TIN MỚI
Cả 3 chợ đầu mối của TPHCM là Hóc Môn, Bình Điền và Thủ Đức ngừng hoạt động do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Thêm vào đó, việc hơn phân nửa số chợ truyền thống hiện tại cũng tạm đóng cửa dẫn đến việc cung ứng hàng hóa ở TP.HCM trở nên khó khăn.
Ngày trước khi có nhiều sự lựa chọn, người Sài Gòn muốn gì có đó, chỉ cần bỏ một chút kinh phí, thế nhưng ở thời điểm hiện tại kinh phí chưa hẳn đã giải quyết được các vấn đề về lương thực nếu như không thay đổi thói quen.
Người Sài Gòn bỗng dưng quý rau củ như vàng
NGƯỜI SÀI GÒN THAY ĐỔI THÓI QUEN, BẤT NGỜ QUÝ RAU CỦ QUẢ NHƯ VÀNG
Sản lượng thực phẩm mà 3 chợ đầu mối Thủ Đức - Bình Điền - Hóc Môn cung cấp cho cả thành phố chiếm đến 70%. Chính vì thế mà khi các khu chợ này đóng cửa, thị trường nông sản, thực phẩm ở TP.HCM gặp nhiều khó khăn.
Nhiều người than vãn rằng giờ cứ hễ ra chợ thấy còn gì là mua đó, không cả nể, miễn là thứ đó có thể để được lâu ngày. Hoặc trên tinh thần tương tự, người đi siêu thị không cả mặc cả đồ tươi hay héo, ngon hay dở mà chỉ cần có sẵn và có đủ là được.
Một bức ảnh được lan truyền trên mạng khắc hoạ rõ sự quan trọng của rau củ quả với người Sài Gòn ngay lúc này
Nhận ra điều này, một số gia đình đã thay đổi, giải pháp tối ưu nhất mà họ áp dụng chính là: Thay đổi có kế hoạch và Tiết kiệm.
Thói quen đi chợ của người Sài Gòn không còn là mỗi ngày nữa mà thay vào đó là hàng tuần hay thậm chí hàng tháng để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng.
Nhiều gia đình cũng đã bắt đầu "áp dụng" chính sách tiết kiệm và trân quý các loại lương thực từ đắt đến rẻ. Trái bí, quả cà, mớ rau lúc này là cực kỳ "có giá".
"Bình thường nhà em ăn xong không có thói quen cất thức ăn thừa, lãng phí một chút nhưng bảo vệ được sức khoẻ của cả gia đình vì không phải thức ăn nào để qua đêm cũng an toàn để có thể hâm nóng lại. Còn thời gian này giá cả leo thang, khó mua nên nghĩ cách tiết kiệm đồ ăn. Chia kỹ từng phần ăn, chỉ nấu vừa đủ có khi cũng thiếu chứ không nấu dư", bạn D.H.U (2 tuổi, ngụ Gò Vấp, TP.HCM) chia sẻ.
Bảo quản thực phẩm cũng là một trong những cách tiết kiệm chúng. Ảnh: Nguyễn Quỳnh Hoa
Bài học về tiết kiệm lương thực, thực phẩm nay đã được người thành thị bậc nhất áp dụng trong xu thế hiện nay. Rất nhiều hình thức tiết kiệm thực phẩm, từ thịt cá đến rau củ quả được người Sài Gòn dụng thực tế chứ không còn trên lý thuyết suông. Chẳng hạn, bữa cơm như chỉ nấu vừa đủ chứ không nấu thừa, phần thức ăn thừa nếu có sẽ được bảo quản kỹ lưỡng cho bữa ăn sau, một số gia đình còn lên thực đơn cụ thể để tính toán tránh hao hụt thực phẩm.
"Không biết làm sao nếu không mua được đồ ăn ngay lúc này mà chỉ có có thể cầm cự bằng mì gói, đành rằng không chết vì thiếu đồ ăn nhưng cả gia đình mà cứ trông vào đồ tươi mà không có thì tinh thần đâu nữa mà phấn chấn", bạn H.U nói.
Nhiều gia đình còn chuẩn bị sẵn thực phẩm cho hai tuần liền
NHỮNG BÀI HỌC ĐẮT GIÁ VỀ "NGÂN HÀNG THỰC PHẨM" GIỮA ĐẠI DỊCH
Chợt nhớ bài học về "ngân hàng thực phẩm" được người dân châu Âu áp dụng từ hơn 30 năm nay. Cụ thể, với mỗi lần thực phẩm đóng gói, nông sản trở nên dư thừa, phải bán đổ bán tháo, Liên minh châu Âu sẽ mua lại và chuyển miễn phí cho các tổ chức từ thiện. Cách làm này đã giúp họ tiết kiệm được rất nhiều các loại thực phẩm.
Từ các thực phẩm ăn liền đến các món có thể dự trữ lâu dài, người dân châu Âu cho vào thùng giấy và phân phát khắp nơi, những nơi có đông người thất nghiệp, vô gia cư. Ngoài ra một số người rộng rãi quỹ thực phẩm có thể đến và góp thêm để tránh lãng phí.
Ở Việt Nam, mô hình "ngân hàng thực phẩm" của một nhóm học sinh ở các trường THPT Hà Nội cũng được duy trì gần 7 năm từ 2014 đến nay. Mô hình này được thực hiện dựa trên hình thức các nhóm học sinh tham gia sẽ vận động, xin những suất ăn dư thừa còn nguyên vẹn về hình thức, chất lượng từ các nhà hàng, doanh nghiệp,... các thực phẩm này được bảo đảm nghiêm ngặt về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, đóng gói kỹ lưỡng trước khi gửi đến cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Kể từ khi được thành lập đến thời điểm hiện tại, mô hình này đã trao được hàng nghìn suất ăn miễn phí cho người lang thang, cơ nhỡ, người nghèo. Đơn vị tổ chức cũng đã đứng ra kêu gọi hàng chục nghìn người ký cam kết không lãng phí thực phẩm, nâng cao ý thức tiết kiệm, không lãng phí.
Các ngân hàng thực phẩm tránh lãng phí ở châu Âu
Nhìn chung các mô hình này đều hoạt động dựa trên mục đích chung là tiết kiệm - tiết kiệm và tiết kiệm điều mà hàng trăm nghìn người phải làm vào tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng, lương thực, thực phẩm trở nên khan hiếm và đắt giá hơn bao giờ hết.
Tô tranh theo số trở thành thứ gây sốt tại Sài Gòn vì "giết thời gian" cực hiệu quả, có người còn kiếm được tiền trong đợt giãn cách xã hội
Trí thức trẻ
Link bài gốc: Cọng hành, bó cải bỗng thành "của" quý của nhiều gia đình tại Sài Gòn, thay đổi luôn cách dùng rau thịt trong mỗi bữa ăn!
Cả 3 chợ đầu mối của TPHCM là Hóc Môn, Bình Điền và Thủ Đức ngừng hoạt động do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Thêm vào đó, việc hơn phân nửa số chợ truyền thống hiện tại cũng tạm đóng cửa dẫn đến việc cung ứng hàng hóa ở TP.HCM trở nên khó khăn.
Ngày trước khi có nhiều sự lựa chọn, người Sài Gòn muốn gì có đó, chỉ cần bỏ một chút kinh phí, thế nhưng ở thời điểm hiện tại kinh phí chưa hẳn đã giải quyết được các vấn đề về lương thực nếu như không thay đổi thói quen.
Người Sài Gòn bỗng dưng quý rau củ như vàng
NGƯỜI SÀI GÒN THAY ĐỔI THÓI QUEN, BẤT NGỜ QUÝ RAU CỦ QUẢ NHƯ VÀNG
Sản lượng thực phẩm mà 3 chợ đầu mối Thủ Đức - Bình Điền - Hóc Môn cung cấp cho cả thành phố chiếm đến 70%. Chính vì thế mà khi các khu chợ này đóng cửa, thị trường nông sản, thực phẩm ở TP.HCM gặp nhiều khó khăn.
Nhiều người than vãn rằng giờ cứ hễ ra chợ thấy còn gì là mua đó, không cả nể, miễn là thứ đó có thể để được lâu ngày. Hoặc trên tinh thần tương tự, người đi siêu thị không cả mặc cả đồ tươi hay héo, ngon hay dở mà chỉ cần có sẵn và có đủ là được.
Một bức ảnh được lan truyền trên mạng khắc hoạ rõ sự quan trọng của rau củ quả với người Sài Gòn ngay lúc này
Nhận ra điều này, một số gia đình đã thay đổi, giải pháp tối ưu nhất mà họ áp dụng chính là: Thay đổi có kế hoạch và Tiết kiệm.
Thói quen đi chợ của người Sài Gòn không còn là mỗi ngày nữa mà thay vào đó là hàng tuần hay thậm chí hàng tháng để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng.
Nhiều gia đình cũng đã bắt đầu "áp dụng" chính sách tiết kiệm và trân quý các loại lương thực từ đắt đến rẻ. Trái bí, quả cà, mớ rau lúc này là cực kỳ "có giá".
"Bình thường nhà em ăn xong không có thói quen cất thức ăn thừa, lãng phí một chút nhưng bảo vệ được sức khoẻ của cả gia đình vì không phải thức ăn nào để qua đêm cũng an toàn để có thể hâm nóng lại. Còn thời gian này giá cả leo thang, khó mua nên nghĩ cách tiết kiệm đồ ăn. Chia kỹ từng phần ăn, chỉ nấu vừa đủ có khi cũng thiếu chứ không nấu dư", bạn D.H.U (2 tuổi, ngụ Gò Vấp, TP.HCM) chia sẻ.
Bảo quản thực phẩm cũng là một trong những cách tiết kiệm chúng. Ảnh: Nguyễn Quỳnh Hoa
Bài học về tiết kiệm lương thực, thực phẩm nay đã được người thành thị bậc nhất áp dụng trong xu thế hiện nay. Rất nhiều hình thức tiết kiệm thực phẩm, từ thịt cá đến rau củ quả được người Sài Gòn dụng thực tế chứ không còn trên lý thuyết suông. Chẳng hạn, bữa cơm như chỉ nấu vừa đủ chứ không nấu thừa, phần thức ăn thừa nếu có sẽ được bảo quản kỹ lưỡng cho bữa ăn sau, một số gia đình còn lên thực đơn cụ thể để tính toán tránh hao hụt thực phẩm.
"Không biết làm sao nếu không mua được đồ ăn ngay lúc này mà chỉ có có thể cầm cự bằng mì gói, đành rằng không chết vì thiếu đồ ăn nhưng cả gia đình mà cứ trông vào đồ tươi mà không có thì tinh thần đâu nữa mà phấn chấn", bạn H.U nói.
Nhiều gia đình còn chuẩn bị sẵn thực phẩm cho hai tuần liền
NHỮNG BÀI HỌC ĐẮT GIÁ VỀ "NGÂN HÀNG THỰC PHẨM" GIỮA ĐẠI DỊCH
Chợt nhớ bài học về "ngân hàng thực phẩm" được người dân châu Âu áp dụng từ hơn 30 năm nay. Cụ thể, với mỗi lần thực phẩm đóng gói, nông sản trở nên dư thừa, phải bán đổ bán tháo, Liên minh châu Âu sẽ mua lại và chuyển miễn phí cho các tổ chức từ thiện. Cách làm này đã giúp họ tiết kiệm được rất nhiều các loại thực phẩm.
Từ các thực phẩm ăn liền đến các món có thể dự trữ lâu dài, người dân châu Âu cho vào thùng giấy và phân phát khắp nơi, những nơi có đông người thất nghiệp, vô gia cư. Ngoài ra một số người rộng rãi quỹ thực phẩm có thể đến và góp thêm để tránh lãng phí.
Ở Việt Nam, mô hình "ngân hàng thực phẩm" của một nhóm học sinh ở các trường THPT Hà Nội cũng được duy trì gần 7 năm từ 2014 đến nay. Mô hình này được thực hiện dựa trên hình thức các nhóm học sinh tham gia sẽ vận động, xin những suất ăn dư thừa còn nguyên vẹn về hình thức, chất lượng từ các nhà hàng, doanh nghiệp,... các thực phẩm này được bảo đảm nghiêm ngặt về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, đóng gói kỹ lưỡng trước khi gửi đến cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Kể từ khi được thành lập đến thời điểm hiện tại, mô hình này đã trao được hàng nghìn suất ăn miễn phí cho người lang thang, cơ nhỡ, người nghèo. Đơn vị tổ chức cũng đã đứng ra kêu gọi hàng chục nghìn người ký cam kết không lãng phí thực phẩm, nâng cao ý thức tiết kiệm, không lãng phí.
Các ngân hàng thực phẩm tránh lãng phí ở châu Âu
Nhìn chung các mô hình này đều hoạt động dựa trên mục đích chung là tiết kiệm - tiết kiệm và tiết kiệm điều mà hàng trăm nghìn người phải làm vào tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng, lương thực, thực phẩm trở nên khan hiếm và đắt giá hơn bao giờ hết.
Tô tranh theo số trở thành thứ gây sốt tại Sài Gòn vì "giết thời gian" cực hiệu quả, có người còn kiếm được tiền trong đợt giãn cách xã hội
Trí thức trẻ
Link bài gốc: Cọng hành, bó cải bỗng thành "của" quý của nhiều gia đình tại Sài Gòn, thay đổi luôn cách dùng rau thịt trong mỗi bữa ăn!
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Hoa Len - Nghệ Thuật Thủ Công Tinh Tế Cho Người Yêu Hoa
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Thiết kế tiệm tóc nhỏ đẹp: Kinh Nghiệm Tìm Đơn Vị...
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Công ty bất động sản vẽ dự án ‘ma’ lừa đảo khách hàng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đua nhau báo lỗ, công ty tài chính đã hết thời?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hà Nội: Hiện trạng Công viên Tuổi trẻ sau hơn 3...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Lên mạng tham gia lớp học đầu tư, ông cụ 70 tuổi bị...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu