Giá hiện tại
39.9
Thay đổi
Xem hồ sơ doanh nghiệp
TIN MỚI
Báo cáo tại đại hội, ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT cho biết năm 2019, doanh thu của Fecon đạt 3.092 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 212 tỷ đồng.
Ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT chia sẻ, năm 2019 đánh dấu sự dịch chuyển mô hình nhà thầu chuyên môn tiến tới tổng thầu, tạo tiền đề đột phá cho giai đoạn 2020 – 2025 với 5 mảng kinh doanh chiến lược được xác định, bao gồm: nền và móng, công trình ngầm, hạ tầng, xây dựng và đầu tư dự án.
Fecon đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất năm 2020 đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 29,4% so với thực hiện năm 2019. Lợi nhuận ròng dự kiến đạt 233 tỷ đồng, tăng trưởng 10%. Ngoài ra, Fecon cũng điều chỉnh kế hoạch doanh thu, lợi nhuận cho các năm tiếp theo với một chiến lược thận trọng.
Theo kế hoạch cũ, Fecon phấn đấu đạt doanh thu 10.000 tỷ đồng vào năm 2023, thì theo chiến lược mới, mốc doanh thu này sẽ đạt được vào năm 2025. Một chỉ tiêu khác là lợi nhuận sau thuế từng được Fecon đặt mục tiêu sẽ gia nhập "câu lạc bộ ngàn tỷ" năm 2023, thì nay được điều chỉnh xuống còn 825 tỷ đồng vào năm 2025.
Theo ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT FECON, các chỉ tiêu chính được điều chỉnh "sát với diễn biến tình hình thực tế".
Bên cạnh đó, một chiến lược kinh doanh mang tính "chuyển mình" được Fecon xác định sẽ tập trung trong năm nay và những năm tiếp theo là xây dựng và phát triển năng lực và nguồn lực thực hiện các dự án theo hình thức tổng thầu (EPC). Cùng với các mảng đầu tư vào hạ tầng giao thông, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, Fecon cho biết, sẽ mở rộng đầu tư vào lĩnh vực phát triển đô thị và khu công nghiệp.
Được biết, mới đây Công ty China HarBour Engineering (CHEC - Trung Quốc) cũng đã trở thành cổ đông lớn nhất của Fecon.
Tại HĐCĐ, các cổ đông đã thông qua tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với cổ phiếu của công ty là 100% vốn điều lệ. Cổ tức năm 2019 tỷ lệ 10%, chia đều cho tiền mặt và cổ phiếu.
Phần hỏi đáp:
Cổ đông: Tại sao Fecon lại đồng ý hợp tác với Công ty China HarBour Engineering (CHEC - Trung Quốc)?
HĐQT: CHEC là đơn vị thi công và đầu tư quốc tế, quan tâm đến thị trường Việt Nam và Đông Nam Á, muốn sử dụng Fecon làm bàn đạp để tham gia các dự án ven biển và trên biển hay các dự án ở các nước Đông Nam Á như Malaysia…Chúng tôi cho rằng đây là cơ hội cho Fecon.
Cổ đông: Đâu là cơ sở để công ty xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2020?
HĐQT: Công ty đưa ra kế hoạch dựa trên các dự án đã theo đuổi như dự án ngầm metro hay các dự án điện gió. Fecon đã ký được 4.000 tỷ đồng cho 7 tháng đầu năm và cố gắng ký thêm hơn 1.000 tỷ đồng trong những tháng còn lại.
Công ty đang triển khai một dự bán điện gió ở Sóc Trăng, dù chưa có lợi nhuận trong 2 năm đầu nhưng có thể kỳ vọng chuyển nhượng cho đối tác nước ngoài trong 1-2 năm tới. Ngoài ra, 3 dự án điện ở Gia Lai và dự án hạ tầng đô thị đầu tiên ở Quế Võ, Bắc Ninh sẽ mang lại lợi nhuận.
Cổ đông: Xin HĐQT cho biết tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2020-2025, kế hoạch huy động vốn trong thời gian tới ?
HĐQT: Điểm rơi đầu tư của công ty sẽ vào 2020-2021, nguồn vốn dự kiến sẽ lấy từ việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược và có thể tăng vốn ở các công ty con nếu cần thiết. Bên cạnh đó, công ty sẽ thoái vốn dự án Vĩnh Hảo 6 hay phát hành từ 200-300 tỷ đồng trái phiếu.
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: ĐHCĐ Fecon: Giải thích lý do hợp tác với nhà thầu Trung Quốc China HarBour Engineering (CHEC)
39.9
Thay đổi
Xem hồ sơ doanh nghiệp
TIN MỚI
Báo cáo tại đại hội, ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT cho biết năm 2019, doanh thu của Fecon đạt 3.092 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 212 tỷ đồng.
Ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT chia sẻ, năm 2019 đánh dấu sự dịch chuyển mô hình nhà thầu chuyên môn tiến tới tổng thầu, tạo tiền đề đột phá cho giai đoạn 2020 – 2025 với 5 mảng kinh doanh chiến lược được xác định, bao gồm: nền và móng, công trình ngầm, hạ tầng, xây dựng và đầu tư dự án.
Fecon đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất năm 2020 đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 29,4% so với thực hiện năm 2019. Lợi nhuận ròng dự kiến đạt 233 tỷ đồng, tăng trưởng 10%. Ngoài ra, Fecon cũng điều chỉnh kế hoạch doanh thu, lợi nhuận cho các năm tiếp theo với một chiến lược thận trọng.
Theo kế hoạch cũ, Fecon phấn đấu đạt doanh thu 10.000 tỷ đồng vào năm 2023, thì theo chiến lược mới, mốc doanh thu này sẽ đạt được vào năm 2025. Một chỉ tiêu khác là lợi nhuận sau thuế từng được Fecon đặt mục tiêu sẽ gia nhập "câu lạc bộ ngàn tỷ" năm 2023, thì nay được điều chỉnh xuống còn 825 tỷ đồng vào năm 2025.
Theo ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT FECON, các chỉ tiêu chính được điều chỉnh "sát với diễn biến tình hình thực tế".
Bên cạnh đó, một chiến lược kinh doanh mang tính "chuyển mình" được Fecon xác định sẽ tập trung trong năm nay và những năm tiếp theo là xây dựng và phát triển năng lực và nguồn lực thực hiện các dự án theo hình thức tổng thầu (EPC). Cùng với các mảng đầu tư vào hạ tầng giao thông, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, Fecon cho biết, sẽ mở rộng đầu tư vào lĩnh vực phát triển đô thị và khu công nghiệp.
Được biết, mới đây Công ty China HarBour Engineering (CHEC - Trung Quốc) cũng đã trở thành cổ đông lớn nhất của Fecon.
Tại HĐCĐ, các cổ đông đã thông qua tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với cổ phiếu của công ty là 100% vốn điều lệ. Cổ tức năm 2019 tỷ lệ 10%, chia đều cho tiền mặt và cổ phiếu.
Phần hỏi đáp:
Cổ đông: Tại sao Fecon lại đồng ý hợp tác với Công ty China HarBour Engineering (CHEC - Trung Quốc)?
HĐQT: CHEC là đơn vị thi công và đầu tư quốc tế, quan tâm đến thị trường Việt Nam và Đông Nam Á, muốn sử dụng Fecon làm bàn đạp để tham gia các dự án ven biển và trên biển hay các dự án ở các nước Đông Nam Á như Malaysia…Chúng tôi cho rằng đây là cơ hội cho Fecon.
Cổ đông: Đâu là cơ sở để công ty xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2020?
HĐQT: Công ty đưa ra kế hoạch dựa trên các dự án đã theo đuổi như dự án ngầm metro hay các dự án điện gió. Fecon đã ký được 4.000 tỷ đồng cho 7 tháng đầu năm và cố gắng ký thêm hơn 1.000 tỷ đồng trong những tháng còn lại.
Công ty đang triển khai một dự bán điện gió ở Sóc Trăng, dù chưa có lợi nhuận trong 2 năm đầu nhưng có thể kỳ vọng chuyển nhượng cho đối tác nước ngoài trong 1-2 năm tới. Ngoài ra, 3 dự án điện ở Gia Lai và dự án hạ tầng đô thị đầu tiên ở Quế Võ, Bắc Ninh sẽ mang lại lợi nhuận.
Cổ đông: Xin HĐQT cho biết tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2020-2025, kế hoạch huy động vốn trong thời gian tới ?
HĐQT: Điểm rơi đầu tư của công ty sẽ vào 2020-2021, nguồn vốn dự kiến sẽ lấy từ việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược và có thể tăng vốn ở các công ty con nếu cần thiết. Bên cạnh đó, công ty sẽ thoái vốn dự án Vĩnh Hảo 6 hay phát hành từ 200-300 tỷ đồng trái phiếu.
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: ĐHCĐ Fecon: Giải thích lý do hợp tác với nhà thầu Trung Quốc China HarBour Engineering (CHEC)
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
ĐHCĐ bất thường FLCHomes bầu ban lãnh đạo mới: Bà...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sau ĐHCĐ Novaland (NVL) muốn dừng chuyển nhượng hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
CEO Group: ĐHCĐ 2023 không đủ điều kiện tiến hành...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Novaland trước thềm ĐHCĐ chiều nay tại Phan Thiết...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
ĐHCĐ bất thường VIB: Bầu thêm 1 thành viên Ban kiểm...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
ĐHCĐ Everland (EVG): Đặt kế hoạch tăng vốn, đẩy...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu