KT-XH Càng “lười” càng sống lâu? Thật khó tin nhưng “lười” làm 4 việc này biết đâu lại được sức khoẻ như ý

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,064
12
38
Cần cù là đức tính đẹp của dân tộc ta, chúng ta cũng thường đánh giá lười biếng là một thói quen xấu. Nhưng trong một số trường hợp nhất định, “lười” lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ, đặc biệt là hình thức “lười có khoa học”. Không những không tổn thương cơ thể, mà càng “lười” càng sống lâu, nhất là người già, nhịp sống không cần thiết quá nhanh, nên thư thả chậm dần. Vậy nên, “lười” làm những điều này lại giúp bạn càng khoẻ mạnh.

“Lười” làm những điều này, biết đâu lại được sức khoẻ như ý

1. “Lười” ăn nhiều


Đôi khi chúng ta cảm thấy tiết kiệm là một đức tính đáng quý, thức ăn thừa nhiều sẽ không nỡ đổ bỏ, nên chỉ có thể ăn ráng, hoặc chừa lại bữa sau ăn tiếp. Nhưng trên thực tế, người lớn tuổi nên ăn nhạt, hơn nữa mỗi bữa không được ăn quá no, ăn không hết cũng đừng cố, tránh ăn quá nhiều vô tình tạo nên “gánh nặng” cho đường tiêu hoá.

Trong bữa ăn hãy tuân theo nguyên tắc “Chỉ ăn no 7 phần”. Bên cạnh đó, cho dù là người già hay thanh niên, ăn nhiều thịt cá cũng không tốt cho sức khoẻ. Chúng ta phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp, cân bằng lượng thịt cá và rau củ quả.

Các loại thực phẩm “xanh” như rau củ và hoa quả có thể bổ sung chất xơ và lượng vitamin cần thiết cho cơ thể, cải thiện chức năng đường tiêu hoá.

Càng “lười” càng sống lâu? Thật khó tin nhưng “lười” làm 4 việc này biết đâu lại được sức khoẻ như ý - Ảnh 1.

2. “Lười” gấp gáp


Khi xảy ra chuyện, người lớn tuổi không thể gấp gáp, nóng nảy như thanh niên, mà càng cần giữ vững lí trí, tâm thế bình tĩnh. Xảy ra chuyện không hoảng loạn, trước tiên phải suy nghĩ kỹ càng rồi mới hành động. Khi ra đường, mỗi bước đi đều phải vững vàng, thà chậm một tí chứ không vội vàng, tránh vấp ngã bị thương.

Ngoài ra, hãy nằm “lười” thêm vài phút trên giường trước khi thức dây. Thần kinh người lớn tuổi thường phản ứng chậm, vì vậy ngồi dậy đột ngột dễ làm huyết áp tăng cao, gây nguy cơ đứt mạch máu não.

Có quy tắc “3 bước vàng” để khắc phục vấn đề này là hãy nhắm mắt nằm lại thêm tí trước khi thức giấc, ngồi dậy tại giường xoa tay chân, hoạt động nhẹ các cơ, cho chân chạm nền nhà một lát rồi mới đứng dậy, mỗi bước thực hiện khoảng 30 giây.

Càng “lười” càng sống lâu? Thật khó tin nhưng “lười” làm 4 việc này biết đâu lại được sức khoẻ như ý - Ảnh 2.

3. “Lười” tức giận


Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, tinh thần lạc quan là điều vô cùng quan trọng giúp cho cơ thể khoẻ mạnh. Dù là già hay trẻ, nam hay nữ, tâm trạng tiêu cực sẽ ảnh hưởng lớn đến chức năng của tim, mạch máu, hệ thần kinh vân vân.

Từ đó dẫn đến một số triệu chứng như cao huyết áp, co mạch máu, thiếu máu cơ tim, thiếu oxy,... Bên cạnh đó, còn có thể gây ra hiện tượng rối loạn thàn kinh thực vật, suy giảm chức năng tiêu hoá,... Do đó, người “lười” tức giận và so đo sẽ dễ có được cơ thể khoẻ mạnh, tinh thần phấn chấn.

Càng “lười” càng sống lâu? Thật khó tin nhưng “lười” làm 4 việc này biết đâu lại được sức khoẻ như ý - Ảnh 3.

4. “Lười” lo lắng cho con cái


Người lớn tuổi thường hay lo lắng cho con cái, vậy nên có câu nói “Nuôi con trăm năm, lo lắng vì con đã 99 năm”. Nhưng thật ra, con cháu có phúc phần riêng của chúng, nhất là sau khi chúng đã thành gia lập nghiệp.

Hãy hạn chế lo nghĩ, khi gia đình có chuyện lớn, con cái có nghe lời dạy bảo hay không cũng đừng quá để tâm. Giúp chúng một số việc giặt giũ nấu cơm, chăm sóc cháu nhỉ vậy là đủ. Nếu không muốn làm thì đừng làm, đã làm thì đừng mong đền đáp, đừng vừa khóc lóc kể lể lại vừa lo lắng đủ điều, như thế càng khiến con cái không vui, mà bạn cũng buồn lòng.

Thay vì lúc nào cũng lo nghĩ vì chúng, chi bằng lo cho cuộc sống bản thân trước đi. Hãy tự sắp xếp cho mình một số hoạt động, chẳng hạn như đánh cờ với các bạn già, đi bộ, đánh cầu, làm cho cuộc sống tuổi xế chiều đa dạng màu sắc, thêm phần ý nghĩa.

Kết luận: Suy cho cùng, trong cuộc sống chúng ta, “lười” không hẳn là hoàn toàn xấu, “lười có khoa học” ngược lại càng có lợi cho sức khoẻ, tất nhiên bản chất các việc cần “lười” trên đây đều có ích cho cơ thể. Mọi người hãy thử “lười có khoa học” trong sinh hoạt hằng ngày, biết đâu sẽ đem lại lợi ích không ngờ.

Nguồn Aboluowang

Đi bao nhiêu bước mỗi ngày kéo dài tuổi thọ hiệu quả nhất? 10.000 bước đi bộ không phải con số lý tưởng với tất cả mọi người, muốn sống thọ hãy chú ý điều này



Link bài gốc: Càng “lười” càng sống lâu? Thật khó tin nhưng “lười” làm 4 việc này biết đâu lại được sức khoẻ như ý
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

News

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,148
Bài viết
63,369
Thành viên
86,253
Thành viên mới nhất
rega

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN