TIN MỚI
Về nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết đối với nguồn vốn FDI thì trong nhiều năm trở lại, lĩnh vực bất động sản luôn đứng thứ 2 về thu hút nguồn vốn đầu tư FDI (chỉ sau lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo). Trong quý I/2020, nguồn vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực bất động sản sụt giảm mạnh, chỉ có 264 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 3,08% tổng nguồn vốn FDI, đứng vị trí thứ 4 về thu hút nguồn vốn đầu tư FDI (năm 2019 vốn đăng ký là 3,88 tỷ USD, chiếm 10,2% tổng nguồn vốn FDI, đứng vị trí thứ 2 về thu hút nguồn vốn đầu tư FDI).
Về hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, Bộ đánh giá do ảnh hưởng dịch bệnh, các doanh nghiệp bất động sản chỉ giữ lại khoảng 50% cán bộ, nhân viên để duy trì hoạt động, làm việc trực tiếp (còn lại làm việc trực tuyến tại nhà, một phần phải cho nghỉ); tại một số dự án đang triển khai xây dựng hầu như chưa khởi động lại hoặc phải tạm dừng hoạt động, gần như toàn bộ công nhân, lao động phải tạm nghỉ.
Về hoạt động của sàn giao dịch bất động sản, trong 3 tháng đầu năm 2020 có khoảng 80% số lượng sàn đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động hoặc không phát sinh giao dịch, nhiều cá nhân môi giới bất động sản thất nghiệp. Tính đến nay, cả nước ước tính còn khoảng 200 sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động cầm chừng, hầu hết các sàn chỉ duy trì bộ phận gián tiếp điều hành làm việc luân phiên trong thời gian phòng tránh dịch, phần lớn các nhân viên môi giới đều tạm ngừng làm việc, chuyển sang công việc khác theo thời vụ.
Ngoài ra, khi Chính phủ, các địa phương thực hiện cách ly xã hội, yêu cầu giãn cách trong hoạt động sản xuất kinh doanhnhiều chủ đầu tư và các sàn giao dịch không thực hiện mở bán sản phẩm được. Để khắc phục khó khăn trong giao dịch, một số Sàn giao dịch bất động sản như: Sàn giao dịch Vingroup, Cen group cũng đang nghiên cứu phát triển thêm hình thức giao dịch trực tuyến, nhưng chủ yếu vẫn chỉ là đăng thông tin, giới thiệu về dự án trong trang mạng riêng của doanh nghiệp (sàn thương mại điện tử bất động sản).
Trên cơ sở đánh giá các yếu tố vĩ mô cũng như các chỉ số cụ thể của thị trường cho thấy hiện nay thị trường bất động sản chưa có biểu hiện của khủng hoảng trầm lắng, "đóng băng" hay phát triển nóng.
Theo ICTVietNam
Link bài gốc: Bộ Xây dựng: Thị trường bất động sản chưa có biểu hiện của khủng hoảng trầm lắng
Về nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết đối với nguồn vốn FDI thì trong nhiều năm trở lại, lĩnh vực bất động sản luôn đứng thứ 2 về thu hút nguồn vốn đầu tư FDI (chỉ sau lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo). Trong quý I/2020, nguồn vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực bất động sản sụt giảm mạnh, chỉ có 264 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 3,08% tổng nguồn vốn FDI, đứng vị trí thứ 4 về thu hút nguồn vốn đầu tư FDI (năm 2019 vốn đăng ký là 3,88 tỷ USD, chiếm 10,2% tổng nguồn vốn FDI, đứng vị trí thứ 2 về thu hút nguồn vốn đầu tư FDI).
Về hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, Bộ đánh giá do ảnh hưởng dịch bệnh, các doanh nghiệp bất động sản chỉ giữ lại khoảng 50% cán bộ, nhân viên để duy trì hoạt động, làm việc trực tiếp (còn lại làm việc trực tuyến tại nhà, một phần phải cho nghỉ); tại một số dự án đang triển khai xây dựng hầu như chưa khởi động lại hoặc phải tạm dừng hoạt động, gần như toàn bộ công nhân, lao động phải tạm nghỉ.
Về hoạt động của sàn giao dịch bất động sản, trong 3 tháng đầu năm 2020 có khoảng 80% số lượng sàn đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động hoặc không phát sinh giao dịch, nhiều cá nhân môi giới bất động sản thất nghiệp. Tính đến nay, cả nước ước tính còn khoảng 200 sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động cầm chừng, hầu hết các sàn chỉ duy trì bộ phận gián tiếp điều hành làm việc luân phiên trong thời gian phòng tránh dịch, phần lớn các nhân viên môi giới đều tạm ngừng làm việc, chuyển sang công việc khác theo thời vụ.
Ngoài ra, khi Chính phủ, các địa phương thực hiện cách ly xã hội, yêu cầu giãn cách trong hoạt động sản xuất kinh doanhnhiều chủ đầu tư và các sàn giao dịch không thực hiện mở bán sản phẩm được. Để khắc phục khó khăn trong giao dịch, một số Sàn giao dịch bất động sản như: Sàn giao dịch Vingroup, Cen group cũng đang nghiên cứu phát triển thêm hình thức giao dịch trực tuyến, nhưng chủ yếu vẫn chỉ là đăng thông tin, giới thiệu về dự án trong trang mạng riêng của doanh nghiệp (sàn thương mại điện tử bất động sản).
Trên cơ sở đánh giá các yếu tố vĩ mô cũng như các chỉ số cụ thể của thị trường cho thấy hiện nay thị trường bất động sản chưa có biểu hiện của khủng hoảng trầm lắng, "đóng băng" hay phát triển nóng.
Theo ICTVietNam
Link bài gốc: Bộ Xây dựng: Thị trường bất động sản chưa có biểu hiện của khủng hoảng trầm lắng
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Bỏ Túi Bí Kíp Decor Cửa Hàng Phụ Kiện Điện Thoại Đẹp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
3 loại rau củ rẻ bèo, càng ăn nhiều mắt càng sáng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Công bố liên danh trúng gói thầu gần 650 tỉ đồng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đà Nẵng công bố loạt lô đất sẽ được đấu giá vào...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu