[Tham Khảo] Các thương hiệu tỷ đô được định giá như thế nào?

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
Cũng giống như quản lý chất lượng, các thương hiệu tạo nên giá trị của một công ty, nhưng không ai có thể biết rõ rằng làm thế nào để xác định một cách chính xác giá trị của các thương hiệu.
Để hiểu rõ điều này, các nhà đầu tư có thể tham khảo một nghiên cứu được thực hiện bởi Tập đoàn Truyền thông Quốc tế (WPP) - chi nhánh London và những đánh giá của họ về các thương hiệu có giá trị nhất trên thế giới.
Vì những thương hiệu có giá trị thường thu được mức lợi nhuận trên mức trung bình và hiệu suất cao dài hạn trên thị trường chứng khoán, giá trị của một thương hiệu của công ty không phải là một chi tiết nhỏ để chúng ta dễ dàng bỏ qua.
Những bất ngờ trong top thương hiệu giá trị
Một điểm đáng lưu ý trong báo cáo mới đây của WPP về các thương hiệu có giá trị nhất chính là việc Apple đã vượt qua cả Google, vươn lên trở thành thương hiệu có giá trị nhất. Thành thật mà nói, người ta sẽ thoáng ngạc nhiên bởi lẽ Apple đã tốn khá nhiều thời gian mới leo lên được lên vị trí hàng đầu này. iPod iPhone, iPad, và các cửa hàng bán lẻ của Apple đã hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường các phương tiện truyền thông công nghệ cao trong thời gian gần đây.
WPP đã đánh giá thương hiệu của Apple có giá trị 153 tỷ đô la, vượt xa thương hiệu Google với 111 tỷ đô la giá trị. Đáng ngạc nhiên hơn, theo ước tính của WPP giá trị thương hiệu của Apple đã tăng 84% so với cùng kỳ năm trước.
Ba thương hiệu tiếp theo trong danh sách của WPP lần lượt là IBM, McDonalds và Microsoft. Thương hiệu Coca-Cola đứng thứ sáu, trong khi Disney không có tên trong top 10 thương hiệu có giá trị cao nhất.
Một điều bất ngờ nữa là Wells Fargo (một ngân hàng của Mỹ) cũng được xếp ở vị trí khá cao trong danh sách (xếp thứ 16) so với Visa (xếp thứ 20), American Express (xếp thứ 40) và MasterCard (xếp thứ 60).
Những công ty sản xuất các mặt hàng xa xỉ vốn phụ thuộc rất nhiều vào hình ảnh và giá trị thương hiệu, lại được xếp trong tình trạng tồi tệ hơn suy đoán của nhiều người. Louis Vuitton không được xếp vào top 25 (nhưng được xếp ngay trên Toyota), trong khi Mercedes suýt nữa thì lọt ra khỏi top 50. Các thương hiệu khác, như thương hiệu ô tô Porsche và thương hiệu túi xách Hermes thì được xếp ở cuối danh sách.
Ưu thế không còn thuộc về phương Tây
Một điều mà chúng ta không thể không chú ý là trong danh sách các thương hiệu phát triển nhanh vượt bậc này, có khá nhiều nhãn hiệu của các công ty thuộc các thị trường mới nổi.
Có đến 20 tên trong danh sách mà WPP đưa ra đến từ các nước thuộc nhóm BRIC, bao gồm Brasil, Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) và Nam Phi (South Africa), với các thương hiệu như China Mobile, ICBC (Ngân hàng Công thương Trung Quốc), Sberbank (ngân hàng thương mại lớn nhất của Nga) và Petrobras (Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Brazil) cũng vượt lên top trên.
Mặc dù có một số thương hiệu thuộc các thị trường mới nổi đã phổ biến với người tiêu dùng Mỹ (chẳng hạn như thương hiệu Samsung và LG), một số thương hiệu khác như điện thoại HTC, Bimbo hay xe hơi BYD sẽ sớm được người tiêu dùng biết đến rộng rãi.
Thế nào là một thương hiệu tốt?
Một số người băn khoăn rằng làm thế nào một thương hiệu có thể có giá lên đến hàng chục tỷ đô la? Có phải chúng không đơn giản là sản phẩm của các chiêu thức tiếp thị lặp đi lặp lại được tung ra nhằm lợi dụng sự cả tin của người tiêu dùng?
Trên thực tế, các thương hiệu giữ được giá trị bởi lẽ chúng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm. Chẳng hạn như những người biết rất ít về xe hơi vẫn có thể nhận ra rằng Mercedes là loại xe tốt. Tương tự như vậy, khách hàng khi đến thưởng thức đồ ăn của McDonalds đều biết chính xác những món ăn mà cửa hàng này phục vụ là gì.
Theo thời gian, khi người tiêu dùng trải nghiệm và có cảm nhận tốt về thương hiệu, lòng trung thành với thương hiệu đó sẽ được tạo dựng. Thậm chí, lòng trung thành với những thương hiệu này thường vượt qua cả thách thức của sự tăng giá hoặc sự suy giảm tạm thời về chất lượng hay dịch vụ khách hàng.
Dường như, các thương hiệu đều áp dụng một thủ pháp đặc biệt (nếu không phải là riêng biệt) đối với một lượng khách hàng xác định và hướng họ theo con đường định hình cá tính của họ. Chẳng hạn như đoạn video quảng cáo "I'm a Mac" đã tập trung vào việc tạo dựng một thông điệp: Các khách hàng của Apple là người sành điệu. Thông điệp này được Apple nêu cao khi xây dựng mạng lưới các cửa hàng và đa dạng hóa các sản phẩm của mình. Rất nhiều người nghĩ rằng họ là người sành điệu, và bạn cũng sẽ sành điệu nếu sử dụng Apple.
Vì vậy, người tiêu dùng sẽ luôn bị thôi thúc về mặt tâm lý để trở thành một khách hàng trung thành của Mac. Điều này cũng đúng với một số thương hiệu khác.
Một thương hiệu tốt không áp đặt sản phẩm của mình với mọi người tiêu dùng.
Việc xem xét làm thế nào các nhãn hiệu không cần phải lôi kéo tất cả người tiêu dùng mà vẫn đạt được thành công là điều khá thú vị. Apple không cố gắng để thu hút tất cả người tiêu dùng, và nhân viên tiếp thị của Apple nhận thức rằng chắc chắn vẫn có những người đặc biệt không thích Apple. Thậm chí, những khách hàng này còn tỏ ra tự hào và thích thú khi mua những sản phẩm không phải của Apple. Tương tự như vậy, Wal-Mart cũng nhận thức rõ rằng có những khách hàng thà không đi mua sắm còn hơn bị bắt gặp khi đang mua sắm trong chuỗi cửa hàng bán lẻ của công ty này. Các thương hiệu nổi tiếng chấp nhận điều đó, và họ vẫn thành công.
Vấn đề định giá thương hiệu
Ngay cả khi các nhà đầu tư tỏ ý không đồng tình với các tiêu chí mà WPP đưa ra để dánh giá giá trị của một thương hiệu, thực tế vẫn là thực tế, mỗi thương hiệu đều có giá trị của riêng nó. Dường như không có sự khác biệt đáng kể giữa hương vị của Coca-Cola và Pepsi để giải thích sự khác nhau trong việc định giá hai thương hiệu này. Nhiều công ty với những thương hiệu hàng đầu thường công bố nguồn vốn đầu tư cao (cũng như khai tăng kết quả kinh doanh) so với thực tế và so với các thương hiệu cùng ngành khác.
Điều này không có nghĩa là các nhà đầu tư cần phải lờ đi hoặc tránh đầu tư vào các công ty không hoặc không thể xây dựng một thương hiệu cho riêng mình. Tuy nhiên, các nhà đầu tư không thể và không nên chỉ dựa vào doanh số bán hàng, giá trị trên giấy tờ và các yếu tố định giá khác.
Chắc chắn rằng còn rất nhiều vướng mắc trong việc định giá thứ tài sản vô hình này, nhưng điều chắc chắn là một thương hiệu uy tín thường có tất cả: Sở hữu loại hàng hóa đặc trưng và giá trị cổ phiếu của thương hiệu không ngừng tăng.
Nguồn: Học Làm Giàu
 

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,114
Bài viết
63,333
Thành viên
86,294
Thành viên mới nhất
noithatdiemnhan1

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN