TIN MỚI
Trong khu vui chơi, một người mẹ đã hét lên giữa đám đông: "Bé Bi, đi về nào!".
Đứa trẻ lặng thinh không trả lời vì vẫn còn muốn nán lại chơi thêm một chút nữa. Người mẹ bực bội tiếp tục la lớn: "Đếm từ 1 đến 3, con mà không đứng dậy thì mẹ bỏ con ở đây luôn nhé!".
Ngay lập tức, cậu bé 3 tuổi ngoan ngoãn bỏ hết đồ chơi xuống, vội vàng chạy nhanh về phía mẹ.
Cảnh tượng và câu nói này có phải rất quen thuộc với các phụ huynh không? Thực tế, trước những đứa trẻ thích trì hoãn và bướng bỉnh, đếm "1,2,3" là phương pháp hù dọa thường được nhiều bố mẹ sử dụng vì mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Đằng sau cách nuôi dạy con bằng lời đe dọa, các bậc cha mẹ đang nghĩ gì?
Kiểm soát và đe dọa là những phương pháp phổ biến được các bậc cha mẹ sử dụng. Tuy nhiên, nếu phụ huynh sử dụng cách này quá thường xuyên hoặc họ gặp phải một đứa trẻ đặc biệt cố chấp, phương pháp giáo dục này chỉ mang đến tác dụng tiêu cực và dễ dàng khơi dậy cảm xúc nổi loạn của trẻ. Khi đó, dù bố mẹ có đe dọa thế nào thì trẻ cũng sẽ không ngoan ngoãn nghe lời. Tại sao các bậc cha mẹ lại thích dùng cách đe dọa nuôi dạy con cái?
Đặt ra các quy tắc và hy vọng rằng trẻ sẽ hình thành những thói quen tốt
Đối với một số bậc cha mẹ, khi họ nói những lời đe dọa có thể chỉ xuất phát từ mong muốn thay đổi thói quen xấu của trẻ và thiết lập các quy tắc tốt để trẻ tuân theo. Chẳng hạn khi con thích ném đồ chơi khắp nhà, sau khi chơi xong sẽ bỏ đi, để nguyên hiện trường cho bố mẹ dọn dẹp. Mệt mỏi và kiệt sức, phụ huynh không thể không hét lên: "Nếu không dọn đồ chơi, mẹ sẽ ném hết đi, con không được chơi nữa!".
Ý định ban đầu của phụ huynh là để rèn luyện cho con cái thói quen tổ chức và hiểu được quy tắc kỷ luật, thế nhưng thực tế lời đe dọa này lại không hề giúp trẻ hiểu được mối liên hệ logic. Thậm chí, điều đó chỉ khiến trẻ mệt mỏi khi giao tiếp với bố mẹ.
Nhanh chóng giải quyết các vấn đề hiện tại
Đôi khi, lời đe dọa của bố mẹ mẹ chỉ là để giải quyết nhanh chóng vấn đề hiện tại. Ví dụ như con cứ rề rà không chịu thay đồ đi học, bố mất kiên nhẫn quát tháo: "Đếm từ 1 đến 3, con phải thay xong đồ và xuống nhà ngồi ăn sáng".
Đáng buồn thay, bố mẹ càng muốn giải quyết vấn đề nhanh chóng, họ càng sử dụng ngôn ngữ đơn giản và thô lỗ đối với con cái. Cũng vì điều này họ càng đẩy mọi thứ đi theo hướng ngược lại.
Lời đe dọa của bố mẹ đối với con cái sẽ ra sao?
Khi trẻ nghe thấy những lời đe dọa từ bố mẹ, điều chúng thật sự sợ hãi không phải là việc bố mẹ đếm đến số bao nhiêu mà chính là sự “từ bỏ” đằng sau đó.
"Bố mẹ không chờ con nữa".
"Con sẽ không được chơi đồ chơi nữa".
"Con không ngoan sẽ không ai yêu con hết".
"Mẹ sẽ gọi bác sĩ đến tiêm thuốc để con bớt bướng bỉnh đi".
Khi nhu cầu và cảm xúc của trẻ bị bố mẹ phớt lờ hoặc bị tấn công, những câu đe nẹt mang đầy năng lượng tiêu cực từ phụ huynh lâu dần sẽ tạo cho trẻ cảm giác lo âu, bất an, thiếu đi sự an toàn và khiến chúng luôn sống trong lo sợ. Nếu cứ tiếp tục trong vòng quay này, mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái sẽ bị phá vỡ.
Sự đe dọa sẽ gieo vào đầu trẻ suy nghĩ rằng, chỉ có ngoan ngoãn nghe lời mới chiếm được tình cảm và khiến cho bố mẹ vui lòng. Cuối cùng, trẻ nghe lời chỉ vì nỗi sợ bị bố mẹ bỏ mặc.
Khi trưởng thành với tâm lý này có thể khiến cho đứa trẻ tự bỏ mặc cảm xúc cá nhân, trở thành một người sống vì suy nghĩ và tình cảm của người khác, luôn tự ti và không xem trọng bản thân.
Mặt khác, việc nuôi dạy con bằng cách đe dọa thỏa mãn tâm lý thiết lập quyền hành của bố mẹ nhưng cũng dễ dẫn đến một đứa trẻ cố tỏ ra ngoan ngoãn bề ngoài còn bên trong thì nổi loạn bất cần đời. Đứa trẻ này có thể gây ra nhiều hành động quá giới hạn, tự hủy hoại bản thân chỉ để chống đối lại sự ràng buộc của bố mẹ.
Nói cách khác, tác hại của việc dạy con bằng đe dọa không chỉ là sự rạn nứt tình cảm gia đình trước mắt mà còn gây ra hậu quả tiêu cực về lâu dài, tổn thương trực tiếp đến tương lai của con cái. Đó chắc chắn là điều không một phụ huynh nào mong muốn.
(Nguồn: Sohu)
4 loại quả được coi là "thần dược" đối với người bị cao huyết áp: Vừa thơm ngon, vừa điều hòa mạch máu hiệu quả
Pháp luật & Bạn đọc
Link bài gốc: Bố mẹ mất bình tĩnh thường dạy con theo kiểu này, tưởng hữu ích nhưng lại phản tác dụng không ngờ, đến khi muốn thay đổi đã quá muộn
Trong khu vui chơi, một người mẹ đã hét lên giữa đám đông: "Bé Bi, đi về nào!".
Đứa trẻ lặng thinh không trả lời vì vẫn còn muốn nán lại chơi thêm một chút nữa. Người mẹ bực bội tiếp tục la lớn: "Đếm từ 1 đến 3, con mà không đứng dậy thì mẹ bỏ con ở đây luôn nhé!".
Ngay lập tức, cậu bé 3 tuổi ngoan ngoãn bỏ hết đồ chơi xuống, vội vàng chạy nhanh về phía mẹ.
Cảnh tượng và câu nói này có phải rất quen thuộc với các phụ huynh không? Thực tế, trước những đứa trẻ thích trì hoãn và bướng bỉnh, đếm "1,2,3" là phương pháp hù dọa thường được nhiều bố mẹ sử dụng vì mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Đằng sau cách nuôi dạy con bằng lời đe dọa, các bậc cha mẹ đang nghĩ gì?
Kiểm soát và đe dọa là những phương pháp phổ biến được các bậc cha mẹ sử dụng. Tuy nhiên, nếu phụ huynh sử dụng cách này quá thường xuyên hoặc họ gặp phải một đứa trẻ đặc biệt cố chấp, phương pháp giáo dục này chỉ mang đến tác dụng tiêu cực và dễ dàng khơi dậy cảm xúc nổi loạn của trẻ. Khi đó, dù bố mẹ có đe dọa thế nào thì trẻ cũng sẽ không ngoan ngoãn nghe lời. Tại sao các bậc cha mẹ lại thích dùng cách đe dọa nuôi dạy con cái?
Đặt ra các quy tắc và hy vọng rằng trẻ sẽ hình thành những thói quen tốt
Đối với một số bậc cha mẹ, khi họ nói những lời đe dọa có thể chỉ xuất phát từ mong muốn thay đổi thói quen xấu của trẻ và thiết lập các quy tắc tốt để trẻ tuân theo. Chẳng hạn khi con thích ném đồ chơi khắp nhà, sau khi chơi xong sẽ bỏ đi, để nguyên hiện trường cho bố mẹ dọn dẹp. Mệt mỏi và kiệt sức, phụ huynh không thể không hét lên: "Nếu không dọn đồ chơi, mẹ sẽ ném hết đi, con không được chơi nữa!".
Ý định ban đầu của phụ huynh là để rèn luyện cho con cái thói quen tổ chức và hiểu được quy tắc kỷ luật, thế nhưng thực tế lời đe dọa này lại không hề giúp trẻ hiểu được mối liên hệ logic. Thậm chí, điều đó chỉ khiến trẻ mệt mỏi khi giao tiếp với bố mẹ.
Nhanh chóng giải quyết các vấn đề hiện tại
Đôi khi, lời đe dọa của bố mẹ mẹ chỉ là để giải quyết nhanh chóng vấn đề hiện tại. Ví dụ như con cứ rề rà không chịu thay đồ đi học, bố mất kiên nhẫn quát tháo: "Đếm từ 1 đến 3, con phải thay xong đồ và xuống nhà ngồi ăn sáng".
Đáng buồn thay, bố mẹ càng muốn giải quyết vấn đề nhanh chóng, họ càng sử dụng ngôn ngữ đơn giản và thô lỗ đối với con cái. Cũng vì điều này họ càng đẩy mọi thứ đi theo hướng ngược lại.
Lời đe dọa của bố mẹ đối với con cái sẽ ra sao?
Khi trẻ nghe thấy những lời đe dọa từ bố mẹ, điều chúng thật sự sợ hãi không phải là việc bố mẹ đếm đến số bao nhiêu mà chính là sự “từ bỏ” đằng sau đó.
"Bố mẹ không chờ con nữa".
"Con sẽ không được chơi đồ chơi nữa".
"Con không ngoan sẽ không ai yêu con hết".
"Mẹ sẽ gọi bác sĩ đến tiêm thuốc để con bớt bướng bỉnh đi".
Khi nhu cầu và cảm xúc của trẻ bị bố mẹ phớt lờ hoặc bị tấn công, những câu đe nẹt mang đầy năng lượng tiêu cực từ phụ huynh lâu dần sẽ tạo cho trẻ cảm giác lo âu, bất an, thiếu đi sự an toàn và khiến chúng luôn sống trong lo sợ. Nếu cứ tiếp tục trong vòng quay này, mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái sẽ bị phá vỡ.
Sự đe dọa sẽ gieo vào đầu trẻ suy nghĩ rằng, chỉ có ngoan ngoãn nghe lời mới chiếm được tình cảm và khiến cho bố mẹ vui lòng. Cuối cùng, trẻ nghe lời chỉ vì nỗi sợ bị bố mẹ bỏ mặc.
Khi trưởng thành với tâm lý này có thể khiến cho đứa trẻ tự bỏ mặc cảm xúc cá nhân, trở thành một người sống vì suy nghĩ và tình cảm của người khác, luôn tự ti và không xem trọng bản thân.
Mặt khác, việc nuôi dạy con bằng cách đe dọa thỏa mãn tâm lý thiết lập quyền hành của bố mẹ nhưng cũng dễ dẫn đến một đứa trẻ cố tỏ ra ngoan ngoãn bề ngoài còn bên trong thì nổi loạn bất cần đời. Đứa trẻ này có thể gây ra nhiều hành động quá giới hạn, tự hủy hoại bản thân chỉ để chống đối lại sự ràng buộc của bố mẹ.
Nói cách khác, tác hại của việc dạy con bằng đe dọa không chỉ là sự rạn nứt tình cảm gia đình trước mắt mà còn gây ra hậu quả tiêu cực về lâu dài, tổn thương trực tiếp đến tương lai của con cái. Đó chắc chắn là điều không một phụ huynh nào mong muốn.
(Nguồn: Sohu)
4 loại quả được coi là "thần dược" đối với người bị cao huyết áp: Vừa thơm ngon, vừa điều hòa mạch máu hiệu quả
Pháp luật & Bạn đọc
Link bài gốc: Bố mẹ mất bình tĩnh thường dạy con theo kiểu này, tưởng hữu ích nhưng lại phản tác dụng không ngờ, đến khi muốn thay đổi đã quá muộn
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Phun môi 2 ngày đã bong là do đâu?
- Thread starter phunmoibidomden
- Ngày bắt đầu
Phần Mềm Nhắn Tin Facebook Tự Động - Giải Pháp Tối...
- Thread starter nguyenquanmkt
- Ngày bắt đầu
Top 3 Cách Xu Hướng Marketing Facebook
- Thread starter nguyenlap.mkt
- Ngày bắt đầu
Bỏ Túi Bí Kíp Decor Cửa Hàng Phụ Kiện Điện Thoại Đẹp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu