TIN MỚI
Hội An từ lâu đã là địa điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. Những góc phố, vị trí check-in đều đem đến một vibe rất hoài cổ, thơ mộng trong mắt du khách. Một trong những địa điểm được biết đến đông đảo nhất là bức tường trên đường Hoàng Văn Thụ, thuộc ngôi nhà phía đường Nguyễn Thái Học. Bức tường cổ kính đã tồn tại trên dưới 10 năm nay.
Bức tường rêu phong đi cùng năm tháng trên đường Hoàng Văn Thụ, là một trong những địa điểm mang tính biểu tượng của phố cổ Hội An. Ảnh: Internet.
So với những bức tường vàng nổi bật của Hội An, bức tường “huyền thoại” trên đường Hoàng Văn Thụ lại mang một vẻ cũ kỹ, gai góc do những mảng tường rêu phong xếp lớp theo từng năm tháng mưa dầm dãi nắng ở miền Trung. Đã có người ví bức tường với những mảng rêu cũ khi được ánh nắng “tạo khối” như bước ra từ bức tranh sơn dầu của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái.
Góc phố có bức tường nằm giữa khu chợ nhỏ, xung quanh là những bà, những chị bán hàng rong. Nếu đi qua không để ý thì sẽ chẳng phát hiện ra góc cổ kính này. Ảnh @leanh.
Bức tường hiện lên với vẻ đẹp hoài cổ trong những bức ảnh của giới nhiếp ảnh hay khách du lịch. Ảnh @namthi.le.
Nhưng vẻ hoài cổ, rêu phong đó trong những ngày gần đây đã biến mất thay vào đó là diện mạo “sạch”, trắng muốt. Hiện trạng mới nhất của bức tường đã gây xôn xao trên MXH những ngày qua:
Ảnh: Đinh Quang Hải.
Chủ nhân của những bức ảnh trên là anh Đinh Quang Hải, một người dân đang sinh sống tại Hội An, đồng thời cũng là người hoạt động trong giới nhiếp ảnh gia. Theo anh Hải, cách đây khoảng 10 năm, ngôi nhà có màu vàng, sau đó được quét vôi trắng. Theo thời gian, bức tường bị rêu phong bám phủ, loang ố, ẩm thấp… Mãi cho đến gần đây mới được sửa chữa lại, hiện trạng đang phủ sơn trắng.
Bao giờ cũng vậy, sự thay đổi ở những địa điểm du lịch mang tính biểu tượng đều vấp phải những ý kiến tranh cãi, tiếc nuối, thậm chí còn là phản đối, cho rằng đó không phải là cải tạo mang tính bảo tồn, làm mất đi vẻ cổ kính của căn nhà. Trước sự tranh cãi này, anh Hải đã có những lời tâm tư từ đáy lòng với tư cách là một người dân phố cổ: “Đâu phải cứ để ngôi nhà lụp xụp như thế là cách bảo tồn đâu, ngôi nhà cũng như con người, phơi mình trước mưa nắng, lụt lội thì cũng sẽ xuống cấp. Mọi thứ trên đời tồn tại được thì đều cần sự chăm sóc... Hội An đã bảo tồn được rất nhiều nhà cổ rồi chứ có phải đang thử nghiệm với góc phố này đâu?”
Thực tế cho thấy, căn nhà cổ trên phương diện nhiếp ảnh, mỹ thuật thì đem đến một vẻ đẹp gai góc, giàu cảm xúc. Nhưng cảm quan thực tế của những người dân Hội An, của những người sinh sống tại đó lại trái ngược hoàn toàn. Phải chăng những công trình mang tính văn hoá, biểu tượng như vậy đều phải mãi cổ kính, dầm sương dãi nắng chỉ để bảo tồn một vẻ đẹp gai góc mong manh?
Sự cải tạo của ngôi nhà cổ, ngoài tính thẩm mỹ, còn là để cuộc sống của chủ nhà được tốt hơn, không phải dầm mưa lo dột, ẩm thấp… Hội An cũng có một góc phố sạch, tránh những tai nạn không đáng có do tróc lở, mưa lụt...
Màu sơn mới của bức tường và căn nhà cổ trên đường Hoàng Văn Thụ, Hội An vẫn chưa được hé lộ. Trong những ngày tới đây, chúng tôi sẽ cập nhật những diễn biến tiếp theo.
Ở Hội An chóng vánh một ngày vẫn có được vài chục tấm ảnh sống ảo từ các góc phố cổ đến đi thuyền trên sông Hoài
Pháp luật & Bạn đọc
Link bài gốc: Bức tường “huyền thoại” ở Hội An được cải tạo, phủ màu trắng tinh: Du khách tiếc nuối, dân bản địa lại ủng hộ hết lòng
Hội An từ lâu đã là địa điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. Những góc phố, vị trí check-in đều đem đến một vibe rất hoài cổ, thơ mộng trong mắt du khách. Một trong những địa điểm được biết đến đông đảo nhất là bức tường trên đường Hoàng Văn Thụ, thuộc ngôi nhà phía đường Nguyễn Thái Học. Bức tường cổ kính đã tồn tại trên dưới 10 năm nay.
Bức tường rêu phong đi cùng năm tháng trên đường Hoàng Văn Thụ, là một trong những địa điểm mang tính biểu tượng của phố cổ Hội An. Ảnh: Internet.
So với những bức tường vàng nổi bật của Hội An, bức tường “huyền thoại” trên đường Hoàng Văn Thụ lại mang một vẻ cũ kỹ, gai góc do những mảng tường rêu phong xếp lớp theo từng năm tháng mưa dầm dãi nắng ở miền Trung. Đã có người ví bức tường với những mảng rêu cũ khi được ánh nắng “tạo khối” như bước ra từ bức tranh sơn dầu của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái.
Góc phố có bức tường nằm giữa khu chợ nhỏ, xung quanh là những bà, những chị bán hàng rong. Nếu đi qua không để ý thì sẽ chẳng phát hiện ra góc cổ kính này. Ảnh @leanh.
Bức tường hiện lên với vẻ đẹp hoài cổ trong những bức ảnh của giới nhiếp ảnh hay khách du lịch. Ảnh @namthi.le.
Nhưng vẻ hoài cổ, rêu phong đó trong những ngày gần đây đã biến mất thay vào đó là diện mạo “sạch”, trắng muốt. Hiện trạng mới nhất của bức tường đã gây xôn xao trên MXH những ngày qua:
Ảnh: Đinh Quang Hải.
Chủ nhân của những bức ảnh trên là anh Đinh Quang Hải, một người dân đang sinh sống tại Hội An, đồng thời cũng là người hoạt động trong giới nhiếp ảnh gia. Theo anh Hải, cách đây khoảng 10 năm, ngôi nhà có màu vàng, sau đó được quét vôi trắng. Theo thời gian, bức tường bị rêu phong bám phủ, loang ố, ẩm thấp… Mãi cho đến gần đây mới được sửa chữa lại, hiện trạng đang phủ sơn trắng.
Bao giờ cũng vậy, sự thay đổi ở những địa điểm du lịch mang tính biểu tượng đều vấp phải những ý kiến tranh cãi, tiếc nuối, thậm chí còn là phản đối, cho rằng đó không phải là cải tạo mang tính bảo tồn, làm mất đi vẻ cổ kính của căn nhà. Trước sự tranh cãi này, anh Hải đã có những lời tâm tư từ đáy lòng với tư cách là một người dân phố cổ: “Đâu phải cứ để ngôi nhà lụp xụp như thế là cách bảo tồn đâu, ngôi nhà cũng như con người, phơi mình trước mưa nắng, lụt lội thì cũng sẽ xuống cấp. Mọi thứ trên đời tồn tại được thì đều cần sự chăm sóc... Hội An đã bảo tồn được rất nhiều nhà cổ rồi chứ có phải đang thử nghiệm với góc phố này đâu?”
Thực tế cho thấy, căn nhà cổ trên phương diện nhiếp ảnh, mỹ thuật thì đem đến một vẻ đẹp gai góc, giàu cảm xúc. Nhưng cảm quan thực tế của những người dân Hội An, của những người sinh sống tại đó lại trái ngược hoàn toàn. Phải chăng những công trình mang tính văn hoá, biểu tượng như vậy đều phải mãi cổ kính, dầm sương dãi nắng chỉ để bảo tồn một vẻ đẹp gai góc mong manh?
Sự cải tạo của ngôi nhà cổ, ngoài tính thẩm mỹ, còn là để cuộc sống của chủ nhà được tốt hơn, không phải dầm mưa lo dột, ẩm thấp… Hội An cũng có một góc phố sạch, tránh những tai nạn không đáng có do tróc lở, mưa lụt...
Màu sơn mới của bức tường và căn nhà cổ trên đường Hoàng Văn Thụ, Hội An vẫn chưa được hé lộ. Trong những ngày tới đây, chúng tôi sẽ cập nhật những diễn biến tiếp theo.
Ở Hội An chóng vánh một ngày vẫn có được vài chục tấm ảnh sống ảo từ các góc phố cổ đến đi thuyền trên sông Hoài
Pháp luật & Bạn đọc
Link bài gốc: Bức tường “huyền thoại” ở Hội An được cải tạo, phủ màu trắng tinh: Du khách tiếc nuối, dân bản địa lại ủng hộ hết lòng
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
'Thợ săn' quái vật hồ Loch Ness công bố...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bài tập về nhà của giáo viên khiến nhiều phụ huynh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sự thật sau bức ảnh "ông Tây mua ngựa vàng mã Hà...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tình cờ mua bức tượng cũ với giá 1,3 triệu đồng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bí ẩn bức tượng nằm ngửa, hai tay chống đất trong...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Phác họa bức tranh ngành ngân hàng trong nửa cuối...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu