Cao trào cách mạng 1930-1931:
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 nổ ra trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa, tàn phá nền kinh tế ở các nước này, đẩy lùi sản xuất về mức cuối thế kỷ XIX. Giai cấp tư sản ở các nước đế quốc trút gánh nặng khủng hoảng lên vai nhân dân trong nước và nhân dân các nước thuộc địa, nửa thuộc địa. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư bản, giữa nông dân với địa chủ, giữa các nước thuộc địa, nửa thuộc địa với các nước đế quốc, giữa các nước đế quốc với nhau trở nên gay gắt.
Liên Xô- nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên trái đất, phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội, văn hóa và quốc phòng. Tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đã cổ vũ các dân tộc bị áp bức, nhân dân lao động các nước tư bản vùng lên đấu tranh.
Ở Đông Dương, thực dân Pháp chống đỡ những tai hoạ của cuộc khủng hoảng bằng cách tăng cường bóc lột nhân dân. Công nhân và nông dân là những nạn nhân trực tiếp và chịu nhiều tai hoạ nhất. Công nhân thất nghiệp ngày càng đông. Nông dân càng bị bần cùng. Nạn đói diễn ra trầm trọng. Hàng vạn người phải rời bỏ làng xã. Thợ thủ công phá sản. Nhà buôn nhỏ đóng cửa. Viên chức bị sa thải hàng loạt. Nhiều nhà tư sản dân tộc và địa chủ nhỏ cũng không tránh khỏi sa sút và phá sản. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và tay sai rất sâu sắc.
Đảng Cộng sản Việt Nam mới ra đời lãnh trách nhiệm thúc đẩy phong trào quần chúng phát triển thành cao trào cả nước.
Nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã ra lời kêu gọi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh và toàn thể đồng bào bị áp bức, bóc lột đứng lên đi theo Đảng làm cách mạng chống đế quốc và tay sai, giành lấy quyền sống. Lời kêu gọi khẳng định: “Sự áp bức và bóc lột vô nhân đạo của đế quốc Pháp đã làm cho đồng bào ta hiểu rằng có cách mạng thì sống, không có cách mạng thì chết”(1).
Phong trào cách mạng mở đầu bằng những cuộc bãi công của 5.000 công nhân đồn điền Phú Riềng (3-2-1930), của 4.000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (25-3-1930) và của 400 công nhân nhà máy Diêm Bến Thuỷ- Vinh (19-4-1930). Kết hợp với các cuộc bãi công, Đảng phát động đấu tranh chống thực dân Pháp khủng bố sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) của Việt Nam Quốc dân đảng. Từ tháng 2 đến tháng 4-1930, có 1.236 cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân ở khắp ba miền, đánh dấu một bước ngoặt trong phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân, nông dân và quần chúng lao động trong cả nước.
Từ cuộc đấu tranh ngày 1-5-1930, bãi công của công nhân kết hợp với biểu tình của nông dân và nhân dân lao động nổ ra ở cả ba miền Trung, Nam, Bắc, từ các nhà máy ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hồng Gai, Vinh, Sài Gòn, Chợ Lớn... đến các vùng nông thôn Gia Định, Vĩnh Long, Bến Tre, Long Xuyên, Cần Thơ, Trà Vinh, Mỹ Tho, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Thái Bình, Hà Nam... Bãi công của công nhân và biểu tình của nông dân có sự phối hợp với bãi khoá của học sinh và bãi thị của những người buôn bán nhỏ.
Hầu hết các cuộc đấu tranh đã giành được thắng lợi, buộc đế quốc Pháp và tay sai phải thả một số người bị bắt, cải thiện một số điều kiện làm việc cho công nhân, hoãn thuế cho nông dân.
Ngày 1-8-1930, Đảng mở cuộc vận động kỷ niệm ngày “Quốc tế đỏ” đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ Liên Xô.
Tháng 9-1930, từ những cuộc đấu tranh ban đầu đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ, quần chúng tiến lên đấu tranh chính trị, nhiều cuộc biểu tình có lực lượng tự vệ vũ trang bảo vệ. Một số cuộc biểu tình đã diễn ra để kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười và Công xã Quảng Châu. Các đảng viên cộng sản đi đầu trong đấu tranh. Đến tháng 3-1931, Đảng có 2.100 đảng viên, phần lớn xuất thân từ công nhân, nông dân nghèo. Cao trào cách mạng công nông đã lôi cuốn nhiều trí thức tham gia. Công hội, Nông hội, Đoàn thanh niên cộng sản, Hội phụ nữ giải phóng phát triển.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 nổ ra trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa, tàn phá nền kinh tế ở các nước này, đẩy lùi sản xuất về mức cuối thế kỷ XIX. Giai cấp tư sản ở các nước đế quốc trút gánh nặng khủng hoảng lên vai nhân dân trong nước và nhân dân các nước thuộc địa, nửa thuộc địa. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư bản, giữa nông dân với địa chủ, giữa các nước thuộc địa, nửa thuộc địa với các nước đế quốc, giữa các nước đế quốc với nhau trở nên gay gắt.
Liên Xô- nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên trái đất, phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội, văn hóa và quốc phòng. Tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đã cổ vũ các dân tộc bị áp bức, nhân dân lao động các nước tư bản vùng lên đấu tranh.
Ở Đông Dương, thực dân Pháp chống đỡ những tai hoạ của cuộc khủng hoảng bằng cách tăng cường bóc lột nhân dân. Công nhân và nông dân là những nạn nhân trực tiếp và chịu nhiều tai hoạ nhất. Công nhân thất nghiệp ngày càng đông. Nông dân càng bị bần cùng. Nạn đói diễn ra trầm trọng. Hàng vạn người phải rời bỏ làng xã. Thợ thủ công phá sản. Nhà buôn nhỏ đóng cửa. Viên chức bị sa thải hàng loạt. Nhiều nhà tư sản dân tộc và địa chủ nhỏ cũng không tránh khỏi sa sút và phá sản. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và tay sai rất sâu sắc.
Đảng Cộng sản Việt Nam mới ra đời lãnh trách nhiệm thúc đẩy phong trào quần chúng phát triển thành cao trào cả nước.
Nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã ra lời kêu gọi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh và toàn thể đồng bào bị áp bức, bóc lột đứng lên đi theo Đảng làm cách mạng chống đế quốc và tay sai, giành lấy quyền sống. Lời kêu gọi khẳng định: “Sự áp bức và bóc lột vô nhân đạo của đế quốc Pháp đã làm cho đồng bào ta hiểu rằng có cách mạng thì sống, không có cách mạng thì chết”(1).
Phong trào cách mạng mở đầu bằng những cuộc bãi công của 5.000 công nhân đồn điền Phú Riềng (3-2-1930), của 4.000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (25-3-1930) và của 400 công nhân nhà máy Diêm Bến Thuỷ- Vinh (19-4-1930). Kết hợp với các cuộc bãi công, Đảng phát động đấu tranh chống thực dân Pháp khủng bố sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) của Việt Nam Quốc dân đảng. Từ tháng 2 đến tháng 4-1930, có 1.236 cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân ở khắp ba miền, đánh dấu một bước ngoặt trong phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân, nông dân và quần chúng lao động trong cả nước.
Từ cuộc đấu tranh ngày 1-5-1930, bãi công của công nhân kết hợp với biểu tình của nông dân và nhân dân lao động nổ ra ở cả ba miền Trung, Nam, Bắc, từ các nhà máy ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hồng Gai, Vinh, Sài Gòn, Chợ Lớn... đến các vùng nông thôn Gia Định, Vĩnh Long, Bến Tre, Long Xuyên, Cần Thơ, Trà Vinh, Mỹ Tho, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Thái Bình, Hà Nam... Bãi công của công nhân và biểu tình của nông dân có sự phối hợp với bãi khoá của học sinh và bãi thị của những người buôn bán nhỏ.
Hầu hết các cuộc đấu tranh đã giành được thắng lợi, buộc đế quốc Pháp và tay sai phải thả một số người bị bắt, cải thiện một số điều kiện làm việc cho công nhân, hoãn thuế cho nông dân.
Ngày 1-8-1930, Đảng mở cuộc vận động kỷ niệm ngày “Quốc tế đỏ” đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ Liên Xô.
Tháng 9-1930, từ những cuộc đấu tranh ban đầu đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ, quần chúng tiến lên đấu tranh chính trị, nhiều cuộc biểu tình có lực lượng tự vệ vũ trang bảo vệ. Một số cuộc biểu tình đã diễn ra để kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười và Công xã Quảng Châu. Các đảng viên cộng sản đi đầu trong đấu tranh. Đến tháng 3-1931, Đảng có 2.100 đảng viên, phần lớn xuất thân từ công nhân, nông dân nghèo. Cao trào cách mạng công nông đã lôi cuốn nhiều trí thức tham gia. Công hội, Nông hội, Đoàn thanh niên cộng sản, Hội phụ nữ giải phóng phát triển.
Bài tương tự bạn quan tâm
Đảng CSVN ra đời là bước ngoặt trọng đại trong lịch...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Giáo trình Lịch sử Đảng - bộ GD
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tài liệu ôn tập Lịch sử Đảng cộng sản việt nam - 10...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hướng dẫn ôn thi lịch sử đảng - NXB ĐH QGHN
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
8 câu hỏi và trả lời Đường lối Cách Mạng Đảng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Những nguyên tắc tổ chức Đảng trong tác phẩm Làm gì...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu