Ngày 31/3, theo nguồn tin của PV, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Gia Lai vừa báo cáo UBND tỉnh về việc các tổ chức môi giới bất động sản trong và ngoài tỉnh đổ xô về địa phương thu gom đất nông nghiệp.
Theo sở này, từ cuối năm 2021 và đầu 2022 qua theo dõi tình hình thực tế, phản ánh của người dân, doanh nghiệp, tình trạng người dân phân lô, tách thửa đất nông nghiệp, san ủi mặt bằng… diễn biến phức tạp.
Một số cá nhân dưới danh nghĩa là tổ chức môi giới bất động sản trong và ngoài tỉnh có dấu hiệu mua, thu gom đất nông nghiệp của người dân tại chỗ sau đó chia tách thửa đất thành các thửa nhỏ.
“Các đối tượng này sử dụng bản Dự thảo bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 cấp huyện để loan tin các dự án đầu tư, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh, thổi giá đất chuyển nhượng để trục lợi ”, theo văn bản của sở TN&MT Gia Lai.
Cơ quan này dẫn chứng, “cò” đất hoạt động tập trung tại các khu vực: xã Chư Đăng Ya (huyện Chư Păh); các xã Tân Sơn, Biển Hồ, Trà Đa, Chư Á và phường Chi Lăng (thành phố Pleiku); các xã Hà Bầu, Ia Băng, la Đơk và thị trấn Đak Đoa (huyện Đak Đoa) gây nhiễu loạn giá đất và thị trường bất động sản.
Khi các thửa đất được tách thửa, chuyển nhượng thành công thì cây cối, hoa màu đều bị chặt bỏ, không được chăm sóc để đất hoang hóa, không sử dụng, không có chủ quản lý làm mất cảnh quan môi trường, lãng phí đất đai. Điều này dẫn đến gây nhiều khó khăn, hệ lụy cho công tác quản lý nhà nước đất đai như: thống kê, kiểm kê đất đai, đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, quản lý giá đất, thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng, tình trạng tranh chấp, khiếu kiện...
Tìm hiểu của PV, tại phường Thắng Lợi (TP. Pleiku), một số cá nhân thu gom đất nông nghiệp, tự ý đổ đá dăm, đưa xe ủi vào san gạt, làm con đường rộng 3,5m, dài 200m trên đất nông nghiệp, chạy thẳng xuống tận chân ruộng. Rất nhiều cọc bê tông được cắm xung quanh khu đất để chuẩn bị phân lô, tách thửa.
Ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND phường Thắng Lợi nói: “Các cá nhân này tự ý đổ đá dăm làm đường, không báo cáo chính quyền. Hôm qua (30/3), tôi vào tận nơi, yêu cầu hoàn trả lại hiện trạng ban đầu” và cho biết cá nhân đổ đất khai tên Võ Trầm (50 tuổi, tạm trú 40 Ngô Gia Khảm, phường Trà Bá, TP. Pleiku).
“Lúc lập biên bản vi phạm, ông này còn lộng ngôn thách thức cán bộ phường. Tôi nói, nếu không chấp hành sẽ cẩu xe ủi về phường, ông này mới hợp tác”, ông Tùng nói.
Liên quan đến nạn “cò” đất, tại huyện Chư Pah, vào ngày 22/3, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện này đã khởi tố bà Vũ Thị Hằng (42 tuổi, trú làng Xóa, xã Chư Đang Ya) để điều tra về các hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Bà này đến nhà các hộ dân nghèo ở xã Chư Đang Ya thuê đất, mượn đất sau đó lợi dụng mượn sổ đỏ chuyển sang đứng tên mình. Từ sổ đỏ có được do lừa đảo, bà này đem đi cầm cố, vay mượn tiền tiêu xài.
Như trường hợp anh H. (47 tuổi, trú xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Pah), cho bà Hằng thuê 5.000m[SUP]2[/SUP] đất rẫy vào năm 2018 để trồng cà phê, với giá 100 triệu đồng/10 năm. Vào đầu năm 2022, anh H. “tá hỏa” khi phát hiện 5.000m[SUP]2[/SUP] đất của mình đã đứng tên bà Hằng. Anh H. sau đó làm đơn gửi công an.
Trao đổi với PV, một lãnh đạo UBND TP.Pleiku cho biết: “Quan điểm của thành phố là xử lý nghiêm các trường hợp có dấu hiệu phân lô, tách thửa, tự ý san lấp mặt bằng, mở đường trái phép”.
Choáng cảnh 'cò' ùn ùn đổ về làng, 'chào hàng' bán đất như buôn rau
Link bài gốc: 'Cò' đất lộng hành, chính quyền ở đâu?
Theo sở này, từ cuối năm 2021 và đầu 2022 qua theo dõi tình hình thực tế, phản ánh của người dân, doanh nghiệp, tình trạng người dân phân lô, tách thửa đất nông nghiệp, san ủi mặt bằng… diễn biến phức tạp.
Một số cá nhân dưới danh nghĩa là tổ chức môi giới bất động sản trong và ngoài tỉnh có dấu hiệu mua, thu gom đất nông nghiệp của người dân tại chỗ sau đó chia tách thửa đất thành các thửa nhỏ.
“Các đối tượng này sử dụng bản Dự thảo bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 cấp huyện để loan tin các dự án đầu tư, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh, thổi giá đất chuyển nhượng để trục lợi ”, theo văn bản của sở TN&MT Gia Lai.
Cơ quan này dẫn chứng, “cò” đất hoạt động tập trung tại các khu vực: xã Chư Đăng Ya (huyện Chư Păh); các xã Tân Sơn, Biển Hồ, Trà Đa, Chư Á và phường Chi Lăng (thành phố Pleiku); các xã Hà Bầu, Ia Băng, la Đơk và thị trấn Đak Đoa (huyện Đak Đoa) gây nhiễu loạn giá đất và thị trường bất động sản.
Khi các thửa đất được tách thửa, chuyển nhượng thành công thì cây cối, hoa màu đều bị chặt bỏ, không được chăm sóc để đất hoang hóa, không sử dụng, không có chủ quản lý làm mất cảnh quan môi trường, lãng phí đất đai. Điều này dẫn đến gây nhiều khó khăn, hệ lụy cho công tác quản lý nhà nước đất đai như: thống kê, kiểm kê đất đai, đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, quản lý giá đất, thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng, tình trạng tranh chấp, khiếu kiện...
Các cá nhân đổ đá, san gạt đất làm đường trên đất nông nghiệp |
Tìm hiểu của PV, tại phường Thắng Lợi (TP. Pleiku), một số cá nhân thu gom đất nông nghiệp, tự ý đổ đá dăm, đưa xe ủi vào san gạt, làm con đường rộng 3,5m, dài 200m trên đất nông nghiệp, chạy thẳng xuống tận chân ruộng. Rất nhiều cọc bê tông được cắm xung quanh khu đất để chuẩn bị phân lô, tách thửa.
Ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND phường Thắng Lợi nói: “Các cá nhân này tự ý đổ đá dăm làm đường, không báo cáo chính quyền. Hôm qua (30/3), tôi vào tận nơi, yêu cầu hoàn trả lại hiện trạng ban đầu” và cho biết cá nhân đổ đất khai tên Võ Trầm (50 tuổi, tạm trú 40 Ngô Gia Khảm, phường Trà Bá, TP. Pleiku).
“Lúc lập biên bản vi phạm, ông này còn lộng ngôn thách thức cán bộ phường. Tôi nói, nếu không chấp hành sẽ cẩu xe ủi về phường, ông này mới hợp tác”, ông Tùng nói.
Liên quan đến nạn “cò” đất, tại huyện Chư Pah, vào ngày 22/3, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện này đã khởi tố bà Vũ Thị Hằng (42 tuổi, trú làng Xóa, xã Chư Đang Ya) để điều tra về các hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Bà này đến nhà các hộ dân nghèo ở xã Chư Đang Ya thuê đất, mượn đất sau đó lợi dụng mượn sổ đỏ chuyển sang đứng tên mình. Từ sổ đỏ có được do lừa đảo, bà này đem đi cầm cố, vay mượn tiền tiêu xài.
Như trường hợp anh H. (47 tuổi, trú xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Pah), cho bà Hằng thuê 5.000m[SUP]2[/SUP] đất rẫy vào năm 2018 để trồng cà phê, với giá 100 triệu đồng/10 năm. Vào đầu năm 2022, anh H. “tá hỏa” khi phát hiện 5.000m[SUP]2[/SUP] đất của mình đã đứng tên bà Hằng. Anh H. sau đó làm đơn gửi công an.
Trao đổi với PV, một lãnh đạo UBND TP.Pleiku cho biết: “Quan điểm của thành phố là xử lý nghiêm các trường hợp có dấu hiệu phân lô, tách thửa, tự ý san lấp mặt bằng, mở đường trái phép”.
Choáng cảnh 'cò' ùn ùn đổ về làng, 'chào hàng' bán đất như buôn rau
Link bài gốc: 'Cò' đất lộng hành, chính quyền ở đâu?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Dự án nghỉ dưỡng ở Đà Lạt ‘lụt’ tiến độ, 1.200 m2...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sốt đất vùng quê, nông dân vỡ mộng sau khi 'cò' rời đi
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
'Cò' đất ôm hàng tỷ đồng tiền cọc của khách bỏ trốn
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
'Cò' đất bay qua, nước mắt ở lại
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
‘Siêu dự án’ Bình Dương: Nội bộ lôi nhau ra tòa...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
'Cò' thu chênh cả trăm triệu làm hồ sơ mua NƠXH...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu