TIN MỚI
Vào cuối triều đại nhà Thanh, việc văn hóa phương Tây du nhập đã mang theo nhiều những công nghệ hiện đại thời bấy giờ đến Trung Quốc. Với sự xuất hiện của máy ảnh, con người đã lưu giữ được nhiều thước phim vô cùng quý giá. Ngày nay, những bức ảnh sẽ giúp chúng ta có thể hình dung về cuộc sống của người dân hay những gì diễn ra trong Tử Cấm Thành thực sự là như thế nào vào cuối triều đại nhà Thanh.
Hoàng hậu Uyển Dung
Bức ảnh chụp hoàng hậu Uyển Dung - vị hoàng hậu cuối cùng của cuối triều đại nhà Thanh. Được biết, cô vào cung năm 16 tuổi với tư cách là hoàng hậu. Theo nhiều ghi chép, bà xuất phát là một tiểu thư nhà quyền quý, sở hữu dung mạo thanh tân, mái tóc đen tuyền, làn da trắng hồng, nói năng nhỏ nhẹ, nhu mì.
Sau khi hoàng đế Phổ Nghi bị trục xuất khỏi Tử Cấm Thành, Uyển Dung cũng rời cung và có một kết cục không mấy tốt đẹp khi dính vào thuốc phiện và ra đi vào năm 40 tuổi ở trong trại giam thành phố Diên Cát.
Phòng ngủ trong Trường Xuân Cung
Đây là phòng ngủ trong Trường Xuân Cung vào đầu thế kỷ 20. Nơi đây được cho là nơi ở của Thục phi Văn Tú. Lúc này đại điện đã có đèn điện và chiếc giường sắt phong cách phương tây. Được biết, sau khi Thục phi Văn Tú làm nên một cuộc "cách mạng" khi ly hôn với Phổ Nghi do không chịu đựng được các quyết định sai lầm của ông.
Sau đó, cô đi bước nữa cùng một người khác nhưng cũng qua đời khá trẻ vào năm 44 tuổi và không có con.
Một góc phòng nghỉ của Dưỡng Tâm Điện
Đây là phòng ngủ trong Dưỡng Tâm Điện, nơi được xây dựng vào năm Gia Tĩnh thứ 16 thời nhà Minh, là nơi ở thực sự của các hoàng đế vào giữa và cuối triều đại nhà Thanh. Từ kiến trúc đến nghệ thuật và văn hóa của nơi này đều có giá trị vô cùng quan trọng. Vị trí của Dưỡng Tâm Điện không nằm ở trục chính giữa mà nằm ở phía tây của Tử Cấm Thành.
Từ Hi Thái hậu ngắm tuyết rơi cùng hai nữ quan
Bức hình ghi lại cảnh Từ Hi Thái hậu đang thưởng ngoạn vào thời điểm mùa đông tuyết rơi. Đứng bên cạnh bà là hai chị em Đức Linh và Dung Linh. Hai người là con gái của Dụ Canh, một vị quan ngoại giao của triều Thanh và cũng là những nữ quan duy nhất trong cung.
Từ nhỏ, Đức Linh và Dung Linh đã sống ở nước ngoài nên họ đã sớm tiếp nhận nền giáo dục tiên tiến của phương Tây. Sau khi trở về Trung Quốc, hai người con gái của Dụ Canh được Từ Hi Thái Hậu vô cùng yêu mến.
Vào những năm cuối đời, Đức Linh đến Hoa Kỳ và viết hồi ký cũng như xuất bản sách về cuộc sống trong cung điện trong khi Dung Linh lại trở thành một vũ công nổi tiếng nhưng không may gặp một tai nạn làm cô mất đi đôi chân của mình.
Mẹ ruột của Phổ Nghi tên là Ấu Lan, con gái của Quân cơ đại thần Vinh Lộc, có họ hàng với Từ Hi Thái hậu. Ngay từ khi còn bé, bà đã được Từ Hi Thái hậu nhận làm con nuôi và sau này ép bà và Thuần thân vương Tái Phong kết hôn.
Bà được mô tả là người có địa vị cao quý, dung mạo vô song, khí chất tao nhã, trang điểm thật không chê vào đâu được. Sau khi thành hôn với Tái Phong, Ấu Lan sinh hai con trai và ba con gái cho Tái Phong, trong đó có Phổ Nghi, dù cuộc hôn nhân của họ không quá hạnh phúc do bị ép buộc.
Đây là một bức ảnh cũ của quan thượng thư và người vợ của ông ta vào cuối triều đại nhà Thanh. Trong bức ảnh cũ, quan thượng thư mặc triều phục trông thật chính trực và trang nghiêm. Bên cạnh anh ta là người vợ có gương mặt thanh tú, ăn mặc rất trang nhã, tươm tất.
Link bài gốc: Bộ ảnh quý hiếm thời nhà Thanh: Nhiều ngóc ngách trong Tử Cấm Thành cùng nhan sắc hoàng hậu cuối cùng được khắc họa rõ nét
Vào cuối triều đại nhà Thanh, việc văn hóa phương Tây du nhập đã mang theo nhiều những công nghệ hiện đại thời bấy giờ đến Trung Quốc. Với sự xuất hiện của máy ảnh, con người đã lưu giữ được nhiều thước phim vô cùng quý giá. Ngày nay, những bức ảnh sẽ giúp chúng ta có thể hình dung về cuộc sống của người dân hay những gì diễn ra trong Tử Cấm Thành thực sự là như thế nào vào cuối triều đại nhà Thanh.
Hoàng hậu Uyển Dung
Bức ảnh chụp hoàng hậu Uyển Dung - vị hoàng hậu cuối cùng của cuối triều đại nhà Thanh. Được biết, cô vào cung năm 16 tuổi với tư cách là hoàng hậu. Theo nhiều ghi chép, bà xuất phát là một tiểu thư nhà quyền quý, sở hữu dung mạo thanh tân, mái tóc đen tuyền, làn da trắng hồng, nói năng nhỏ nhẹ, nhu mì.
Sau khi hoàng đế Phổ Nghi bị trục xuất khỏi Tử Cấm Thành, Uyển Dung cũng rời cung và có một kết cục không mấy tốt đẹp khi dính vào thuốc phiện và ra đi vào năm 40 tuổi ở trong trại giam thành phố Diên Cát.
Phòng ngủ trong Trường Xuân Cung
Đây là phòng ngủ trong Trường Xuân Cung vào đầu thế kỷ 20. Nơi đây được cho là nơi ở của Thục phi Văn Tú. Lúc này đại điện đã có đèn điện và chiếc giường sắt phong cách phương tây. Được biết, sau khi Thục phi Văn Tú làm nên một cuộc "cách mạng" khi ly hôn với Phổ Nghi do không chịu đựng được các quyết định sai lầm của ông.
Sau đó, cô đi bước nữa cùng một người khác nhưng cũng qua đời khá trẻ vào năm 44 tuổi và không có con.
Một góc phòng nghỉ của Dưỡng Tâm Điện
Đây là phòng ngủ trong Dưỡng Tâm Điện, nơi được xây dựng vào năm Gia Tĩnh thứ 16 thời nhà Minh, là nơi ở thực sự của các hoàng đế vào giữa và cuối triều đại nhà Thanh. Từ kiến trúc đến nghệ thuật và văn hóa của nơi này đều có giá trị vô cùng quan trọng. Vị trí của Dưỡng Tâm Điện không nằm ở trục chính giữa mà nằm ở phía tây của Tử Cấm Thành.
Từ Hi Thái hậu ngắm tuyết rơi cùng hai nữ quan
Bức hình ghi lại cảnh Từ Hi Thái hậu đang thưởng ngoạn vào thời điểm mùa đông tuyết rơi. Đứng bên cạnh bà là hai chị em Đức Linh và Dung Linh. Hai người là con gái của Dụ Canh, một vị quan ngoại giao của triều Thanh và cũng là những nữ quan duy nhất trong cung.
Từ nhỏ, Đức Linh và Dung Linh đã sống ở nước ngoài nên họ đã sớm tiếp nhận nền giáo dục tiên tiến của phương Tây. Sau khi trở về Trung Quốc, hai người con gái của Dụ Canh được Từ Hi Thái Hậu vô cùng yêu mến.
Vào những năm cuối đời, Đức Linh đến Hoa Kỳ và viết hồi ký cũng như xuất bản sách về cuộc sống trong cung điện trong khi Dung Linh lại trở thành một vũ công nổi tiếng nhưng không may gặp một tai nạn làm cô mất đi đôi chân của mình.
Mẹ ruột của Phổ Nghi tên là Ấu Lan, con gái của Quân cơ đại thần Vinh Lộc, có họ hàng với Từ Hi Thái hậu. Ngay từ khi còn bé, bà đã được Từ Hi Thái hậu nhận làm con nuôi và sau này ép bà và Thuần thân vương Tái Phong kết hôn.
Bà được mô tả là người có địa vị cao quý, dung mạo vô song, khí chất tao nhã, trang điểm thật không chê vào đâu được. Sau khi thành hôn với Tái Phong, Ấu Lan sinh hai con trai và ba con gái cho Tái Phong, trong đó có Phổ Nghi, dù cuộc hôn nhân của họ không quá hạnh phúc do bị ép buộc.
Đây là một bức ảnh cũ của quan thượng thư và người vợ của ông ta vào cuối triều đại nhà Thanh. Trong bức ảnh cũ, quan thượng thư mặc triều phục trông thật chính trực và trang nghiêm. Bên cạnh anh ta là người vợ có gương mặt thanh tú, ăn mặc rất trang nhã, tươm tất.
Link bài gốc: Bộ ảnh quý hiếm thời nhà Thanh: Nhiều ngóc ngách trong Tử Cấm Thành cùng nhan sắc hoàng hậu cuối cùng được khắc họa rõ nét
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Bỏ Túi Bí Kíp Decor Cửa Hàng Phụ Kiện Điện Thoại Đẹp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
3 loại rau củ rẻ bèo, càng ăn nhiều mắt càng sáng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Công bố liên danh trúng gói thầu gần 650 tỉ đồng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đà Nẵng công bố loạt lô đất sẽ được đấu giá vào...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu