Đầu năm 1917 ở nước Nga mâu thuẫn giai cấp, dân tộc cùng hậu quả nặng nề của chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã đưa nước Nga - khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc đến tình thế cách mạng trực tiếp. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng 2 - 1917 đã làm sụp đổ chế độ Nga hoàng, hình thành hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô - viết của công nông và binh lính cách mạng.
Tháng 4-1917, từ thực tiễn đầy bức xúc, từ không khí chính trị ngột ngạt của nước Nga lúc bấy giờ, V.I Lênin đã đề ra “Luận cương tháng 4”, kiên quyết thực hiện mục tiêu chuyển cách mạng tư sản thành cách mạng XHCN, thực hiện giành chính quyền vào tay các Xô - viết bằng con đường đấu tranh hòa bình. Tháng 7 - 1917, trước tình hình chính phủ tư sản Nga tiếp tục theo đuổi chiến tranh, công khai đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng và điên cuồng khủng bố các Xô - viết, V.I Lênin đã triệu tập Đại hội VI của Đảng Bôn sê vích Nga, quyết định tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, chấm dứt thời kỳ đấu tranh hòa bình. Tối 24-10 (tức 6-11 - lịch Nga cũ), lệnh khởi nghĩa được ban bố. Trong ngày 25-10 đến rạng sáng 26-10 (theo lịch Nga cũ) (tức ngày 7 tháng 11 và 8 tháng 11) (1) lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ Pêtrôgrát (còn có tên khác là Xanh Pêtécbua và Lêningrát), đánh chiếm cung điện Mùa Đông, bắt giữ chính phủ lâm thời tư sản, đồng thời tổ chức Đại hội các Xô - viết toàn Nga (lần thứ 2) thông qua “Sắc lệnh Hòa Bình”, “Sắc lệnh Ruộng đất” và bầu Hội đồng Ủy viên Nhân dân do V.I Lênin đứng đầu. Sau đó một thời gian ngắn chính quyền Xô - viết được thành lập từ Trung ương đến địa phương.
Chín mươi năm đã đi qua. Sau sự kiện Liên Xô (cũ) và Đông Âu tan rã, kẻ thù đã chớp lấy thời cơ thuận lợi này để tìm trăm phương ngàn kế xuyên tạc, bôi đen các giá trị văn hóa của Cách mạng Tháng Mười Nga - cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử loài người. Nhưng “ngọc càng mài càng sáng”, Cách mạng Tháng Mười Nga như ngọn lửa vĩnh cửu mãi mãi tỏa sáng trong lòng nhân loại tiến bộ, mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho các dân tộc bị áp bức giành độc lập, tự do, no ấm và hạnh phúc. Cuộc cách mạng đã làm cho các học thuyết của Mác - Ăngghen về hình thái kinh tế - xã hội, về giá trị thặng dư, về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, về thời đại, về cách mạng XHCN... đã trở thành hiện thực sinh động và là những giá trị bền vững trong cuộc sống; từ đây những khái niệm “tự do”, “dân chủ”, “bình đẳng”, “bác ái”, “dân sinh”, “dân quyền”, “hòa bình”... mới được tồn tại và phát triển đúng ý nghĩa của nó. Con người lao khổ, đói nghèo, tàn tật, ít được học hành được tôn trọng và giúp đỡ một cách thân thiện vô tư nhất. Những ngôn từ “quý tộc”, “chủ nô”, “nô lệ”... vĩnh viễn lùi vào quá khứ như một bóng đen của lịch sử, giải phóng con người một cách triệt để và toàn diện, vì con người với con người bị áp bức bóc lột là tầm cao văn hóa và giá trị vĩnh hằng của cuộc cách mạng này. Và cũng vì thế, dù nhiều mất mát, tổn thương... đã xảy ra nhưng mãi mãi Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn là “con chim báo bão” của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa tư bản. Sau cuộc cách mạng này chúng ta đã phải liên tục điều chỉnh chiến lược, liên tục bước vào khủng hoảng chính trị, kinh tế xã hội. Cách mạng Tháng Mười đã mở ra cho nhân loại một trang sử mới, trang sử của độc lập dân tộc đi cùng với chủ nghĩa xã hội. Từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga một loạt nước XHCN ở Đông Âu, Châu Á, Châu Mỹ La tinh đã ra đời và phát triển, đạt những thành tựu rực rỡ trong mưu cầu hạnh phúc cho người lao động chân chính, cho giai cấp vô sản. Không có sự tiên phong, đột phá, mở đường của Cách mạng Tháng Mười không thể có Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định điều đó. Bài học lớn về thời cơ khởi nghĩa của Cách mạng Tháng Mười đã giúp cho Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động quần chúng, lãnh đạo quần chúng vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để đưa Cách mạng Tháng Tám đến thắng lợi hoàn toàn. Bài học về xây dựng chính quyền Xô - viết sau khi cách mạng thành công đã giúp cho Chủ tịch Hồ Chí Minh có những bước đi thích hợp, bình tĩnh, sáng tạo, chủ động, kiên định trong nguyên tắc, mềm dẻo trong ứng xử tình thế để chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam dân chủ cộng hòa những ngày đầu. Những bài học về kháng chiến và kiến quốc, đánh đuổi thù trong, giặc ngoài, tổng phản công đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít của Đảng Cộng sản Liên Xô (cũ) là những bài học sống động cả lý luận và thực tiễn để Đảng Cộng sản Việt Nam đánh Pháp, đuổi Mỹ bằng cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975. Chân lý thời đại mà thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga khẳng định đã giúp cho nhân loại vững tin vào con đường đấu tranh quanh co, gấp khúc, gian khổ của mình để chiến thắng bất công và áp bức, bóc lột và nghèo đói. Giai cấp công nhân đã nhận rõ được sứ mệnh lịch sử của mình là “đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản”, đem cơm no, áo ấm, trí tuệ, hạnh phúc và cho thế giới cần lao. Sau Cách mạng Tháng Mười, giai cấp công nhân đã khẳng định vị thế của mình là giai cấp cầm quyền, giai cấp thống trị về mặt chính trị, tư tưởng, tinh thần, là giai cấp lãnh đạo cách mạng xã hội thông qua chính Đảng của mình. Liên minh công nông và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của chính Đảng của mình đã quyết định thắng lợi Cách mạng Tháng Mười Nga. Đây là cống hiến lớn nhất cả lý luận và thực tiễn của Cách mạng Tháng Mười, mở ra một bước đi mới cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã giải thích câu nói này của Bác như sau: “Đoàn kết” thứ nhất là đoàn kết trong Đảng, “đoàn kết” thứ hai là đoàn kết trong liên minh công nông và đội ngũ trí thức, “đại đoàn kết” là vô sản toàn thế giới đoàn kết liên hiệp lại. Chân lý thời đại này của Bác Hồ được đúc rút từ nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lênin từ Cách mạng Tháng Mười. Giá trị đạo đức, nhân văn của khẩu hiệu “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại” là vì mục tiêu cao cả giải phóng con người, xây dựng một xã hội không có người bóc lột người, xây dựng một xã hội có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hướng mục tiêu vào sự tiến bộ, bình đẳng, trí tuệ hướng tới các giá trị chân - thiện - mỹ mang tầm nhân loại và thời đại.
Không chỉ chúng ta mà ngay cả trên đất Mỹ trong giáo trình đại học bộ môn Triết học một Giáo sư Mỹ đã viết: “Với V.I Lênin, với Cách mạng Tháng Mười lịch sử đã sang trang mới. Chấm dứt thời kỳ độc quyền chính trị của nước lớn, người giàu”.
Một nhà ngôn ngữ học Trung Quốc có viết: “Trước đây những người chung chiến hào gọi nhau là chiến hữu, người thân thiết quý trọng nhau gọi nhau bằng bằng hữu. Trong đêm bão táp Cách mạng Tháng Mười một ngôn từ mới đã xuất hiện: đồng chí. Đồng chí - không chỉ là ngôn từ để giao tiếp mà là tầm cao nhất của giá trị con người khi có cùng mục đích thiêng liêng là giải phóng con người, làm cho xã hội tốt lên, đẹp lên”.
Lịch sử đã ghi nhận sự xác lập một mối quan hệ mới giữa người và người sau Cách mạng Tháng Mười Nga theo định hướng tiến bộ nhất. Có được điều đó là vì Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng triệt để nhất và cải biến xã hội một cách sâu rộng và toàn diện nhất trong lịch sử. Cuộc cách mạng này đã mở ra cho nhân loại một thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Nhưng Mác-Angghen và Lênin cũng đã chỉ rõ: Cách mạng XHCN có thể nổ ra thắng lợi không cùng ở các nước khác nhau, thậm chí trong một nước riêng lẻ. Cách mạng XHCN thường diễn ra quanh co, đa dạng, phức tạp. Thực tiễn thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã khẳng định chân lý thời đại đó. Liên Xô - một Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới đã là một “mặt trời không bao giờ tắt” tỏa sáng cho phong trào đấu tranh giai cấp và dân tộc giành độc lập dân tộc và CNXH, mở ra một thời kỳ quá độ từ CNTB đi lên CNXH trên phạm vi toàn cầu. Tiếc thay, trước những thành công, thành tựu ban đầu những nguyên lý cơ bản này của các bậc tiền bối đã không được các nhà lãnh đạo kế tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển một cách sáng tạo dẫn đến sự rập khuôn, máy móc, giáo điều, xơ cứng và không nhận thức đầy đủ được âm mưu thâm độc và xảo quyệt của kẻ thù làm cho lịch sử công nhân quốc tế lại tiếp tục có những bước đi quanh co, gấp khúc, khủng hoảng. Nhưng quy luật của sự tiến hóa không cho phép một ai đi ngược lại và chính những ai đang đi ngược lại sẽ bị lịch sử nghiền nát.
Nhân loại đã bước sang thế kỷ 21, nhưng cuộc đấu tranh giai cấp vẫn hết sức quyết liệt, chiến tranh sắc tộc, tôn giáo đang diễn ra hết sức gay gắt và tàn bạo. Chính vì thế những giá trị văn hóa của Cách mạng Tháng Mười Nga càng tỏa sáng hơn bao giờ hết.
Trước “phong trào” xóa bỏ các tượng đài chiến thắng, tượng đài Hồng quân Liên Xô, các di tích lịch sử Cách mạng Tháng Mười, I.U Bôn-đa-rép, một nhà văn lớn của nước Nga, một chiến sĩ Hồng quân năm xưa, là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng về cuộc chiến tranh Ái quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô đã viết trong dịp kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Mười: “Con người sẽ ngạc nhiên đến vô bờ bến về một số chính trị gia trong vài ba thập kỷ gần đây. Đó là sự quay ngoắt lại về đạo đức, bôi đen, đổi trắng, dối trá và vu oan. Sự ghi nhớ của lịch sử - đó là sức mạnh hùng hậu nhất. Ý chí chính trị cứng rắn sẽ cứu rỗi và bảo vệ xứng đáng và toàn vẹn mặc dầu sự khiêu khích ngự trị trên cả sự thật - cái sự thật trở thành cái nền đen trong quan hệ các quốc gia. Dẫu những tượng đài (văn hóa vật thể) có thể bị tháo bỏ hoặc đem che giấu đi nhưng một dòng chảy về một nền văn hóa phi vật thể: hình tượng Cách mạng Tháng Mười, hình tượng nhân dân Xô - viết, hình tượng Hồng quân luôn luôn tỏa sáng trong tâm thức nhân loại”.
Xin cảm ơn I.U. Bôn-đa-rép đã bày tỏ hộ tấm lòng của mỗi người dân Việt Nam qua đoạn văn trên.
Do lịch Nga cũ nên dẫu sự kiện này xảy ra vào ngày 7-11 nhưng nhân loại vẫn quen gọi cuộc cách mạng này là “Cách mạng Tháng Mười”.
(Theo Tiến sĩ Đoàn Sinh Hưởng Trung tướng, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu 4)
Tháng 4-1917, từ thực tiễn đầy bức xúc, từ không khí chính trị ngột ngạt của nước Nga lúc bấy giờ, V.I Lênin đã đề ra “Luận cương tháng 4”, kiên quyết thực hiện mục tiêu chuyển cách mạng tư sản thành cách mạng XHCN, thực hiện giành chính quyền vào tay các Xô - viết bằng con đường đấu tranh hòa bình. Tháng 7 - 1917, trước tình hình chính phủ tư sản Nga tiếp tục theo đuổi chiến tranh, công khai đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng và điên cuồng khủng bố các Xô - viết, V.I Lênin đã triệu tập Đại hội VI của Đảng Bôn sê vích Nga, quyết định tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, chấm dứt thời kỳ đấu tranh hòa bình. Tối 24-10 (tức 6-11 - lịch Nga cũ), lệnh khởi nghĩa được ban bố. Trong ngày 25-10 đến rạng sáng 26-10 (theo lịch Nga cũ) (tức ngày 7 tháng 11 và 8 tháng 11) (1) lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ Pêtrôgrát (còn có tên khác là Xanh Pêtécbua và Lêningrát), đánh chiếm cung điện Mùa Đông, bắt giữ chính phủ lâm thời tư sản, đồng thời tổ chức Đại hội các Xô - viết toàn Nga (lần thứ 2) thông qua “Sắc lệnh Hòa Bình”, “Sắc lệnh Ruộng đất” và bầu Hội đồng Ủy viên Nhân dân do V.I Lênin đứng đầu. Sau đó một thời gian ngắn chính quyền Xô - viết được thành lập từ Trung ương đến địa phương.
Chín mươi năm đã đi qua. Sau sự kiện Liên Xô (cũ) và Đông Âu tan rã, kẻ thù đã chớp lấy thời cơ thuận lợi này để tìm trăm phương ngàn kế xuyên tạc, bôi đen các giá trị văn hóa của Cách mạng Tháng Mười Nga - cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử loài người. Nhưng “ngọc càng mài càng sáng”, Cách mạng Tháng Mười Nga như ngọn lửa vĩnh cửu mãi mãi tỏa sáng trong lòng nhân loại tiến bộ, mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho các dân tộc bị áp bức giành độc lập, tự do, no ấm và hạnh phúc. Cuộc cách mạng đã làm cho các học thuyết của Mác - Ăngghen về hình thái kinh tế - xã hội, về giá trị thặng dư, về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, về thời đại, về cách mạng XHCN... đã trở thành hiện thực sinh động và là những giá trị bền vững trong cuộc sống; từ đây những khái niệm “tự do”, “dân chủ”, “bình đẳng”, “bác ái”, “dân sinh”, “dân quyền”, “hòa bình”... mới được tồn tại và phát triển đúng ý nghĩa của nó. Con người lao khổ, đói nghèo, tàn tật, ít được học hành được tôn trọng và giúp đỡ một cách thân thiện vô tư nhất. Những ngôn từ “quý tộc”, “chủ nô”, “nô lệ”... vĩnh viễn lùi vào quá khứ như một bóng đen của lịch sử, giải phóng con người một cách triệt để và toàn diện, vì con người với con người bị áp bức bóc lột là tầm cao văn hóa và giá trị vĩnh hằng của cuộc cách mạng này. Và cũng vì thế, dù nhiều mất mát, tổn thương... đã xảy ra nhưng mãi mãi Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn là “con chim báo bão” của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa tư bản. Sau cuộc cách mạng này chúng ta đã phải liên tục điều chỉnh chiến lược, liên tục bước vào khủng hoảng chính trị, kinh tế xã hội. Cách mạng Tháng Mười đã mở ra cho nhân loại một trang sử mới, trang sử của độc lập dân tộc đi cùng với chủ nghĩa xã hội. Từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga một loạt nước XHCN ở Đông Âu, Châu Á, Châu Mỹ La tinh đã ra đời và phát triển, đạt những thành tựu rực rỡ trong mưu cầu hạnh phúc cho người lao động chân chính, cho giai cấp vô sản. Không có sự tiên phong, đột phá, mở đường của Cách mạng Tháng Mười không thể có Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định điều đó. Bài học lớn về thời cơ khởi nghĩa của Cách mạng Tháng Mười đã giúp cho Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động quần chúng, lãnh đạo quần chúng vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để đưa Cách mạng Tháng Tám đến thắng lợi hoàn toàn. Bài học về xây dựng chính quyền Xô - viết sau khi cách mạng thành công đã giúp cho Chủ tịch Hồ Chí Minh có những bước đi thích hợp, bình tĩnh, sáng tạo, chủ động, kiên định trong nguyên tắc, mềm dẻo trong ứng xử tình thế để chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam dân chủ cộng hòa những ngày đầu. Những bài học về kháng chiến và kiến quốc, đánh đuổi thù trong, giặc ngoài, tổng phản công đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít của Đảng Cộng sản Liên Xô (cũ) là những bài học sống động cả lý luận và thực tiễn để Đảng Cộng sản Việt Nam đánh Pháp, đuổi Mỹ bằng cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975. Chân lý thời đại mà thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga khẳng định đã giúp cho nhân loại vững tin vào con đường đấu tranh quanh co, gấp khúc, gian khổ của mình để chiến thắng bất công và áp bức, bóc lột và nghèo đói. Giai cấp công nhân đã nhận rõ được sứ mệnh lịch sử của mình là “đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản”, đem cơm no, áo ấm, trí tuệ, hạnh phúc và cho thế giới cần lao. Sau Cách mạng Tháng Mười, giai cấp công nhân đã khẳng định vị thế của mình là giai cấp cầm quyền, giai cấp thống trị về mặt chính trị, tư tưởng, tinh thần, là giai cấp lãnh đạo cách mạng xã hội thông qua chính Đảng của mình. Liên minh công nông và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của chính Đảng của mình đã quyết định thắng lợi Cách mạng Tháng Mười Nga. Đây là cống hiến lớn nhất cả lý luận và thực tiễn của Cách mạng Tháng Mười, mở ra một bước đi mới cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã giải thích câu nói này của Bác như sau: “Đoàn kết” thứ nhất là đoàn kết trong Đảng, “đoàn kết” thứ hai là đoàn kết trong liên minh công nông và đội ngũ trí thức, “đại đoàn kết” là vô sản toàn thế giới đoàn kết liên hiệp lại. Chân lý thời đại này của Bác Hồ được đúc rút từ nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lênin từ Cách mạng Tháng Mười. Giá trị đạo đức, nhân văn của khẩu hiệu “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại” là vì mục tiêu cao cả giải phóng con người, xây dựng một xã hội không có người bóc lột người, xây dựng một xã hội có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hướng mục tiêu vào sự tiến bộ, bình đẳng, trí tuệ hướng tới các giá trị chân - thiện - mỹ mang tầm nhân loại và thời đại.
Không chỉ chúng ta mà ngay cả trên đất Mỹ trong giáo trình đại học bộ môn Triết học một Giáo sư Mỹ đã viết: “Với V.I Lênin, với Cách mạng Tháng Mười lịch sử đã sang trang mới. Chấm dứt thời kỳ độc quyền chính trị của nước lớn, người giàu”.
Một nhà ngôn ngữ học Trung Quốc có viết: “Trước đây những người chung chiến hào gọi nhau là chiến hữu, người thân thiết quý trọng nhau gọi nhau bằng bằng hữu. Trong đêm bão táp Cách mạng Tháng Mười một ngôn từ mới đã xuất hiện: đồng chí. Đồng chí - không chỉ là ngôn từ để giao tiếp mà là tầm cao nhất của giá trị con người khi có cùng mục đích thiêng liêng là giải phóng con người, làm cho xã hội tốt lên, đẹp lên”.
Lịch sử đã ghi nhận sự xác lập một mối quan hệ mới giữa người và người sau Cách mạng Tháng Mười Nga theo định hướng tiến bộ nhất. Có được điều đó là vì Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng triệt để nhất và cải biến xã hội một cách sâu rộng và toàn diện nhất trong lịch sử. Cuộc cách mạng này đã mở ra cho nhân loại một thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Nhưng Mác-Angghen và Lênin cũng đã chỉ rõ: Cách mạng XHCN có thể nổ ra thắng lợi không cùng ở các nước khác nhau, thậm chí trong một nước riêng lẻ. Cách mạng XHCN thường diễn ra quanh co, đa dạng, phức tạp. Thực tiễn thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã khẳng định chân lý thời đại đó. Liên Xô - một Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới đã là một “mặt trời không bao giờ tắt” tỏa sáng cho phong trào đấu tranh giai cấp và dân tộc giành độc lập dân tộc và CNXH, mở ra một thời kỳ quá độ từ CNTB đi lên CNXH trên phạm vi toàn cầu. Tiếc thay, trước những thành công, thành tựu ban đầu những nguyên lý cơ bản này của các bậc tiền bối đã không được các nhà lãnh đạo kế tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển một cách sáng tạo dẫn đến sự rập khuôn, máy móc, giáo điều, xơ cứng và không nhận thức đầy đủ được âm mưu thâm độc và xảo quyệt của kẻ thù làm cho lịch sử công nhân quốc tế lại tiếp tục có những bước đi quanh co, gấp khúc, khủng hoảng. Nhưng quy luật của sự tiến hóa không cho phép một ai đi ngược lại và chính những ai đang đi ngược lại sẽ bị lịch sử nghiền nát.
Nhân loại đã bước sang thế kỷ 21, nhưng cuộc đấu tranh giai cấp vẫn hết sức quyết liệt, chiến tranh sắc tộc, tôn giáo đang diễn ra hết sức gay gắt và tàn bạo. Chính vì thế những giá trị văn hóa của Cách mạng Tháng Mười Nga càng tỏa sáng hơn bao giờ hết.
Trước “phong trào” xóa bỏ các tượng đài chiến thắng, tượng đài Hồng quân Liên Xô, các di tích lịch sử Cách mạng Tháng Mười, I.U Bôn-đa-rép, một nhà văn lớn của nước Nga, một chiến sĩ Hồng quân năm xưa, là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng về cuộc chiến tranh Ái quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô đã viết trong dịp kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Mười: “Con người sẽ ngạc nhiên đến vô bờ bến về một số chính trị gia trong vài ba thập kỷ gần đây. Đó là sự quay ngoắt lại về đạo đức, bôi đen, đổi trắng, dối trá và vu oan. Sự ghi nhớ của lịch sử - đó là sức mạnh hùng hậu nhất. Ý chí chính trị cứng rắn sẽ cứu rỗi và bảo vệ xứng đáng và toàn vẹn mặc dầu sự khiêu khích ngự trị trên cả sự thật - cái sự thật trở thành cái nền đen trong quan hệ các quốc gia. Dẫu những tượng đài (văn hóa vật thể) có thể bị tháo bỏ hoặc đem che giấu đi nhưng một dòng chảy về một nền văn hóa phi vật thể: hình tượng Cách mạng Tháng Mười, hình tượng nhân dân Xô - viết, hình tượng Hồng quân luôn luôn tỏa sáng trong tâm thức nhân loại”.
Xin cảm ơn I.U. Bôn-đa-rép đã bày tỏ hộ tấm lòng của mỗi người dân Việt Nam qua đoạn văn trên.
Do lịch Nga cũ nên dẫu sự kiện này xảy ra vào ngày 7-11 nhưng nhân loại vẫn quen gọi cuộc cách mạng này là “Cách mạng Tháng Mười”.
(Theo Tiến sĩ Đoàn Sinh Hưởng Trung tướng, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu 4)
Bài tương tự bạn quan tâm
Đảng lãnh đạo Cao trào Cách mạng 1930-1931
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đảng CSVN ra đời là bước ngoặt trọng đại trong lịch...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
8 câu hỏi và trả lời Đường lối Cách Mạng Đảng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu