TIN MỚI
Đại dịch Covid-19 đã thay đổi cuộc sống thường ngày của chúng ta ở quy mô chưa từng có. Từ việc hàng triệu người phải chuyển đổi sang làm việc tại nhà cho đến sự thay đổi trong cách thức đi ra ngân hàng hay mua thực phẩm, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức không thể ngờ được.
Tuy nhiên, có một trở ngại mà chẳng ai có thể nhìn ra được: Sự thiếu hụt giấy vệ sinh. Các kệ hàng từng chứa đầy sản phẩm giấy nay lại trống trơn; thậm chí nhiều người bán hàng online cũng cho biết nguồn cung giấy gần như không có.
Dù vậy, nơi nào có thách thức nơi đấy sẽ có cơ hội. Tình huống này tuy nhìn bề ngoài có vẻ khá hài hước, nhưng lại ẩn chứa những bài học lãnh đạo sâu sắc mà ít người nhận ra.
Larry Dorie là CEO của RHUB Communications - một công ty hàng đầu trong việc triển khai các công nghệ từ xa trong thời gian giãn cách xã hội. Ông chia sẻ: “Sau khi vượt qua cú sốc thiếu giấy vệ sinh, tôi chợt nhận ra đây là tình huống mà bất cứ ai cũng có thể học hỏi để trở thành một người lãnh đạo tốt hơn.”
Ben Ives - CEO của Rapid Visa, công ty cung cấp dịch vụ nhập cư online - cũng cho biết: “Là một người lãnh đạo, tôi nhận ra tình huống này đã để lại nhiều bài học có giá trị cho tới tận mai sau, chẳng hạn như hay tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát, thay vì ngồi lo lắng về những gì bạn không thể.”
Dưới đây là 5 phẩm chất của một người lãnh đạo tốt mà 2 CEO trên đã học được từ câu chuyện thiếu giấy vệ sinh.
Bạn là “kẻ đầu cơ tích trữ” hay là “người biết cho đi”?
Trong lúc mọi người lo lắng không biết bao giờ nguồn cung giấy mới có tiếp, nỗi sợ có thể khiến họ trở nên quá khích. Việc họ muốn dự trữ nhu yếu phẩm để đề phòng về lâu dài là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Tuy nhiên, người lãnh đạo phải cẩn thận để không bị rơi vào cái bẫy “tích trữ” - kể cả khi đó là giấy vệ sinh. Khi mải mê tích trữ, người đó sẽ chỉ biết đặt mình lên trên những người khác và không chừa lại cho ai thứ gì.
Vai trò chính của một người lãnh đạo là luôn biết cho đi và nghĩ cho đồng đội trước tiên, dù ở trong trường hợp nào. Người lãnh đạo phải tìm cách để ủng hộ các nỗ lực cộng đồng để giải quyết vấn đề và đảm bảo nhu cầu của mọi người đều được đáp ứng. Người lãnh đạo và các thương hiệu cần tìm cách kéo dài thời gian thanh toán, cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí, từ bỏ các phụ phí để giữ chân các khách hàng trung thành trong tương lai.
Bạn có khả năng xử lý rắc rối tốt không?
Có rất nhiều kiểu rắc rối khác nhau trong cuộc sống. Sự thiếu hụt giấy vệ sinh chỉ là một trong muôn vàn rắc rối, vì thế người lãnh đạo cần phải nhớ rằng còn nhiều lĩnh vực khác cũng dễ gặp vấn đề tương tự. Khi cuộc đời trở nên hỗn loạn, bạn sẽ làm thế nào giải quyết nó? Sẽ ra sao nếu bạn phát hiện ra cấp dưới có hành vi trái đạo đức, hoặc đối thủ cạnh tranh nói xấu bạn giữa họp báo? Bạn có đủ kỹ năng để giải quyết các rắc rối hay không? Một số lãnh đạo sẽ bối rối, trong khi những người khác vẫn bình tĩnh và bắt tay vào làm việc.
Đôi khi, giải pháp để xử lý rắc rối là đứng ra nhận trách nhiệm về cá nhân, ngay cả khi bạn không phải là người có lỗi. Một người lãnh đạo thực sự sẽ không phí thời gian với những câu hỏi như “Trách nhiệm thuộc về ai?”, “Ai nên giải quyết vấn đề?”. Thay vào đó, họ sẽ tập trung giải quyết vấn đề trước. Bởi lẽ, họ biết rằng mình luôn có thể xem xét lại vấn đề sau khi đã kiểm soát xong tình hình.
Bạn là người dậy sớm hay dậy muộn?
Ngay khi nghe tin giấy vệ sinh đã có hàng, nhiều người nhanh chân xếp hàng từ sáng sớm trước khi cửa hàng được mở để có thể là người đầu tiên sở hữu sản phẩm khan hiếm này. Những người dậy sớm là những người mua giấy vệ sinh thành công, trong khi những người ra muộn lại phải ra về tay trắng.
Chân lý “trâu chậm uống nước đục” luôn luôn đúng với một người lãnh đạo. Những người lãnh đạo cấp tiến luôn phải đi đầu trong việc vạch ra đường lối cho công ty và mang lại tầm nhìn cho nhân viên. Một người lãnh đạo truyền cảm hứng phải biết thuyết phục khách hàng trở thành những người đầu tiên sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Ngoài ra, dậy sớm cũng là một trong những thói quen của người thành công.
Bạn hoảng loạn hay bình tĩnh và biết kiểm soát?
Sợ hãi và hoảng loạn đang là tình hình chung trên thế giới hiện nay. Không may, điều này lại dễ dẫn tới những quyết định bất hợp lý và bồng bột, chẳng hạn như đánh nhau để giành lấy cuộn giấy vệ sinh cuối cùng.
Một người lãnh đạo giỏi phải biết cách gạt nỗi hoảng sợ sang một bên và hiểu rằng chúng chỉ khiến mọi chuyện thêm tồi tệ hơn. Họ cũng cần biết, nếu sử dụng nỗi sợ hãi để lãnh đạo, những cảm xúc tiêu cực ấy sẽ ảnh hưởng đến toàn công ty.
Giải pháp ở đây là người lãnh đạo cần phải bình tĩnh và kiềm chế cảm xúc - bước đầu tiên để vạch ra những kế hoạch bài bản nhằm giải quyết khủng hoảng. Đây không phải là một kỹ năng dễ dàng, vậy nên người lãnh đạo cần tĩnh tâm lại, nghĩ kỹ về những khả năng có thể xảy ra, tham khảo ý kiến những người có hiểu biết và kinh nghiệm, sau đó mới lên kế hoạch hành động sao cho hiệu quả.
Bạn có đang tìm kiếm giải pháp thay thế?
Khi mọi chuyện không như ý, việc tìm phương án khác để giải quyết là rất quan trọng. Khi hết giấy vệ sinh, người mua hàng có hai lựa chọn: quay trở về nhà trong bực tức hoặc tìm kiếm giải pháp thay thế.
Những người có năng lực lãnh đạo giỏi sẽ biết tìm tới giấy ăn, giấy ướt trẻ em, giấy ướt xả được, giấy vệ sinh loại cũ. Khi những cửa hàng tên tuổi hết hàng, họ sẽ biết tìm ở những điểm bán lẻ khác như cửa hàng văn phòng phẩm, cửa hàng kim khí, cửa hàng đồ cắm trại hoặc các cửa hàng dành cho mẹ và bé.
Một chút khéo léo có thể giúp bạn thành công về lâu dài. Nhiều lãnh đạo đã tìm ra giải pháp bằng cách “sáng tạo ngoài khuôn khổ”. Một người lãnh đạo giỏi phải nhận ra rằng trong bất kỳ tình huống nào, khi giải pháp lý tưởng của họ không thực hiện được, họ phải biết sáng tạo và đi tìm giải pháp thay thế để hoàn toàn nhiệm vụ cho chính mình và đồng đội. Chính sự quyết tâm này là thứ giúp họ không chỉ tồn tại mà còn bứt phá.
Đây là những phẩm chất mà một người lãnh đạo giỏi cần sở hữu để vượt qua khủng hoảng và thách thức. Cơn sốt giấy vệ sinh rồi sẽ chấm dứt, nhưng bài học lãnh đạo về sự quyết tâm và tháo vát sẽ theo ta mãi đến tận sau này, giúp ta thành công trong sự nghiệp của mình.
(Theo Fast Company)
Quá dựa dẫm vào sự ổn định của công việc, quản lý cấp cao phải trả giá đắt khi bị sa thải năm 35 tuổi: Trong khủng hoảng, không ai nói trước được điều gì
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: "Cơn sốt giấy vệ sinh" giữa mùa dịch Covid-19 sẽ tiết lộ nhiều điều về phong cách lãnh đạo: Người hội tụ đủ 5 phẩm chất này sóng gió nào cũng có thể vượt qua!
Đại dịch Covid-19 đã thay đổi cuộc sống thường ngày của chúng ta ở quy mô chưa từng có. Từ việc hàng triệu người phải chuyển đổi sang làm việc tại nhà cho đến sự thay đổi trong cách thức đi ra ngân hàng hay mua thực phẩm, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức không thể ngờ được.
Tuy nhiên, có một trở ngại mà chẳng ai có thể nhìn ra được: Sự thiếu hụt giấy vệ sinh. Các kệ hàng từng chứa đầy sản phẩm giấy nay lại trống trơn; thậm chí nhiều người bán hàng online cũng cho biết nguồn cung giấy gần như không có.
Dù vậy, nơi nào có thách thức nơi đấy sẽ có cơ hội. Tình huống này tuy nhìn bề ngoài có vẻ khá hài hước, nhưng lại ẩn chứa những bài học lãnh đạo sâu sắc mà ít người nhận ra.
Larry Dorie là CEO của RHUB Communications - một công ty hàng đầu trong việc triển khai các công nghệ từ xa trong thời gian giãn cách xã hội. Ông chia sẻ: “Sau khi vượt qua cú sốc thiếu giấy vệ sinh, tôi chợt nhận ra đây là tình huống mà bất cứ ai cũng có thể học hỏi để trở thành một người lãnh đạo tốt hơn.”
Ben Ives - CEO của Rapid Visa, công ty cung cấp dịch vụ nhập cư online - cũng cho biết: “Là một người lãnh đạo, tôi nhận ra tình huống này đã để lại nhiều bài học có giá trị cho tới tận mai sau, chẳng hạn như hay tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát, thay vì ngồi lo lắng về những gì bạn không thể.”
Dưới đây là 5 phẩm chất của một người lãnh đạo tốt mà 2 CEO trên đã học được từ câu chuyện thiếu giấy vệ sinh.
Bạn là “kẻ đầu cơ tích trữ” hay là “người biết cho đi”?
Trong lúc mọi người lo lắng không biết bao giờ nguồn cung giấy mới có tiếp, nỗi sợ có thể khiến họ trở nên quá khích. Việc họ muốn dự trữ nhu yếu phẩm để đề phòng về lâu dài là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Tuy nhiên, người lãnh đạo phải cẩn thận để không bị rơi vào cái bẫy “tích trữ” - kể cả khi đó là giấy vệ sinh. Khi mải mê tích trữ, người đó sẽ chỉ biết đặt mình lên trên những người khác và không chừa lại cho ai thứ gì.
Vai trò chính của một người lãnh đạo là luôn biết cho đi và nghĩ cho đồng đội trước tiên, dù ở trong trường hợp nào. Người lãnh đạo phải tìm cách để ủng hộ các nỗ lực cộng đồng để giải quyết vấn đề và đảm bảo nhu cầu của mọi người đều được đáp ứng. Người lãnh đạo và các thương hiệu cần tìm cách kéo dài thời gian thanh toán, cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí, từ bỏ các phụ phí để giữ chân các khách hàng trung thành trong tương lai.
Bạn có khả năng xử lý rắc rối tốt không?
Có rất nhiều kiểu rắc rối khác nhau trong cuộc sống. Sự thiếu hụt giấy vệ sinh chỉ là một trong muôn vàn rắc rối, vì thế người lãnh đạo cần phải nhớ rằng còn nhiều lĩnh vực khác cũng dễ gặp vấn đề tương tự. Khi cuộc đời trở nên hỗn loạn, bạn sẽ làm thế nào giải quyết nó? Sẽ ra sao nếu bạn phát hiện ra cấp dưới có hành vi trái đạo đức, hoặc đối thủ cạnh tranh nói xấu bạn giữa họp báo? Bạn có đủ kỹ năng để giải quyết các rắc rối hay không? Một số lãnh đạo sẽ bối rối, trong khi những người khác vẫn bình tĩnh và bắt tay vào làm việc.
Đôi khi, giải pháp để xử lý rắc rối là đứng ra nhận trách nhiệm về cá nhân, ngay cả khi bạn không phải là người có lỗi. Một người lãnh đạo thực sự sẽ không phí thời gian với những câu hỏi như “Trách nhiệm thuộc về ai?”, “Ai nên giải quyết vấn đề?”. Thay vào đó, họ sẽ tập trung giải quyết vấn đề trước. Bởi lẽ, họ biết rằng mình luôn có thể xem xét lại vấn đề sau khi đã kiểm soát xong tình hình.
Bạn là người dậy sớm hay dậy muộn?
Ngay khi nghe tin giấy vệ sinh đã có hàng, nhiều người nhanh chân xếp hàng từ sáng sớm trước khi cửa hàng được mở để có thể là người đầu tiên sở hữu sản phẩm khan hiếm này. Những người dậy sớm là những người mua giấy vệ sinh thành công, trong khi những người ra muộn lại phải ra về tay trắng.
Chân lý “trâu chậm uống nước đục” luôn luôn đúng với một người lãnh đạo. Những người lãnh đạo cấp tiến luôn phải đi đầu trong việc vạch ra đường lối cho công ty và mang lại tầm nhìn cho nhân viên. Một người lãnh đạo truyền cảm hứng phải biết thuyết phục khách hàng trở thành những người đầu tiên sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Ngoài ra, dậy sớm cũng là một trong những thói quen của người thành công.
Bạn hoảng loạn hay bình tĩnh và biết kiểm soát?
Sợ hãi và hoảng loạn đang là tình hình chung trên thế giới hiện nay. Không may, điều này lại dễ dẫn tới những quyết định bất hợp lý và bồng bột, chẳng hạn như đánh nhau để giành lấy cuộn giấy vệ sinh cuối cùng.
Một người lãnh đạo giỏi phải biết cách gạt nỗi hoảng sợ sang một bên và hiểu rằng chúng chỉ khiến mọi chuyện thêm tồi tệ hơn. Họ cũng cần biết, nếu sử dụng nỗi sợ hãi để lãnh đạo, những cảm xúc tiêu cực ấy sẽ ảnh hưởng đến toàn công ty.
Giải pháp ở đây là người lãnh đạo cần phải bình tĩnh và kiềm chế cảm xúc - bước đầu tiên để vạch ra những kế hoạch bài bản nhằm giải quyết khủng hoảng. Đây không phải là một kỹ năng dễ dàng, vậy nên người lãnh đạo cần tĩnh tâm lại, nghĩ kỹ về những khả năng có thể xảy ra, tham khảo ý kiến những người có hiểu biết và kinh nghiệm, sau đó mới lên kế hoạch hành động sao cho hiệu quả.
Bạn có đang tìm kiếm giải pháp thay thế?
Khi mọi chuyện không như ý, việc tìm phương án khác để giải quyết là rất quan trọng. Khi hết giấy vệ sinh, người mua hàng có hai lựa chọn: quay trở về nhà trong bực tức hoặc tìm kiếm giải pháp thay thế.
Những người có năng lực lãnh đạo giỏi sẽ biết tìm tới giấy ăn, giấy ướt trẻ em, giấy ướt xả được, giấy vệ sinh loại cũ. Khi những cửa hàng tên tuổi hết hàng, họ sẽ biết tìm ở những điểm bán lẻ khác như cửa hàng văn phòng phẩm, cửa hàng kim khí, cửa hàng đồ cắm trại hoặc các cửa hàng dành cho mẹ và bé.
Một chút khéo léo có thể giúp bạn thành công về lâu dài. Nhiều lãnh đạo đã tìm ra giải pháp bằng cách “sáng tạo ngoài khuôn khổ”. Một người lãnh đạo giỏi phải nhận ra rằng trong bất kỳ tình huống nào, khi giải pháp lý tưởng của họ không thực hiện được, họ phải biết sáng tạo và đi tìm giải pháp thay thế để hoàn toàn nhiệm vụ cho chính mình và đồng đội. Chính sự quyết tâm này là thứ giúp họ không chỉ tồn tại mà còn bứt phá.
Đây là những phẩm chất mà một người lãnh đạo giỏi cần sở hữu để vượt qua khủng hoảng và thách thức. Cơn sốt giấy vệ sinh rồi sẽ chấm dứt, nhưng bài học lãnh đạo về sự quyết tâm và tháo vát sẽ theo ta mãi đến tận sau này, giúp ta thành công trong sự nghiệp của mình.
(Theo Fast Company)
Quá dựa dẫm vào sự ổn định của công việc, quản lý cấp cao phải trả giá đắt khi bị sa thải năm 35 tuổi: Trong khủng hoảng, không ai nói trước được điều gì
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: "Cơn sốt giấy vệ sinh" giữa mùa dịch Covid-19 sẽ tiết lộ nhiều điều về phong cách lãnh đạo: Người hội tụ đủ 5 phẩm chất này sóng gió nào cũng có thể vượt qua!
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Những bài hát "dỗ trẻ ăn cơm" thống trị Youtube...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Cõng" nợ lô trái phiếu 2.300 tỷ đồng, công ty con...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bi kịch khi "con trai cưng" gần 40 tuổi bị đuổi ra...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tự nhận mình "viết chữ xấu nhất tỉnh", nhưng Độ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chàng trai Gen Z livestream bán tạp hóa lề đường...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vụ trường mầm non bị tố bớt suất ăn, phụ huynh bày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu