AT - Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, dù đang vật vã với cơn đau tột cùng vì thuốc, “đóa hương dương” Lê Thanh Thúy vẫn nhắc nhở các tình nguyện viên chuẩn bị tươm tất lễ hội Giáng sinh 2007 cho bệnh nhi ung thư. Nào là “nhớ chụp hình cho các bé, nào là ông già Noel phải chọn người hóm hỉnh, sinh động…”.
Tâm nguyện hằng ấp ủ của Thúy đã sớm thành hiện thực thông qua chương trình “Ước mơ của Thúy” do Tuổi Trẻ thành lập. Và giờ đây, chương trình ấy vừa bắt đầu một chặng đường mới: từ ngày 29-11, tấm gương sống đẹp của công dân trẻ Lê Thanh Thúy sẽ được đưa vào hoạt động chào cờ như một chuyên đề ở các trường trung học phổ thông tại TP.HCM. Trong buổi giao lưu đầu tiên ở Trường THPT Marie Curie, câu chuyện về nghị lực sống mãnh liệt, lạc quan của Thúy đã thật sự gây xúc động và nhận được mối đồng cảm lớn lao từ các bạn học sinh.
Vậy đó! Sức thuyết phục từ một câu chuyện sống đẹp hiện hữu trong đời thực quả tình mạnh gấp nghìn lần lời thuyết giảng khô khan. Làm sao không khỏi nao lòng khi biết rằng dù chỉ còn một chân và đang hóa trị nhưng Thúy vẫn cùng bạn bè thân thiết quyên góp tiền, rồi chống nạng đến từng giường bệnh động viên và trao quà cho các bệnh nhi ung thư… Làm sao không khỏi khâm phục khi thấy Thúy luôn tươi cười nô đùa cùng 100 bệnh nhi ung thư trong đêm hội Trung thu 2007, dù tế bào di căn đã hủy hoại cột sống và bạn phải nằm một chỗ!
Mỗi bạn trẻ ắt sẽ thấy mình hạnh phúc, may mắn hơn khi nghe ông Lê Nguyên Nhựt (cha của Thúy) nhắn nhủ: “Các cháu còn mạnh khỏe hãy cố gắng học tốt và đừng làm buồn lòng cha mẹ”.
Trong bối cảnh truyền thông cả nước xuất hiện nhiều video clip về bạo lực học đường (bảo mẫu hành hạ em bé mầm non, nữ sinh cấp II hành hung bạn học…) thì hình ảnh về lòng nhân ái của “đóa hướng dương” Lê Thanh Thúy như ngàn tia nắng mặt trời sưởi ấm lòng ta.
Chừng nào nhân loại còn thổn thức vì câu chuyện cổ tích Cô bé bán diêm của đại văn hào Đan Mạch Hans Christian Andersen, chừng nào vẫn còn ai đó biết đau với nỗi đau đồng loại như công dân trẻ Thanh Thúy, thì chừng ấy ta vẫn còn niềm tin những hạt mầm nhân ái mãi mãi trường tồn.
DUY PHÚC (Tạp chí Áo Trắng)
Ngày hội Hoa hướng dương – ủng hộ các bé bị ung thư – lần đầu tiên tổ chức tại Hà Nội – Ảnh: Tố Oanh
Cùng cảnh ngộ nên Thúy thấu hiểu bao khó khăn về vật chất và cả những khoảng trống tinh thần đầy chông chênh của những ai vướng phải căn bệnh nan y quái ác này. Vì thế, Thúy khao khát sẽ có một tổ chức xã hội hỗ trợ, giúp đỡ bệnh nhi ung thư.
Tâm nguyện hằng ấp ủ của Thúy đã sớm thành hiện thực thông qua chương trình “Ước mơ của Thúy” do Tuổi Trẻ thành lập. Và giờ đây, chương trình ấy vừa bắt đầu một chặng đường mới: từ ngày 29-11, tấm gương sống đẹp của công dân trẻ Lê Thanh Thúy sẽ được đưa vào hoạt động chào cờ như một chuyên đề ở các trường trung học phổ thông tại TP.HCM. Trong buổi giao lưu đầu tiên ở Trường THPT Marie Curie, câu chuyện về nghị lực sống mãnh liệt, lạc quan của Thúy đã thật sự gây xúc động và nhận được mối đồng cảm lớn lao từ các bạn học sinh.
Vậy đó! Sức thuyết phục từ một câu chuyện sống đẹp hiện hữu trong đời thực quả tình mạnh gấp nghìn lần lời thuyết giảng khô khan. Làm sao không khỏi nao lòng khi biết rằng dù chỉ còn một chân và đang hóa trị nhưng Thúy vẫn cùng bạn bè thân thiết quyên góp tiền, rồi chống nạng đến từng giường bệnh động viên và trao quà cho các bệnh nhi ung thư… Làm sao không khỏi khâm phục khi thấy Thúy luôn tươi cười nô đùa cùng 100 bệnh nhi ung thư trong đêm hội Trung thu 2007, dù tế bào di căn đã hủy hoại cột sống và bạn phải nằm một chỗ!
Mỗi bạn trẻ ắt sẽ thấy mình hạnh phúc, may mắn hơn khi nghe ông Lê Nguyên Nhựt (cha của Thúy) nhắn nhủ: “Các cháu còn mạnh khỏe hãy cố gắng học tốt và đừng làm buồn lòng cha mẹ”.
Trong bối cảnh truyền thông cả nước xuất hiện nhiều video clip về bạo lực học đường (bảo mẫu hành hạ em bé mầm non, nữ sinh cấp II hành hung bạn học…) thì hình ảnh về lòng nhân ái của “đóa hướng dương” Lê Thanh Thúy như ngàn tia nắng mặt trời sưởi ấm lòng ta.
Chừng nào nhân loại còn thổn thức vì câu chuyện cổ tích Cô bé bán diêm của đại văn hào Đan Mạch Hans Christian Andersen, chừng nào vẫn còn ai đó biết đau với nỗi đau đồng loại như công dân trẻ Thanh Thúy, thì chừng ấy ta vẫn còn niềm tin những hạt mầm nhân ái mãi mãi trường tồn.
DUY PHÚC (Tạp chí Áo Trắng)