TIN MỚI
Những toan tính nhìn từ ĐHĐCĐ
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) ngày 10/7 vừa có thư mời tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 lần 2 vào ngày 29/7, tròn một tháng sau phiên bất thành lần 1.
Ở diễn biến gần như đồng thời, cổ đông chiến lược SMBC (Nhật Bản) ngày 10/7 có văn bản gửi HĐQT Eximbank đề nghị triệu tập ĐHĐCĐ bất thường năm 2019 lần 2, khi lần 1 cũng bất thành trong cùng ngày diễn ra ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 (lần 1).
Hai ĐHĐCĐ này đều có ý nghĩa rất quan trọng, trong đó ĐHĐCĐ bất thường năm 2019 do SMBC đề nghị triệu tập, sẽ thanh lọc HĐQT, thông qua bỏ phiếu bất tín nhiệm và giảm số lượng thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2015-2019. Trong khi đó, ĐHĐCĐ thường niên 2020 sẽ bầu ra HĐQT, BKS nhiệm kỳ mới 2020-2024.
Bởi vậy mà mới có chuyện ngày 30/6, HĐQT Eximbank sắp xếp để ĐHĐCĐ thường niên 2020 diễn ra buổi sáng với mục đích kiện toàn ban lãnh đạo nhiệm kỳ mới; rồi tới buổi chiều mới tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2019, khi đó dù có kết quả thế nào, gần như không còn nhiều ý nghĩa.
Tương tự là cái cách HĐQT Eximbank triệu tập ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 lần 2, mà không đề cập đến ĐHĐCĐ bất thường năm 2019 lần 2, dù theo Điều lệ, cũng phải được tổ chức chậm nhất vào ngày 29/7 tới đây.
Những toan tính của các nhóm cổ đông lớn đang kéo lùi sự phát triển của Eximbank. Không một nhóm nào đủ sức chi phối, trong khi các bên đã vượt qua lằn ranh để có thể còn ngồi lại với nhau, Eximbank chìm trong "cuộc chiến vương quyền" suốt cả nhiệm kỳ 2015-2019.
Nên nhớ các ĐHĐCĐ không chỉ liên quan đến vấn đề nhân sự, mà còn vạch ra đường hướng, kế hoạch kinh doanh, phát triển. Dù vậy, từ đầu năm 2016 đến nay, Eximbank đã tổ chức ít nhất 9 phiên họp ĐHĐCĐ, nhưng chỉ có 2 trong số đó là thành công, chưa kể các lần đại hội khác bị hoãn vì nhiều lý do. Điều này dẫn tới những hệ quả tai hại. Chẳng hạn suốt 15 tháng qua, Eximbank không có Tổng giám đốc - cũng là người đại diện theo pháp luật duy nhất. Trong khi nội dung sửa đổi điều lệ theo hướng bổ sung một người đại diện theo pháp luật là Chủ tịch HĐQT cũng không thể thực hiện được.
Mà lưu ý là, bản thân vị trí Chủ tịch HĐQT Eximbank cũng chìm trong tranh cãi pháp lý, khi thay đến 4 đời chỉ trong 2 năm qua, từ ông Lê Minh Quốc đến bà Lương Thị Cẩm Tú, ông Cao Xuân Ninh và nay là ông Yasuhiro Saitoh.
Tranh chấp đến bao giờ?
Không chỉ các nhóm cổ đông đối đầu, không tin tưởng nhau, mà bản thân các nhóm cổ đông cũng không dành quá nhiều niềm tin nơi HĐQT - vốn tới một nửa được HĐQT nhiệm kỳ cũ đề cử, tức là về mặt lý thuyết, không đại diện cho lợi ích của các nhóm cổ đông. Những người này là các thành viên "0 đồng", và những lá phiếu của họ trong các cuộc họp HĐQT chắc hẳn hãy còn phụ thuộc nhiều yếu tố.
Đặt trong bối cảnh chung từ năm 2015, chìm trong tranh đấu quyền lực, nội bộ lục đục, chảy máu nhân tài đã kéo Eximbank từ một ngân hàng top đầu, trở thành một nhà băng ở nhóm sau, với lợi nhuận thua xa những "đàn em" một thời như OCB, NamABank, TPBank, VIB...chứ chưa nói đến những Techcombank, VPBank, MB, ACB...
Thực trạng bết bát khiến nhiều cán bộ nhân viên - những người cống hiến cả tuổi thanh xuân tại Eximbank không khỏi xót xa, đến độ không ít người rỉ tai nhau việc đập phá toà nhà số 7 Lê Thị Hồng Gấm (Quận 1) là nguyên nhân khiến Eximbank mãi chìm trong khủng hoảng không lối thoát. Tất nhiên đây chỉ là đồn đoán mang tính tâm linh, dù vậy nó cũng cho thấy sự bế tắc của nhân viên Eximbank, khi họ không giải thích nổi vì sao các ông chủ của mình lại không thể thống nhất, ngồi lại với nhau để tìm tiếng nói chung, đưa ngân hàng trở lại "đường ray", kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận.
Trong giới doanh nhân, có một lằn ranh trong các cuộc tranh chấp. Vượt quá ranh giới đó, đồng nghĩa với các bên không thể ngồi lại được với nhau nữa, chẳng hạn câu chuyện ở Tổng công ty Vinaconex. Với Eximbank cũng vậy. Trong trường hợp này, hơn lúc nào hết cần đến vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Đây không phải lần đầu dư luận đặt vấn đề này đối với Thống đốc Lê Minh Hưng cùng các cộng sự.
Tuy nhiên rõ ràng là đến thời điểm hiện tại, dấu ấn của cơ quan quản lý ngành đối với những lùm xùm ở Eximbank là chưa thực sự rõ nét, mà minh chứng rõ nhất là Eximbank chưa tổ chức được các ĐHĐCĐ, kể cả ĐHĐCĐ bất thường năm 2019, dù NHNN đã yêu cầu tổ chức và thậm chí xử phạt một số Thành viên HĐQT không chịu tiến hành; hay những tranh cãi pháp lý kéo dài suốt 2 năm qua liên quan chiếc ghế Chủ tịch HĐQT cũng chưa được NHNN công bố/ kết luận đúng sai.
Lưu ý rằng ngân hàng là một ngành nghề rất đặc thù, khi trong tổng tài sản hàng trăm nghìn tỷ đồng, thì chỉ một phần nhỏ là của các cổ đông, còn chủ yếu là tiền của người dân, doanh nghiệp và các ngân hàng khác. Thực trạng rối ren ở Eximbank tiềm ẩn nguy cơ không nhỏ về mất an toàn hệ thống tín dụng, mà như đã đề cập, Eximbank đã hơn 1 năm qua không có Người đại diện theo pháp luật.
Trong bối cảnh như vậy, các cổ đông nhỏ và dư luận đang rất mong chờ NHNN siết chặt quản lý, mạnh tay với các nhóm cổ đông lớn đang tranh chấp, làm suy kiệt Eximbank, mà trước mắt là đảm bảo tiến hành ĐHĐCĐ bất thường năm 2019 và ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 theo trình tự và quy định pháp luật, Điều lệ Ngân hàng. Trên cơ sở đó, sẽ làm sạch HĐQT để bầu ra HĐQT nhiệm kỳ mới 2020-2024.
Các cổ đông có thể vẫn sẽ không đứng cùng một chiến tuyến, song HĐQT được bầu ra phải thực sự minh bạch, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của các nhóm cổ đông, cùng với các thành viên độc lập đủ năng lực và đảm bảo tính khách quan, không loại trừ là "người" của NHNN. Chỉ có như vậy, mới hi vọng về một tương lai sáng sủa hơn cho Eximbank. Còn nếu không, một nhiệm kỳ loạn lạc, tranh đấu, quyết chiến kịch liệt giữa các nhóm cổ đông như 5 năm đã qua là không khó để mường tượng. Nếu để kịch bản này xảy ra, thì đó không chỉ là thất bại của chính giới chủ Eximbank, mà cũng là một vết "gợn" của cơ quan quản lý - Ngân hàng Nhà nước.
Cổ đông chiến lược SMBC yêu cầu Eximbank tổ chức đại hội bất thường trước đại hội thường niên
Nhà đầu tư
Link bài gốc: 'Cuộc chiến vương quyền' ở Eximbank bao giờ kết thúc?
Những toan tính nhìn từ ĐHĐCĐ
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) ngày 10/7 vừa có thư mời tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 lần 2 vào ngày 29/7, tròn một tháng sau phiên bất thành lần 1.
Ở diễn biến gần như đồng thời, cổ đông chiến lược SMBC (Nhật Bản) ngày 10/7 có văn bản gửi HĐQT Eximbank đề nghị triệu tập ĐHĐCĐ bất thường năm 2019 lần 2, khi lần 1 cũng bất thành trong cùng ngày diễn ra ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 (lần 1).
Hai ĐHĐCĐ này đều có ý nghĩa rất quan trọng, trong đó ĐHĐCĐ bất thường năm 2019 do SMBC đề nghị triệu tập, sẽ thanh lọc HĐQT, thông qua bỏ phiếu bất tín nhiệm và giảm số lượng thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2015-2019. Trong khi đó, ĐHĐCĐ thường niên 2020 sẽ bầu ra HĐQT, BKS nhiệm kỳ mới 2020-2024.
Bởi vậy mà mới có chuyện ngày 30/6, HĐQT Eximbank sắp xếp để ĐHĐCĐ thường niên 2020 diễn ra buổi sáng với mục đích kiện toàn ban lãnh đạo nhiệm kỳ mới; rồi tới buổi chiều mới tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2019, khi đó dù có kết quả thế nào, gần như không còn nhiều ý nghĩa.
Tương tự là cái cách HĐQT Eximbank triệu tập ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 lần 2, mà không đề cập đến ĐHĐCĐ bất thường năm 2019 lần 2, dù theo Điều lệ, cũng phải được tổ chức chậm nhất vào ngày 29/7 tới đây.
Những toan tính của các nhóm cổ đông lớn đang kéo lùi sự phát triển của Eximbank. Không một nhóm nào đủ sức chi phối, trong khi các bên đã vượt qua lằn ranh để có thể còn ngồi lại với nhau, Eximbank chìm trong "cuộc chiến vương quyền" suốt cả nhiệm kỳ 2015-2019.
Nên nhớ các ĐHĐCĐ không chỉ liên quan đến vấn đề nhân sự, mà còn vạch ra đường hướng, kế hoạch kinh doanh, phát triển. Dù vậy, từ đầu năm 2016 đến nay, Eximbank đã tổ chức ít nhất 9 phiên họp ĐHĐCĐ, nhưng chỉ có 2 trong số đó là thành công, chưa kể các lần đại hội khác bị hoãn vì nhiều lý do. Điều này dẫn tới những hệ quả tai hại. Chẳng hạn suốt 15 tháng qua, Eximbank không có Tổng giám đốc - cũng là người đại diện theo pháp luật duy nhất. Trong khi nội dung sửa đổi điều lệ theo hướng bổ sung một người đại diện theo pháp luật là Chủ tịch HĐQT cũng không thể thực hiện được.
Mà lưu ý là, bản thân vị trí Chủ tịch HĐQT Eximbank cũng chìm trong tranh cãi pháp lý, khi thay đến 4 đời chỉ trong 2 năm qua, từ ông Lê Minh Quốc đến bà Lương Thị Cẩm Tú, ông Cao Xuân Ninh và nay là ông Yasuhiro Saitoh.
Tranh chấp đến bao giờ?
Không chỉ các nhóm cổ đông đối đầu, không tin tưởng nhau, mà bản thân các nhóm cổ đông cũng không dành quá nhiều niềm tin nơi HĐQT - vốn tới một nửa được HĐQT nhiệm kỳ cũ đề cử, tức là về mặt lý thuyết, không đại diện cho lợi ích của các nhóm cổ đông. Những người này là các thành viên "0 đồng", và những lá phiếu của họ trong các cuộc họp HĐQT chắc hẳn hãy còn phụ thuộc nhiều yếu tố.
Đặt trong bối cảnh chung từ năm 2015, chìm trong tranh đấu quyền lực, nội bộ lục đục, chảy máu nhân tài đã kéo Eximbank từ một ngân hàng top đầu, trở thành một nhà băng ở nhóm sau, với lợi nhuận thua xa những "đàn em" một thời như OCB, NamABank, TPBank, VIB...chứ chưa nói đến những Techcombank, VPBank, MB, ACB...
Thực trạng bết bát khiến nhiều cán bộ nhân viên - những người cống hiến cả tuổi thanh xuân tại Eximbank không khỏi xót xa, đến độ không ít người rỉ tai nhau việc đập phá toà nhà số 7 Lê Thị Hồng Gấm (Quận 1) là nguyên nhân khiến Eximbank mãi chìm trong khủng hoảng không lối thoát. Tất nhiên đây chỉ là đồn đoán mang tính tâm linh, dù vậy nó cũng cho thấy sự bế tắc của nhân viên Eximbank, khi họ không giải thích nổi vì sao các ông chủ của mình lại không thể thống nhất, ngồi lại với nhau để tìm tiếng nói chung, đưa ngân hàng trở lại "đường ray", kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận.
Trong giới doanh nhân, có một lằn ranh trong các cuộc tranh chấp. Vượt quá ranh giới đó, đồng nghĩa với các bên không thể ngồi lại được với nhau nữa, chẳng hạn câu chuyện ở Tổng công ty Vinaconex. Với Eximbank cũng vậy. Trong trường hợp này, hơn lúc nào hết cần đến vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Đây không phải lần đầu dư luận đặt vấn đề này đối với Thống đốc Lê Minh Hưng cùng các cộng sự.
Tuy nhiên rõ ràng là đến thời điểm hiện tại, dấu ấn của cơ quan quản lý ngành đối với những lùm xùm ở Eximbank là chưa thực sự rõ nét, mà minh chứng rõ nhất là Eximbank chưa tổ chức được các ĐHĐCĐ, kể cả ĐHĐCĐ bất thường năm 2019, dù NHNN đã yêu cầu tổ chức và thậm chí xử phạt một số Thành viên HĐQT không chịu tiến hành; hay những tranh cãi pháp lý kéo dài suốt 2 năm qua liên quan chiếc ghế Chủ tịch HĐQT cũng chưa được NHNN công bố/ kết luận đúng sai.
Lưu ý rằng ngân hàng là một ngành nghề rất đặc thù, khi trong tổng tài sản hàng trăm nghìn tỷ đồng, thì chỉ một phần nhỏ là của các cổ đông, còn chủ yếu là tiền của người dân, doanh nghiệp và các ngân hàng khác. Thực trạng rối ren ở Eximbank tiềm ẩn nguy cơ không nhỏ về mất an toàn hệ thống tín dụng, mà như đã đề cập, Eximbank đã hơn 1 năm qua không có Người đại diện theo pháp luật.
Trong bối cảnh như vậy, các cổ đông nhỏ và dư luận đang rất mong chờ NHNN siết chặt quản lý, mạnh tay với các nhóm cổ đông lớn đang tranh chấp, làm suy kiệt Eximbank, mà trước mắt là đảm bảo tiến hành ĐHĐCĐ bất thường năm 2019 và ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 theo trình tự và quy định pháp luật, Điều lệ Ngân hàng. Trên cơ sở đó, sẽ làm sạch HĐQT để bầu ra HĐQT nhiệm kỳ mới 2020-2024.
Các cổ đông có thể vẫn sẽ không đứng cùng một chiến tuyến, song HĐQT được bầu ra phải thực sự minh bạch, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của các nhóm cổ đông, cùng với các thành viên độc lập đủ năng lực và đảm bảo tính khách quan, không loại trừ là "người" của NHNN. Chỉ có như vậy, mới hi vọng về một tương lai sáng sủa hơn cho Eximbank. Còn nếu không, một nhiệm kỳ loạn lạc, tranh đấu, quyết chiến kịch liệt giữa các nhóm cổ đông như 5 năm đã qua là không khó để mường tượng. Nếu để kịch bản này xảy ra, thì đó không chỉ là thất bại của chính giới chủ Eximbank, mà cũng là một vết "gợn" của cơ quan quản lý - Ngân hàng Nhà nước.
Cổ đông chiến lược SMBC yêu cầu Eximbank tổ chức đại hội bất thường trước đại hội thường niên
Nhà đầu tư
Link bài gốc: 'Cuộc chiến vương quyền' ở Eximbank bao giờ kết thúc?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Xác định thắng - thua trong 'cuộc chiến' vương...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nữ cầu thủ dám thay đổi 'cuộc chơi' trong môn thể...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
'Cuộc chơi' địa ốc kín tiếng của bà chủ King Coffee
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Làn sóng chuyển dịch nhà máy làm nóng 'cuộc chơi'...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
''Giờ G'' sắp điểm, ai sẽ thay Petrolimex cầm trịch...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
'Cuộc chơi' mới của một cựu thành viên HĐQT NCB
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu