TIN MỚI
Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Kha Thế Hựu, khoa cấp cứu, bệnh viện Taipei City Hospital Zhongxing Branch, chia sẻ về trường hợp cô Tuệ (20 tuổi), đang làm việc trên công ty đột nhiên có dấu hiệu suy nhược , sốt cao, nên được đồng nghiệp đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Bác sĩ Kha Thế Hựu, khoa cấp cứu, bệnh viện Taipei City Hospital Zhongxing Branch
Bác sĩ Kha Thế Hựu cho biết: "Bệnh nhân đo thân nhiệt trên 40 độ C, huyết áp 60~70 mmHg, (huyết áp bình thường là 120 / 80mmHg), có dấu hiệu sốc nhiễm trùng. Bệnh nhân được đặt ống thông tiểu và ống thông tĩnh mạch trung tâm, dùng thuốc tăng áp để ổn định tình trạng bệnh. Tiến thực chụp CT cho bệnh nhân, chẩn đoán tình trạng sốc nhiễm trùng do áp xe thận. Tôi đã hỏi thăm bệnh nhân có bị nhiễm trùng đường tiết niệu trong thời gian gần đây không? Bởi mẫu nước tiểu của bệnh nhân có mủ".
Ảnh minh họa
Khi bác sĩ đề cập đến tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, cô Tuệ cho hay thường bị viêm đường tiết niệu . Mỗi lần bệnh tái phát, cô Tuệ có đến phòng khám nhưng không uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Cô Tuệ có thói quen uống thuốc kháng sinh trong vòng 1 - 2 ngày và tự ý ngừng thuốc sau khi triệu chứng thuyên giảm. Cô Tuệ để dành phần thuốc còn lại và tiếp tục uống sau lần nhiễm trùng tiếp theo và không đi khám.
Bác sĩ Kha Thế Hựu giải thích, tiến triển từ viêm tiết niệu sang viêm đài bể thận không đơn giản, cộng thêm áp xe thận, đa phần bệnh nhân phải sốt từ 8 - 10 ngày mới dẫn đến tình trạng nghiêm trọng như thế. Nhưng khi bệnh nhân bị sốt và sốc nhiễm trùng, nghĩa là vi khuẩn đã phát triển trong thận và tình trạng đạt đến nguy kịch.
Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh phải được dùng cho đến khi kết thúc đợt điều trị thì mới có thể ngừng sử dụng. Chẳng hạn, thời gian đầu, vi khuẩn chỉ gây tổn thương nhẹ, người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh cảm thấy triệu chứng thuyên giảm liền ngừng thuốc, lúc này vi khuẩn vẫn tồn tại bên trong cơ thể sẽ có đợt tấn công nghiêm trọng hơn. Khi đó, thuốc kháng sinh đang sử dụng mất tác dụng, người bệnh cần sử dụng thuốc khác có liều lượng mạnh hơn, do đó mọi người cần uống thuốc đầy đủ tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Áp xe thận là hiện tượng xuất hiện ổ mủ quanh thận do có nhiễm trùng các mô mềm xung quanh thận hay nhiễm trùng mô thận ngoại vi. Đây là một bệnh phổ biến do những chấn thương và nhiễm trùng có liên quan đến sỏi thận.
Có các nguyên nhân sau gây ra bệnh áp xe thận:
Do nhiễm khuẩn huyết: nhiễm trùng ở các cơ quan khác như viêm phổi hoặc viêm phúc mạc lan vào máu sau đó máu ở động mạch mang vi khuẩn vào mô thận có thể gây ra viêm bể thận hoặc áp xe thận bên trong;
Do nhiễm trùng đường tiết niệu: nhiễm trùng niệu quản, bàng quang và niệu đạo có thể lan vào thận gây viêm bể thận và áp xe thận;
Do nhiễm Mycoplasma: áp xe thận do Mycoplasma hominis có thể quan sát thấy sau ghép thận;
Do sỏi đường tiết niệu: gây ra tổn thương niệu quản dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm trùng lây lan vào thận gây áp xe thận;
Do viêm thận: tạo điều kiện cho nhiễm trùng thận. Nhiễm trùng thận dẫn đến áp xe thận;
Do lạm dụng thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc bàng quang thần kinh.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh áp xe thận là gì?
Bệnh áp xe thận có các dấu hiệu và triệu chứng bệnh như sau: Sốt kèm ớn lạnh, run rẩy không kiểm soát được, đổ mồ hôi quá nhiều, đau bụng, tiểu đau, nước tiểu có máu, hạ huyết áp, da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh.
Ngoài ra, cũng có một số người bệnh có các biểu hiện như: sụt cân, khó chịu.
Áp xe thận có nguy hiểm không?
Bệnh áp xe thận là một bệnh có nguy hiểm đối với sức khỏe nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận.
Theo Ettoday
3 loại gia vị "luôn có mặt" trong bữa ăn của nhiều gia đình không ngờ có thể gây mất ngủ nghiêm trọng
Pháp luật và bạn đọc
Link bài gốc: Cô gái đang làm việc đột nhiên sốt cao, suy nhược, đến bệnh viện khám mới biết là do thói quen tai hại này
Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Kha Thế Hựu, khoa cấp cứu, bệnh viện Taipei City Hospital Zhongxing Branch, chia sẻ về trường hợp cô Tuệ (20 tuổi), đang làm việc trên công ty đột nhiên có dấu hiệu suy nhược , sốt cao, nên được đồng nghiệp đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Bác sĩ Kha Thế Hựu, khoa cấp cứu, bệnh viện Taipei City Hospital Zhongxing Branch
Bác sĩ Kha Thế Hựu cho biết: "Bệnh nhân đo thân nhiệt trên 40 độ C, huyết áp 60~70 mmHg, (huyết áp bình thường là 120 / 80mmHg), có dấu hiệu sốc nhiễm trùng. Bệnh nhân được đặt ống thông tiểu và ống thông tĩnh mạch trung tâm, dùng thuốc tăng áp để ổn định tình trạng bệnh. Tiến thực chụp CT cho bệnh nhân, chẩn đoán tình trạng sốc nhiễm trùng do áp xe thận. Tôi đã hỏi thăm bệnh nhân có bị nhiễm trùng đường tiết niệu trong thời gian gần đây không? Bởi mẫu nước tiểu của bệnh nhân có mủ".
Ảnh minh họa
Khi bác sĩ đề cập đến tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, cô Tuệ cho hay thường bị viêm đường tiết niệu . Mỗi lần bệnh tái phát, cô Tuệ có đến phòng khám nhưng không uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Cô Tuệ có thói quen uống thuốc kháng sinh trong vòng 1 - 2 ngày và tự ý ngừng thuốc sau khi triệu chứng thuyên giảm. Cô Tuệ để dành phần thuốc còn lại và tiếp tục uống sau lần nhiễm trùng tiếp theo và không đi khám.
Bác sĩ Kha Thế Hựu giải thích, tiến triển từ viêm tiết niệu sang viêm đài bể thận không đơn giản, cộng thêm áp xe thận, đa phần bệnh nhân phải sốt từ 8 - 10 ngày mới dẫn đến tình trạng nghiêm trọng như thế. Nhưng khi bệnh nhân bị sốt và sốc nhiễm trùng, nghĩa là vi khuẩn đã phát triển trong thận và tình trạng đạt đến nguy kịch.
Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh phải được dùng cho đến khi kết thúc đợt điều trị thì mới có thể ngừng sử dụng. Chẳng hạn, thời gian đầu, vi khuẩn chỉ gây tổn thương nhẹ, người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh cảm thấy triệu chứng thuyên giảm liền ngừng thuốc, lúc này vi khuẩn vẫn tồn tại bên trong cơ thể sẽ có đợt tấn công nghiêm trọng hơn. Khi đó, thuốc kháng sinh đang sử dụng mất tác dụng, người bệnh cần sử dụng thuốc khác có liều lượng mạnh hơn, do đó mọi người cần uống thuốc đầy đủ tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Áp xe thận là hiện tượng xuất hiện ổ mủ quanh thận do có nhiễm trùng các mô mềm xung quanh thận hay nhiễm trùng mô thận ngoại vi. Đây là một bệnh phổ biến do những chấn thương và nhiễm trùng có liên quan đến sỏi thận.
Có các nguyên nhân sau gây ra bệnh áp xe thận:
Do nhiễm khuẩn huyết: nhiễm trùng ở các cơ quan khác như viêm phổi hoặc viêm phúc mạc lan vào máu sau đó máu ở động mạch mang vi khuẩn vào mô thận có thể gây ra viêm bể thận hoặc áp xe thận bên trong;
Do nhiễm trùng đường tiết niệu: nhiễm trùng niệu quản, bàng quang và niệu đạo có thể lan vào thận gây viêm bể thận và áp xe thận;
Do nhiễm Mycoplasma: áp xe thận do Mycoplasma hominis có thể quan sát thấy sau ghép thận;
Do sỏi đường tiết niệu: gây ra tổn thương niệu quản dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm trùng lây lan vào thận gây áp xe thận;
Do viêm thận: tạo điều kiện cho nhiễm trùng thận. Nhiễm trùng thận dẫn đến áp xe thận;
Do lạm dụng thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc bàng quang thần kinh.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh áp xe thận là gì?
Bệnh áp xe thận có các dấu hiệu và triệu chứng bệnh như sau: Sốt kèm ớn lạnh, run rẩy không kiểm soát được, đổ mồ hôi quá nhiều, đau bụng, tiểu đau, nước tiểu có máu, hạ huyết áp, da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh.
Ngoài ra, cũng có một số người bệnh có các biểu hiện như: sụt cân, khó chịu.
Áp xe thận có nguy hiểm không?
Bệnh áp xe thận là một bệnh có nguy hiểm đối với sức khỏe nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận.
Theo Ettoday
3 loại gia vị "luôn có mặt" trong bữa ăn của nhiều gia đình không ngờ có thể gây mất ngủ nghiêm trọng
Pháp luật và bạn đọc
Link bài gốc: Cô gái đang làm việc đột nhiên sốt cao, suy nhược, đến bệnh viện khám mới biết là do thói quen tai hại này
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Quan hệ tình dục sau khi xăm hình có nguy hiểm...
- Thread starter phunmoibidomden
- Ngày bắt đầu
Có Nên Dùng Yến Sào Tinh Chế Loại 1 Hàng Ngày Không?
- Thread starter vuongledang
- Ngày bắt đầu
Hoa Len - Nghệ Thuật Thủ Công Tinh Tế Cho Người Yêu Hoa
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Thiết kế tiệm tóc nhỏ đẹp: Kinh Nghiệm Tìm Đơn Vị...
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Bỏ Túi Bí Kíp Decor Cửa Hàng Phụ Kiện Điện Thoại Đẹp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu