiền là thứ để thể hiện tình cảm với người mẹ đi lên từ nghèo khó, thì đó cũng là chuyện rất đỗi bình thường. Hoặc giả nếu không phải tiền mà là một thứ khác, điều đó cũng chẳng sao.
Tôi vẫn nhớ một lần nọ, tôi mới nhận thưởng Tết. Đó là một năm nhiều khó khăn của tôi. Sau khi nhẩm tính, trừ hết các khoản tiền phải trả, cộng cả một khoản tiền gửi về cho bố mẹ , tôi nhận ra mình chẳng còn bao nhiêu. Điều đó làm tôi buồn tê tái. Ôi nói gì thì cũng hay cho đến lúc tiền đội nón ra đi mà mình thậm chí còn chưa được tiêu. Tôi nhớ mình đã ngồi trước cửa công ty, ngước mắt lên trời, lòng buồn lặng đi khi nghĩ về khoản tiền mới kịp "đậu" trong tài khoản tôi vài tiếng.
Nhưng giây phút đấy lại làm tôi nhớ đến 1 triệu đồng đi chợ của mẹ ngày Tết. Và 160 nghìn còn sót lại sau cùng để mẹ gom góp vào cho những ngày tiếp sau. Mẹ đã bằng cách nào đó xoay sở hàng chục cái Tết một mình với số tiền ít ỏi ấy, thậm chí ít hơn. Còn tôi mới chỉ phải lo 1 vài cái Tết gần đây mà đã thấy nản, dù cho kiếm được nhiều tiền hơn mẹ rất nhiều lần. Nghĩ đến điều đó, tôi lại trào dâng một thứ động lực kỳ lạ. Tôi thấy mình đã trở thành một chỗ dựa vững chắc ra phết rồi đấy chứ, cũng thấy mình đã lớn lên. Nếu thậm chí tôi chẳng mang được đồng nào về nhà trong suốt những năm ấy, tôi cũng thấy mình đã trưởng thành rất nhiều khi bắt đầu biết lo toan và suy nghĩ về cách để bố mẹ mình đỡ vất vả hơn. Và đó là một điều tốt.
Mỗi gia đình đều có một câu chuyện riêng, mỗi người lại có một cách kể khác nhau, và mỗi chúng ta khi tìm đến nghệ thuật cũng có những nhu cầu riêng biệt. Nhưng, cố khoác lên mình một tác phẩm mang thật nhiều tiếng nói và câu chuyện cá nhân như "Mang tiền về cho mẹ" để nhìn về những vấn đề thời đại, liệu có phải là một sự gượng ép? Ta đâu thể ép anh Đen rap về một người mẹ cấp tiến nói không với đòn roi, càng không thể khiến hàng triệu người nghe đồng cảm khi họ đơn giản cũng đã từng lớn lên với từng ấy sự yêu thương xen lẫn nghiêm khắc. Ta cũng đâu thể ép anh Đen từ bỏ một thứ động lực rất con người, là "mang tiền về cho mẹ",... chỉ bởi cảm thấy nó chưa đủ bao dung với tất cả số đông? Vậy thì khác nào nói rằng giấc mơ muốn cho bố mẹ được sống tốt hơn của tôi, của anh Đen, hay của hàng triệu người trẻ khác - đều là thứ thực dụng và viển vông.
Một bài hát, một bản rap đôi khi chỉ là tiếng nói và câu chuyện của người nghệ sĩ, hoặc cả một thế hệ đã đồng cảm với những gì diễn ra trong đó - chứ đâu phải một tuyên ngôn hay chân lý tuyệt đối để làm hài lòng tất cả những người lắng nghe? Và đôi khi, chỉ bằng việc kể lại câu chuyện của riêng mỗi người, âm nhạc hay nghệ thuật mới có sức mạnh thay đổi thế giới. Bởi ở đó, chỉ những câu chuyện được kể từ trái tim mới có thể chạm được đến trái tim.
Mang tiền về cho vợ, cựu cầu thủ Arsenal từ triệu phú thành tay trắng sau ly hôn: "Kiếm được tám triệu euro, tôi gửi về bảy triệu. Cô ấy bảo tôi ký gì, tôi đều ký"
Link bài gốc: "Đi làm cả năm, đứa con nào cũng chỉ ước có tiền mang về cho mẹ..."
Nhà tôi giữa trung tâm thành phố, vốn mọi thứ đều đắt đỏ. Có năm nọ, buổi sáng ông Công ông Táo mẹ cầm 1 triệu đi mua đồ Tết rồi về nhà nhẩm tính: "2 trăm nghìn con gà, 150 nghìn bộ hóa vàng, 50 nghìn miếng giò và xôi, 80 nghìn cái bánh chưng, 150 nghìn tiền rau thịt làm món xào, cành hoa đào 100. 740 nghìn tất cả. Còn 160". Đó là lần đầu tiên tôi ý thức được sự tốn tiền của Tết. 1 triệu đồng đi chợ chỉ cho ngày ông Công ông Táo thôi. Tết mà, ngay cả khi không có nhiều tiền, người ta vẫn phải cố gắng chuẩn bị một mâm cỗ cơ bản và chỉn chu nhất.
Nỗi ám ảnh tiết kiệm và chi tiêu của mẹ mỗi dịp Tết về theo tôi đến tận bây giờ, khi gia đình tôi đã có cuộc sống tốt hơn. Mẹ không mua quần áo mới, sẽ đắn đo rất lâu ở chợ hoa vào chiều 30 chỉ để chọn một cành hoa rẻ hơn, dùng một loại khay mứt mấy năm mới đổi một lần và luôn mua loại bánh kẹo rẻ tiền nhất vì "nhà này làm gì có ai ăn". Tết với mẹ là cân đo đong đếm, là chuẩn bị, là nấu nướng, là tính toán chi li cẩn thận cho cả nhà có một cái Tết tươm tất. Và tôi tin đó không chỉ là câu chuyện của riêng mẹ tôi, mà còn là của nhiều bà mẹ nghèo lẫn giàu khác.
Tất cả những sự vất vả ấy của mẹ hằn sâu trong ký ức, theo tôi lớn lên và một trong những điều tôi luôn tâm niệm kể từ khi biết đi làm, đó là phải “mang tiền về cho mẹ”, nhất là vào dịp Tết. Tôi muốn mẹ đi chợ được thoải mái hơn, có thể mua cái này cái kia mà không phải tính toán quá nhiều (dù tôi biết mẹ vẫn sẽ làm vậy), có thể không phải lo hôm nay đi chợ quá tay thì ngày mai hết tiền nữa. Hoặc thậm chí, nếu được, mẹ sẽ tự mua cho mình một chiếc áo mới mà mẹ thích đã lâu.
Đừng nghĩ đó là áp lực. "Mang tiền về cho mẹ" thật ra đâu phải điều gì quá to tát. Tôi tin là đứa con nào khi biết ra ngoài kiếm tiền và có một đời sống tự lập, thì việc đầu tiên họ nghĩ đến mỗi khi Tết về, đó cũng là "mang tiền về cho mẹ". Bởi với những ai đã từng chứng kiến sự cơ hàn và vất vả của gia đình, hẳn cũng đều có một cái động lực to lớn trong việc gánh trách nhiệm giúp bố mẹ có một cuộc sống tốt hơn, hay có một cái Tết bớt đi phần trăn trở.
"Mang tiền về cho mẹ" đánh dấu một sự trưởng thành, của đứa con bây giờ đã có thể tự lo được cho mình, và bắt đầu nghĩ đến việc san sẻ những gánh nặng của gia đình với mẹ. Năm đầu tiên kiếm được tiền, dù thưởng Tết không nhiều, nhưng tôi đã xung phong nhận lấy việc đi mua bánh kẹo Tết cho cả nhà. Dù lớn khôn thế nào hay kiếm được ít hay nhiều tiền ra sao, cái cảm giác được dùng tiền mình kiếm được để lo cho chính gia đình và bố mẹ của mình vào ngày Tết - vẫn là một cảm giác đầy hãnh diện mà bất cứ đứa con nào cũng có.
"Mang tiền về cho mẹ" cũng có nghĩa là thay lời nói "con ổn" để mẹ yên tâm. Mẹ biết rằng năm vừa rồi con làm ăn được, con vẫn tự lo cho bản thân mình mà không phải dựa dẫm. Và nếu may mắn, con khá hơn năm trước nữa, mẹ lại được dịp tự hào để khoe với các bác các cô: Năm nay, nó đưa phong bì... dày hơn năm ngoái.
"Mang tiền về cho mẹ", ít cũng được, nhiều càng tốt, mà thật ra không có cũng... không sao. Bởi mẹ sẽ chẳng bao giờ nói mẹ cần tiền, chẳng bao giờ để ta phải lo hay muốn vì mẹ mà ta phải nghĩ, phải cân đo tiết kiệm chuyện tiền bạc. Không cần nói ra, nhưng ta cũng biết trong lòng mẹ cần nhất ta lúc nào cũng được vui vẻ và hạnh phúc, chứ đâu cần dăm ba đồng bạc ta soạn ra mỗi lần ghé nhà chơi?
"Mang tiền về cho mẹ"... bởi thật ra tiền chỉ là... tiền. Tiền chỉ là một thứ công cụ để ta trao đổi trong cuộc sống chứ đâu phải điều gì quá đỗi tiêu cực hay xấu xa? Nếu ai đó coi tiền là thứ để thể hiện tình cảm với người mẹ đi lên từ nghèo khó, thì đó cũng là chuyện rất đỗi bình thường. Hoặc giả nếu không phải tiền mà là một thứ khác, điều đó cũng chẳng sao.
Tôi vẫn nhớ một lần nọ, tôi mới nhận thưởng Tết. Đó là một năm nhiều khó khăn của tôi. Sau khi nhẩm tính, trừ hết các khoản tiền phải trả, cộng cả một khoản tiền gửi về cho bố mẹ , tôi nhận ra mình chẳng còn bao nhiêu. Điều đó làm tôi buồn tê tái. Ôi nói gì thì cũng hay cho đến lúc tiền đội nón ra đi mà mình thậm chí còn chưa được tiêu. Tôi nhớ mình đã ngồi trước cửa công ty, ngước mắt lên trời, lòng buồn lặng đi khi nghĩ về khoản tiền mới kịp "đậu" trong tài khoản tôi vài tiếng.
Nhưng giây phút đấy lại làm tôi nhớ đến 1 triệu đồng đi chợ của mẹ ngày Tết. Và 160 nghìn còn sót lại sau cùng để mẹ gom góp vào cho những ngày tiếp sau. Mẹ đã bằng cách nào đó xoay sở hàng chục cái Tết một mình với số tiền ít ỏi ấy, thậm chí ít hơn. Còn tôi mới chỉ phải lo 1 vài cái Tết gần đây mà đã thấy nản, dù cho kiếm được nhiều tiền hơn mẹ rất nhiều lần. Nghĩ đến điều đó, tôi lại trào dâng một thứ động lực kỳ lạ. Tôi thấy mình đã trở thành một chỗ dựa vững chắc ra phết rồi đấy chứ, cũng thấy mình đã lớn lên. Nếu thậm chí tôi chẳng mang được đồng nào về nhà trong suốt những năm ấy, tôi cũng thấy mình đã trưởng thành rất nhiều khi bắt đầu biết lo toan và suy nghĩ về cách để bố mẹ mình đỡ vất vả hơn. Và đó là một điều tốt.
Mỗi gia đình đều có một câu chuyện riêng, mỗi người lại có một cách kể khác nhau, và mỗi chúng ta khi tìm đến nghệ thuật cũng có những nhu cầu riêng biệt. Nhưng, cố khoác lên mình một tác phẩm mang thật nhiều tiếng nói và câu chuyện cá nhân như "Mang tiền về cho mẹ" để nhìn về những vấn đề thời đại, liệu có phải là một sự gượng ép? Ta đâu thể ép anh Đen rap về một người mẹ cấp tiến nói không với đòn roi, càng không thể khiến hàng triệu người nghe đồng cảm khi họ đơn giản cũng đã từng lớn lên với từng ấy sự yêu thương xen lẫn nghiêm khắc. Ta cũng đâu thể ép anh Đen từ bỏ một thứ động lực rất con người, là "mang tiền về cho mẹ",... chỉ bởi cảm thấy nó chưa đủ bao dung với tất cả số đông? Vậy thì khác nào nói rằng giấc mơ muốn cho bố mẹ được sống tốt hơn của tôi, của anh Đen, hay của hàng triệu người trẻ khác - đều là thứ thực dụng và viển vông.
Một bài hát, một bản rap đôi khi chỉ là tiếng nói và câu chuyện của người nghệ sĩ, hoặc cả một thế hệ đã đồng cảm với những gì diễn ra trong đó - chứ đâu phải một tuyên ngôn hay chân lý tuyệt đối để làm hài lòng tất cả những người lắng nghe? Và đôi khi, chỉ bằng việc kể lại câu chuyện của riêng mỗi người, âm nhạc hay nghệ thuật mới có sức mạnh thay đổi thế giới. Bởi ở đó, chỉ những câu chuyện được kể từ trái tim mới có thể chạm được đến trái tim.
Mang tiền về cho vợ, cựu cầu thủ Arsenal từ triệu phú thành tay trắng sau ly hôn: "Kiếm được tám triệu euro, tôi gửi về bảy triệu. Cô ấy bảo tôi ký gì, tôi đều ký"
Kênh tin tức giải trí - Xã hội
Trang tin tức giải trí - xã hội Việt Nam - Quốc Tế. Đưa tin nhanh nhất : thời trang, video ngôi sao, phim ảnh, tình yêu, học đường, các chuyển động xã hội.
kenh14.vn
Link bài gốc: "Đi làm cả năm, đứa con nào cũng chỉ ước có tiền mang về cho mẹ..."
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
"Điểm danh" dự án đất nền tại Thái Nguyên trong tầm...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bí ẩn loài cây duy nhất trên thế giới có thể "đi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thị trường nhiều khác lạ, giá đất nền tại những nơi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một phân khúc bất động sản là "điểm sáng" hiếm hoi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Profile cực "đỉnh" của nữ Giám đốc quốc gia Miss...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sắp diễn ra tọa đàm bàn về "Điểm sáng trong cơ chế...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu