TIN MỚI
Mỗi đứa trẻ lớn lên sẽ tiếp nhận những phương pháp giáo dục khác nhau. Nhân cách cũng từ đó mà phát triển dần cho để khi trưởng thành. Thật khó để đánh giá một người có giáo dục, có văn hóa hay không. Nhưng đôi khi nó lại được thể hiện qua những chi tiết, hành động, lời nói nhỏ nhất trong đời sống thường ngày.
Ba câu chuyện được chia sẻ trên diễn đàn Zhihu sau sẽ cho bạn cái nhìn chân thật hơn về sự giáo dục của những gia đình tử tế.
Chia sẻ của người dùng @Lưu Ly:
Có lần đi tiệc tùng với vài người bạn. Rượu vào, người say. Cả đám con trai xếp thành hàng đi hiên ngang chắn hết cả phần đường dành cho người đi bộ. Sau đó, cả đám đi đến một một con đường khá vắng vẻ. Lúc này, có một cô gái đi tới theo hướng đối mặt với chúng tôi.
Một anh bạn trong đám đã quay đầu kiểm tra trên đường có xe hay không, rồi bảo chúng tôi đi xuống phần đường xe chạy một chút, còn nói thêm: "Nào, chúng ta đi đứng đàng hoàng một chút. Đừng làm cho con gái người ta sợ". Đợi cô gái đi qua rồi thì chúng tôi lại đi lên phần đường cho người đi bộ.
Đối với một số người, giáo dục và quan niệm ứng xử có văn hóa đã thấm nhuần vào máu của họ. Cho dù có say, có những lúc không làm chủ được lý trí thì họ vẫn giữ vững được những gì mà họ được dạy, họ cho là đúng.
Một chia sẻ của người dùng @Mùa Hạ Năm Nay:
Đó chính là bố tôi.
Hôm qua, con xe điện của bố bị hết điện. Bố bảo tôi qua nhà chú họ gần bên để mượn đồ sạc. Lúc qua mượn thì chú không có ở nhà, chỉ có thím thôi. Thím đang mặc bộ váy liền thân ngắn tay.
Mượn về sạc xong thì bố bảo tôi mang qua trả lại. Lúc đó tôi đang nấu ăn nên không tiện. Thế là bố xếp bộ đồ sạc lại rồi mang đến đặt trước cửa nhà chú thím. Sau đó, bố về nhà gọi điện thoại cho thím: "Anh đặt đồ sạc trước cửa nhà thím. Thím ở nhà một mình thì anh không tiện vào được. Anh dùng xong rồi đó. Cảm ơn".
Bố tôi là người dễ thương và tinh ý vậy đấy. Vì tôi đã kể với bố là chỉ có mình thím ở nhà và thím mặc đồ rất mát mẻ nên bố đã hiểu và hành động như vậy.
Đôi khi chỉ một hành động nhỏ cũng đủ nói lên bản chất của một con người.
Một chia sẻ của người dùng @Tôi Đẹp Trai Nhất:
Buổi sáng thứ bảy tôi đang trên chuyến tàu điện thì nhìn thấy một đứa nhỏ rất dễ thương, tầm 4-5 tuổi, lưng đeo một chiếc balo nhỏ.
Cậu bé đang ăn cốm. Nó lấy tờ khăn giấy bọc miếng cốm lại vừa cầm vừa ăn, mắt thì nhìn về phía chiếc tivi gắn trên tường tàu điện.
Chắc là xem nhập tâm quá nên đã sơ ý làm bánh cốm rơi xuống sàn.
Thông thường, tâm lý của những đứa trẻ khi làm rơi đồ ăn thì chúng sẽ bỏ luôn. Nhưng hành động của cậu bé sau đó đã khiến tôi thật sự rất bất ngờ
Cậu bé muốn đứng xuống nhưng chân ngắn quá nên không thể. Quá trình hơi chật vật một chút. Sau đó, cậu bé cố gắng nhón một chân xuống sàn trước rồi sau đó mới đến chân còn lại.
Cậu bé lấy tờ khăn giấy từ tay người mẹ đưa qua, nhặt miếng bánh dưới sàn lên. Lúc đó tôi còn nghĩ nó nhặt lên ăn tiếp luôn đấy. Nhưng không ngờ là cậu bé đã dùng khăn giấy bọc miếng cốm lại, còn ngồi xuống nhặt hết những vụn bánh còn vương vãi dưới sàn.
Vì không cẩn thận nên khi đứng lên lại vô tình động phải miếng bánh đang đặt trên ghế. Thế là miếng bánh lại rơi xuống sàn một lần nữa. Cậu bé nhìn qua tôi, thấy tôi đang nhìn thì cậu lại cười cười xấu hổ. Thật sự rất dễ thương!
Người mẹ thấy vậy nên đành phải ra tay. Chị ôm con mình đặt lên ghế, rồi rút hai tờ khăn giấy hốt sạch những miếng bánh dưới sàn.
Theo tôi quan sát thì sàn cũng sạch sẽ lắm rồi. Nhưng không ngờ chị lại lấy thêm khăn giấy để lau chùi sàn một lần nữa. Cuối cùng, chị gói tất cả những miếng khăn giấy và vụn bánh vào trong một túi nilong.
Đi tàu điện lâu như vậy thì đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy một cảnh vừa ấm lòng vừa đáng yêu như thế. Nhìn cậu bé đẹp trai ấy, trong đầu tôi hiện lên một câu: "Rất có giáo dục".
Giáo dục là một thứ tốt đẹp khi ta được tiếp nhận từ nhỏ. Đứa trẻ đó rất hạnh phúc!
Nhân cách của một con người cao hay thấp đều không phải chỉ được quyết định từ năng lực học tập trên trường lớp.
Sự giáo dục trong nhân cách của một người không phải thể hiện ở bạn học những ngôi trường danh tiếng nào, cũng không phải là địa vị xã hội cao bao nhiêu, mà chính là khi gặp mọi vấn đề trong cuộc sống, bạn đều có thể thay đổi góc nhìn để đặt bản thân vào vị trí của người khác mà suy nghĩ.
Như câu chuyện đầu tiên, anh trai kia dù có say nhưng vẫn ý thức và nghĩ cho cô gái đi đường. Anh lo lắng rằng cô sẽ cảm thấy sợ hãi vì trước mặt có một đám thanh niên say khướt. Vì thế nên anh mới quyết định hành động.
Câu chuyện thứ hai. Người bố đã rất tinh tế khi hiểu rõ giới hạn giữa đàn ông và phụ nữ, mà đó còn là vợ của em trai mình. Hành động của ông không những tôn trọng vợ của em trai và còn tôn trọng cả người em trai của mình.
Câu chuyện thứ ba. Ngay cả cậu bé và người mẹ đều có nhận thức đầy đủ trong nguyên tắc ứng xử cộng đồng. Họ không thể để hành động ăn uống của mình làm ảnh hưởng đến nơi công cộng. Một khi đã làm dơ thì phải tự mình dọn cho sạch. Thử ai ngoài xã hội có mấy đứa trẻ, có mấy bà mẹ nào có thể làm được như vậy?
Một người hành xử có giáo dục cũng có thể nói lên cả phẩm chất cả gia đình của họ. Nhân cách của một con người lớn lên sẽ trải qua ba tầng giáo dục: Gia đình – nhà trường – xã hội. Trong đó, gia đình cũng chính là cầu nối của hai yếu tố sau.
Phương pháp giáo dục của bậc cha mẹ chính là một trong những nền tảng để định hướng nhân cách của một đứa trẻ. Sâu xa hơn, nó còn ảnh hưởng đến cả cuộc đời về sau con trẻ.
Ý thức quyết định hành động, nếu có con, bạn nên sớm dạy bọn trẻ 4 điều...
Pháp luật và bạn đọc
Link bài gốc: Bố thay con trả đồ cho hàng xóm bằng hành động tinh tế, nền giáo dục gia đình tử tế có thể quyết định cả đời người
Mỗi đứa trẻ lớn lên sẽ tiếp nhận những phương pháp giáo dục khác nhau. Nhân cách cũng từ đó mà phát triển dần cho để khi trưởng thành. Thật khó để đánh giá một người có giáo dục, có văn hóa hay không. Nhưng đôi khi nó lại được thể hiện qua những chi tiết, hành động, lời nói nhỏ nhất trong đời sống thường ngày.
Ba câu chuyện được chia sẻ trên diễn đàn Zhihu sau sẽ cho bạn cái nhìn chân thật hơn về sự giáo dục của những gia đình tử tế.
Chia sẻ của người dùng @Lưu Ly:
Có lần đi tiệc tùng với vài người bạn. Rượu vào, người say. Cả đám con trai xếp thành hàng đi hiên ngang chắn hết cả phần đường dành cho người đi bộ. Sau đó, cả đám đi đến một một con đường khá vắng vẻ. Lúc này, có một cô gái đi tới theo hướng đối mặt với chúng tôi.
Một anh bạn trong đám đã quay đầu kiểm tra trên đường có xe hay không, rồi bảo chúng tôi đi xuống phần đường xe chạy một chút, còn nói thêm: "Nào, chúng ta đi đứng đàng hoàng một chút. Đừng làm cho con gái người ta sợ". Đợi cô gái đi qua rồi thì chúng tôi lại đi lên phần đường cho người đi bộ.
Đối với một số người, giáo dục và quan niệm ứng xử có văn hóa đã thấm nhuần vào máu của họ. Cho dù có say, có những lúc không làm chủ được lý trí thì họ vẫn giữ vững được những gì mà họ được dạy, họ cho là đúng.
Một chia sẻ của người dùng @Mùa Hạ Năm Nay:
Đó chính là bố tôi.
Hôm qua, con xe điện của bố bị hết điện. Bố bảo tôi qua nhà chú họ gần bên để mượn đồ sạc. Lúc qua mượn thì chú không có ở nhà, chỉ có thím thôi. Thím đang mặc bộ váy liền thân ngắn tay.
Mượn về sạc xong thì bố bảo tôi mang qua trả lại. Lúc đó tôi đang nấu ăn nên không tiện. Thế là bố xếp bộ đồ sạc lại rồi mang đến đặt trước cửa nhà chú thím. Sau đó, bố về nhà gọi điện thoại cho thím: "Anh đặt đồ sạc trước cửa nhà thím. Thím ở nhà một mình thì anh không tiện vào được. Anh dùng xong rồi đó. Cảm ơn".
Bố tôi là người dễ thương và tinh ý vậy đấy. Vì tôi đã kể với bố là chỉ có mình thím ở nhà và thím mặc đồ rất mát mẻ nên bố đã hiểu và hành động như vậy.
Đôi khi chỉ một hành động nhỏ cũng đủ nói lên bản chất của một con người.
Một chia sẻ của người dùng @Tôi Đẹp Trai Nhất:
Buổi sáng thứ bảy tôi đang trên chuyến tàu điện thì nhìn thấy một đứa nhỏ rất dễ thương, tầm 4-5 tuổi, lưng đeo một chiếc balo nhỏ.
Cậu bé đang ăn cốm. Nó lấy tờ khăn giấy bọc miếng cốm lại vừa cầm vừa ăn, mắt thì nhìn về phía chiếc tivi gắn trên tường tàu điện.
Chắc là xem nhập tâm quá nên đã sơ ý làm bánh cốm rơi xuống sàn.
Thông thường, tâm lý của những đứa trẻ khi làm rơi đồ ăn thì chúng sẽ bỏ luôn. Nhưng hành động của cậu bé sau đó đã khiến tôi thật sự rất bất ngờ
Cậu bé muốn đứng xuống nhưng chân ngắn quá nên không thể. Quá trình hơi chật vật một chút. Sau đó, cậu bé cố gắng nhón một chân xuống sàn trước rồi sau đó mới đến chân còn lại.
Cậu bé lấy tờ khăn giấy từ tay người mẹ đưa qua, nhặt miếng bánh dưới sàn lên. Lúc đó tôi còn nghĩ nó nhặt lên ăn tiếp luôn đấy. Nhưng không ngờ là cậu bé đã dùng khăn giấy bọc miếng cốm lại, còn ngồi xuống nhặt hết những vụn bánh còn vương vãi dưới sàn.
Vì không cẩn thận nên khi đứng lên lại vô tình động phải miếng bánh đang đặt trên ghế. Thế là miếng bánh lại rơi xuống sàn một lần nữa. Cậu bé nhìn qua tôi, thấy tôi đang nhìn thì cậu lại cười cười xấu hổ. Thật sự rất dễ thương!
Người mẹ thấy vậy nên đành phải ra tay. Chị ôm con mình đặt lên ghế, rồi rút hai tờ khăn giấy hốt sạch những miếng bánh dưới sàn.
Theo tôi quan sát thì sàn cũng sạch sẽ lắm rồi. Nhưng không ngờ chị lại lấy thêm khăn giấy để lau chùi sàn một lần nữa. Cuối cùng, chị gói tất cả những miếng khăn giấy và vụn bánh vào trong một túi nilong.
Đi tàu điện lâu như vậy thì đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy một cảnh vừa ấm lòng vừa đáng yêu như thế. Nhìn cậu bé đẹp trai ấy, trong đầu tôi hiện lên một câu: "Rất có giáo dục".
Giáo dục là một thứ tốt đẹp khi ta được tiếp nhận từ nhỏ. Đứa trẻ đó rất hạnh phúc!
Nhân cách của một con người cao hay thấp đều không phải chỉ được quyết định từ năng lực học tập trên trường lớp.
Sự giáo dục trong nhân cách của một người không phải thể hiện ở bạn học những ngôi trường danh tiếng nào, cũng không phải là địa vị xã hội cao bao nhiêu, mà chính là khi gặp mọi vấn đề trong cuộc sống, bạn đều có thể thay đổi góc nhìn để đặt bản thân vào vị trí của người khác mà suy nghĩ.
Như câu chuyện đầu tiên, anh trai kia dù có say nhưng vẫn ý thức và nghĩ cho cô gái đi đường. Anh lo lắng rằng cô sẽ cảm thấy sợ hãi vì trước mặt có một đám thanh niên say khướt. Vì thế nên anh mới quyết định hành động.
Câu chuyện thứ hai. Người bố đã rất tinh tế khi hiểu rõ giới hạn giữa đàn ông và phụ nữ, mà đó còn là vợ của em trai mình. Hành động của ông không những tôn trọng vợ của em trai và còn tôn trọng cả người em trai của mình.
Câu chuyện thứ ba. Ngay cả cậu bé và người mẹ đều có nhận thức đầy đủ trong nguyên tắc ứng xử cộng đồng. Họ không thể để hành động ăn uống của mình làm ảnh hưởng đến nơi công cộng. Một khi đã làm dơ thì phải tự mình dọn cho sạch. Thử ai ngoài xã hội có mấy đứa trẻ, có mấy bà mẹ nào có thể làm được như vậy?
Một người hành xử có giáo dục cũng có thể nói lên cả phẩm chất cả gia đình của họ. Nhân cách của một con người lớn lên sẽ trải qua ba tầng giáo dục: Gia đình – nhà trường – xã hội. Trong đó, gia đình cũng chính là cầu nối của hai yếu tố sau.
Phương pháp giáo dục của bậc cha mẹ chính là một trong những nền tảng để định hướng nhân cách của một đứa trẻ. Sâu xa hơn, nó còn ảnh hưởng đến cả cuộc đời về sau con trẻ.
Ý thức quyết định hành động, nếu có con, bạn nên sớm dạy bọn trẻ 4 điều...
Pháp luật và bạn đọc
Link bài gốc: Bố thay con trả đồ cho hàng xóm bằng hành động tinh tế, nền giáo dục gia đình tử tế có thể quyết định cả đời người
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Phun môi 2 ngày đã bong là do đâu?
- Thread starter phunmoibidomden
- Ngày bắt đầu
Phần Mềm Nhắn Tin Facebook Tự Động - Giải Pháp Tối...
- Thread starter nguyenquanmkt
- Ngày bắt đầu
Top 3 Cách Xu Hướng Marketing Facebook
- Thread starter nguyenlap.mkt
- Ngày bắt đầu
Bỏ Túi Bí Kíp Decor Cửa Hàng Phụ Kiện Điện Thoại Đẹp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu