TIN MỚI
+ Vừa qua, trả lời kiến nghị cử tri, Bộ Quốc phòng đã nêu thực trạng người Trung Quốc mua đất ở một số vị trí trọng yếu về an ninh, quốc phòng, đồng thời cho rằng những lo ngại của cử tri là có cơ sở. Là cơ quan quản lý về đất đai, Bộ trưởng có chia sẻ gì về thông tin này?
- Trước thông tin phản ánh như vậy, Tổng cục quản lý đất đai vừa qua đã có buổi làm việc với Bộ Quốc phòng. Về góc độ pháp luật, tôi khẳng định cá nhân người nước ngoài không được cấp quyền sử dụng đất đai trên lãnh thổ Việt Nam.
Luật Đất đai 2003, 2013 đều quy định người nước ngoài không phải là đối tượng sử dụng đất. Do đó người nước ngoài không được giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thế nên không có việc chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nước ngoài tại Việt Nam. Luật chỉ quy định đối với các pháp nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với trường hợp góp vốn, cổ phần thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng cổ phần, góp vốn theo pháp luật về đầu tư. Ví dụ như doanh nghiệp đại chúng niêm yết trên sàn thì nhà đầu tư mua được cổ phần. Tuy nhiên, giấy chứng nhận trong trường hợp này là cấp cho pháp nhân là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo pháp luật của Việt Nam chứ không cấp cho cá nhân nước ngoài.
Tuy nhiên, tôi xin được nhấn mạnh rằng, kể cả đối với doanh nghiệp, chúng ta không cấp đất đai cho họ mà chỉ cho họ thuê và họ được tiếp cận. Và việc giao đất chỉ thực hiện trong hai trường hợp: Doanh nghiệp liên doanh; doanh nghiệp nước ngoài mua cổ phần từ doanh nghiệp Việt Nam để đầu tư bất động sản, kinh doanh thương mại.
+ Còn đối với các trường hợp ở Đà Nẵng mà cư tri từng lo ngại thì sao, thưa Bộ trưởng?
- Đối với Đà Nẵng, từ năm 2019, cá nhân tôi đã yêu cầu rà soát, kiểm tra trên toàn thành phố. Qua đó đã phát hiện một số khu liên quan đến an ninh, quốc phòng có doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài. Nhưng khi kiểm tra, thấy họ không vi phạm việc giao đất cho cá nhân. Tất cả hình thức giao đất đều là giao đất cho pháp nhân, giao cho doanh nghiệp.
Sau khi kiểm tra, chúng tôi đã cùng với Đà Nẵng, đặc biệt đã làm việc với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Xây dựng, Quốc phòng, Công an để có biện pháp xử lý. Quá trình rà soát, nếu doanh nghiệp đáp ứng các quy định của pháp luật thì sẽ tạo điều kiện cho họ hoạt động. Ngược lại nếu không đủ điều kiện, có sai phạm thì cơ quan chức năng sẽ yêu cầu doanh nghiệp thay đổi, điều chỉnh hoặc phải chuyển giao lại cho Việt Nam.
Cho đến nay, theo báo cáo của Đà Nẵng, toàn bộ các dự án có yếu tố nước ngoài đang hoạt động không đúng quy định đã được khắc phục. Đặc biệt, những khu vực nhạy cảm, họ đã chuyển giao cho người Việt Nam. Việc xử lý những vi phạm trên đến nay đã xong và chúng tôi cũng đã có báo cáo lên lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
+ Bộ trưởng vừa nói các vi phạm đã được khắc phục, vậy còn vấn đề trách nhiệm xử lý ra sao?
- Pháp luật quy định rất rõ ràng, trách nhiệm việc này thuộc về cơ quan chuyên môn và giao cho tỉnh xử lý. Tuy nhiên, vi phạm này chỉ liên quan tới vấn đề trình tự thủ tục. Nếu nghiêm trọng, doanh nghiệp đã khởi kiện, nhưng ở đây, doanh nghiệp đều chấp nhận rút.
Hầu hết các vi phạm này là do thực hiện theo luật Đất đai 2003. Lúc đó chưa có quy định về điều kiện an ninh, quốc phòng. Hiện Luật Đất đai 2013 đã quy định rất chặt chẽ, nếu xảy ra tình trạng như Đà Nẵng vừa qua thì trách nhiệm thuộc về địa phương, vì Bộ không cấp bất cứ giấy chứng nhận nào, chỉ có địa phương cấp.
+ Điều dư luận lo ngại không chỉ là giao đất cho các doanh nghiệp mà là việc các cá nhân người nước ngoài “núp bóng” để thâu tóm đất đai tại khu vực quan trọng. Vậy chúng ta đã đưa ra giải pháp gì để khắc phục tình trạng này, thưa Bộ trưởng?
- Không loại trừ việc “núp bóng” để thâu tóm đất đai! Điều này là phi pháp. Không có luật pháp nào bảo vệ cho hoạt động phi pháp. Vấn đề là chúng ta phải tính toán để dự báo, từ đó đưa ra những quy định kiểm soát chuyện này.
Về phía Bộ TN&MT, chúng tôi đang nghiên cứu để tiếp tục tham mưu hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai. Chẳng hạn, trong quy hoạch, xác định vùng có vị trí địa thế chiến lược về quốc phòng, an ninh để đưa ra cơ chế đặc biệt trong vấn đề giao đất, cho thuê đất và cấp quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, cần có sự tham gia một cách đồng bộ, thống nhất với các luật khác, như pháp luật về đầu tư, pháp luật về nhà ở, pháp luật về hôn nhân gia đình…để tạo ra các tiêu chí, điều kiện cụ thể.
Tuy nhiên, đất đai là nguồn lực để phát triển kinh tế, nhưng đồng thời vẫn phải đảm bảo an ninh, quốc phòng. Phát triển kinh tế cũng phải dựa trên mô hình phù hợp, tính toán cơ chế đặc thù và tránh được chuyện “núp bóng”. Cơ quan chức năng phải tính toán để kiểm soát việc này. Nếu để xảy ra sai phạm thì xử lý thật nghiêm.
+ Một vấn đề khác được cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm, khi trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Bộ trưởng khẳng định “chưa nghe nói có người nước mua đất ở các vị trí trọng yếu”. Vậy giữa báo cáo trả lời cử tri với trả lời chất vấn của Bộ trưởng có gì mâu thuẫn không?
-Tôi nói dựa trên số liệu. Cho đến giờ, tôi vẫn bảo lưu ý kiến rằng, tôi chưa thấy cá nhân nước ngoài nào được cấp giấy phép quyền sử dụng đất bởi luật đất đai quy định rõ ràng! Ai thấy cứ báo cho tôi và tôi sẽ xử lý người cấp giấy phép ngay. Vì như vậy là vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Còn cấp giấy phép quyền sử dụng đất cho pháp nhân như tôi vừa đề cập thì luật cho phép.
Cảm ơn Bộ trưởng
Đất không giấy tờ được cấp sổ đỏ phải đóng tiền sử dụng đất như thế nào?
Tiền phong
Link bài gốc: Bộ trưởng Tài nguyên: 'Ai thấy người nước ngoài được cấp sổ đỏ thì báo tôi'
+ Vừa qua, trả lời kiến nghị cử tri, Bộ Quốc phòng đã nêu thực trạng người Trung Quốc mua đất ở một số vị trí trọng yếu về an ninh, quốc phòng, đồng thời cho rằng những lo ngại của cử tri là có cơ sở. Là cơ quan quản lý về đất đai, Bộ trưởng có chia sẻ gì về thông tin này?
- Trước thông tin phản ánh như vậy, Tổng cục quản lý đất đai vừa qua đã có buổi làm việc với Bộ Quốc phòng. Về góc độ pháp luật, tôi khẳng định cá nhân người nước ngoài không được cấp quyền sử dụng đất đai trên lãnh thổ Việt Nam.
Luật Đất đai 2003, 2013 đều quy định người nước ngoài không phải là đối tượng sử dụng đất. Do đó người nước ngoài không được giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thế nên không có việc chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nước ngoài tại Việt Nam. Luật chỉ quy định đối với các pháp nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với trường hợp góp vốn, cổ phần thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng cổ phần, góp vốn theo pháp luật về đầu tư. Ví dụ như doanh nghiệp đại chúng niêm yết trên sàn thì nhà đầu tư mua được cổ phần. Tuy nhiên, giấy chứng nhận trong trường hợp này là cấp cho pháp nhân là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo pháp luật của Việt Nam chứ không cấp cho cá nhân nước ngoài.
Tuy nhiên, tôi xin được nhấn mạnh rằng, kể cả đối với doanh nghiệp, chúng ta không cấp đất đai cho họ mà chỉ cho họ thuê và họ được tiếp cận. Và việc giao đất chỉ thực hiện trong hai trường hợp: Doanh nghiệp liên doanh; doanh nghiệp nước ngoài mua cổ phần từ doanh nghiệp Việt Nam để đầu tư bất động sản, kinh doanh thương mại.
+ Còn đối với các trường hợp ở Đà Nẵng mà cư tri từng lo ngại thì sao, thưa Bộ trưởng?
- Đối với Đà Nẵng, từ năm 2019, cá nhân tôi đã yêu cầu rà soát, kiểm tra trên toàn thành phố. Qua đó đã phát hiện một số khu liên quan đến an ninh, quốc phòng có doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài. Nhưng khi kiểm tra, thấy họ không vi phạm việc giao đất cho cá nhân. Tất cả hình thức giao đất đều là giao đất cho pháp nhân, giao cho doanh nghiệp.
Sau khi kiểm tra, chúng tôi đã cùng với Đà Nẵng, đặc biệt đã làm việc với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Xây dựng, Quốc phòng, Công an để có biện pháp xử lý. Quá trình rà soát, nếu doanh nghiệp đáp ứng các quy định của pháp luật thì sẽ tạo điều kiện cho họ hoạt động. Ngược lại nếu không đủ điều kiện, có sai phạm thì cơ quan chức năng sẽ yêu cầu doanh nghiệp thay đổi, điều chỉnh hoặc phải chuyển giao lại cho Việt Nam.
Cho đến nay, theo báo cáo của Đà Nẵng, toàn bộ các dự án có yếu tố nước ngoài đang hoạt động không đúng quy định đã được khắc phục. Đặc biệt, những khu vực nhạy cảm, họ đã chuyển giao cho người Việt Nam. Việc xử lý những vi phạm trên đến nay đã xong và chúng tôi cũng đã có báo cáo lên lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
+ Bộ trưởng vừa nói các vi phạm đã được khắc phục, vậy còn vấn đề trách nhiệm xử lý ra sao?
- Pháp luật quy định rất rõ ràng, trách nhiệm việc này thuộc về cơ quan chuyên môn và giao cho tỉnh xử lý. Tuy nhiên, vi phạm này chỉ liên quan tới vấn đề trình tự thủ tục. Nếu nghiêm trọng, doanh nghiệp đã khởi kiện, nhưng ở đây, doanh nghiệp đều chấp nhận rút.
Hầu hết các vi phạm này là do thực hiện theo luật Đất đai 2003. Lúc đó chưa có quy định về điều kiện an ninh, quốc phòng. Hiện Luật Đất đai 2013 đã quy định rất chặt chẽ, nếu xảy ra tình trạng như Đà Nẵng vừa qua thì trách nhiệm thuộc về địa phương, vì Bộ không cấp bất cứ giấy chứng nhận nào, chỉ có địa phương cấp.
+ Điều dư luận lo ngại không chỉ là giao đất cho các doanh nghiệp mà là việc các cá nhân người nước ngoài “núp bóng” để thâu tóm đất đai tại khu vực quan trọng. Vậy chúng ta đã đưa ra giải pháp gì để khắc phục tình trạng này, thưa Bộ trưởng?
- Không loại trừ việc “núp bóng” để thâu tóm đất đai! Điều này là phi pháp. Không có luật pháp nào bảo vệ cho hoạt động phi pháp. Vấn đề là chúng ta phải tính toán để dự báo, từ đó đưa ra những quy định kiểm soát chuyện này.
Về phía Bộ TN&MT, chúng tôi đang nghiên cứu để tiếp tục tham mưu hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai. Chẳng hạn, trong quy hoạch, xác định vùng có vị trí địa thế chiến lược về quốc phòng, an ninh để đưa ra cơ chế đặc biệt trong vấn đề giao đất, cho thuê đất và cấp quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, cần có sự tham gia một cách đồng bộ, thống nhất với các luật khác, như pháp luật về đầu tư, pháp luật về nhà ở, pháp luật về hôn nhân gia đình…để tạo ra các tiêu chí, điều kiện cụ thể.
Tuy nhiên, đất đai là nguồn lực để phát triển kinh tế, nhưng đồng thời vẫn phải đảm bảo an ninh, quốc phòng. Phát triển kinh tế cũng phải dựa trên mô hình phù hợp, tính toán cơ chế đặc thù và tránh được chuyện “núp bóng”. Cơ quan chức năng phải tính toán để kiểm soát việc này. Nếu để xảy ra sai phạm thì xử lý thật nghiêm.
+ Một vấn đề khác được cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm, khi trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Bộ trưởng khẳng định “chưa nghe nói có người nước mua đất ở các vị trí trọng yếu”. Vậy giữa báo cáo trả lời cử tri với trả lời chất vấn của Bộ trưởng có gì mâu thuẫn không?
-Tôi nói dựa trên số liệu. Cho đến giờ, tôi vẫn bảo lưu ý kiến rằng, tôi chưa thấy cá nhân nước ngoài nào được cấp giấy phép quyền sử dụng đất bởi luật đất đai quy định rõ ràng! Ai thấy cứ báo cho tôi và tôi sẽ xử lý người cấp giấy phép ngay. Vì như vậy là vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Còn cấp giấy phép quyền sử dụng đất cho pháp nhân như tôi vừa đề cập thì luật cho phép.
Cảm ơn Bộ trưởng
Đất không giấy tờ được cấp sổ đỏ phải đóng tiền sử dụng đất như thế nào?
Tiền phong
Link bài gốc: Bộ trưởng Tài nguyên: 'Ai thấy người nước ngoài được cấp sổ đỏ thì báo tôi'
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Bỏ Túi Bí Kíp Decor Cửa Hàng Phụ Kiện Điện Thoại Đẹp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
3 loại rau củ rẻ bèo, càng ăn nhiều mắt càng sáng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Công bố liên danh trúng gói thầu gần 650 tỉ đồng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đà Nẵng công bố loạt lô đất sẽ được đấu giá vào...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu