TIN MỚI
Đây là bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Nina Ahn nhằm chỉ ra sự cô đơn của giới trẻ Hàn Quốc hay còn được gọi là honjok với "hon" là một mình và "jok" là nhóm người. Thuật ngữ này dùng để chỉ một thế hệ trẻ độc lập nhưng cô độc, phản ánh sự gia tăng của nhóm người thích ở một mình và có nhiều cái nhìn khác biệt về tình yêu, kết hôn và gia đình so với các thế hệ trước.
"Nó giống như một kiểu bỏ cuộc vậy" - Nini Ahn nói trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Seoul với CNN.
"Chúng ta sống trong một thế hệ mà nỗ lực làm việc chăm chỉ vì tương lai tươi sáng không thể đảm bảo cho chúng ta niềm hạnh phúc, vậy thì tại sao không dành thời gian đầu tư cho bản thân? Những bức ảnh của tôi phảng phất một cảm giác buồn tẻ là do nó đang chụp được bộ mặt của thế hệ hiện tại".
Về phía nhiếp ảnh gia Hasisi Park thì dành thời gian nghiên cứu bộ phận giới trẻ Hàn Quốc ưa chuộng lối sống độc lập và thể hiện nó trong những bức ảnh của mình. Cô thường ví chủ thể của mình là những sinh vật bất lực giữa một môi trường hoang dã hay xã hội rộng lớn.
Theo Park, sự gia tăng "honjok" là do áp ực xã hội đặt nặng trên vai thế hệ trẻ, họ không có nhiều cơ hội giao tiếp với người khác cũng như thiếu thời gian dành cho bản thân.
"Xã hội mà chúng ta đang sống không hề ổn định chút nào và tôi nghĩ người trẻ không muốn thỏa hiệp thêm nữa" - Park nói.
Bộ ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Hasisi Park cũng lột tả nỗi cô đơn của thế hệ người trẻ ở Hàn Quốc.
Theo thống kê năm 2016, Hàn Quốc có khoảng 5 triệu hộ gia đình một người và con số này tăng lên đến 8,33 triệu tính đến tháng 7/2019, theo thống kê của Bộ Nội vụ và An toàn. Theo Michael Breen, tác giả của cuốn sách "The New Koreans: The Story of a Nation", sự gia tăng này hoàn toàn đi ngược lại truyền thống lịch sử của xã hội Hàn Quốc.
"Tôi nghĩ rằng đây là kết quả tự nhiên của chế độ dân chủ và sự phát triển của nền kinh tế. Xã hội ở các quốc gia châu Á khác, lợi ích và quyền lợi cá nhân vẫn phụ thuộc vào gia đình hoặc các tổ chức hội nhóm. Nhưng bạn càng sống dưới chế độ dân chủ càng lâu, giá trị của bạn sẽ mang tính cá nhân hơn là tập thể.
Khi tôi đến Hàn Quốc lần đầu tiên vào những năm 1970, tất cả những người Hàn mà tôi quen biết đều có từ 5-6 anh chị em và tất cả bọn họ đều đến từ những gia đình đông thành viên. Không khó để bạn bắt gặp những người họ hàng sống cùng một ngôi làng" - Breen nói.
Nhưng với sự phát triển của tầng lớp trung lưu cùng với sự nỗ lực của chính phủ nhằm thúc đẩy kế hoạch hóa gia đình đã khiến tỉ lệ sinh giảm đáng kể, từ 6,1 ca sinh trên 1 người phụ nữ vào năm 1960 rớt xuống chỉ còn 1,2 vào năm 2015, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới. Cụ thể, người phụ nữ đang rời xa các quan niệm truyền thống đồng thời nhận thức được gánh nặng của việc nuôi con. Theo Breen, cộng với áp lực đến từ gia đình nhà chồng, phụ nữ càng dễ bỏ đi ý định kết hôn.
Sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân có thể mang đến sự thỏa mãn, theo Jang Jae Young, quản lý một trang web với nội dung xoay quanh lối sống dành cho người độc thân có tên là honjok.me.
"Thế hệ bố mẹ của chúng ta quá bận rộn với công việc kiếm sống. Họ buộc phải hy sinh bản thân để nuôi gia đình và đóng góp cho nền kinh tế. Thế nhưng, giờ đây, con người ngày càng khao khát sự nhận thức bản thân và niềm hạnh phúc hơn nên họ hoàn toàn có thể chấp nhận việc ở một mình miễn là vui" - Jang nói.
Mặc dù thực hiện bộ ảnh lột tả sự đơn độc nhưng Ahn tin rằng những người cùng thời với cô sẽ sẵn sàng trải nghiệm để giúp cuộc sống của họ trở nên phong phú hơn, chẳng hạn như đi du lịch.
"Ở thế hệ trước, con người biết rằng sau một thời gian làm việc chăm chỉ và dành dụm một số tiền thì họ sẽ có thể mua được một căn nhà cho gia đình mình. Thế nhưng, chúng ta dần nhận ra rằng chúng ta sẽ không bao giờ có thể sở hữu bất cứ thứ gì dù có làm việc cả đời. Đồng nghiệp của tôi biết rằng sẽ chẳng tồn tại một cuộc đời hạnh phúc mãi mãi về sau nên họ đối mặt với cuộc sống một cách khôn ngoan hơn. Những sự ưu tiên trong cuộc sống của chúng ta đã thay đổi" - Ahn nói.
Theo Park, thế hệ honjak đã gây ra nhiều tác động đối với nền kinh tế. Từ những căn hộ 1 người cho đến nhà hàng dành cho những người đến dùng bữa mà không có ai đi cùng, xã hội Hàn Quốc đang ngày càng phát triển hướng đến những người trẻ độc thân. Nhóm người này nhiều đến nỗi đủ để tạo nên một nền văn hóa có sức mạnh tiêu dùng" - Park nói.
Được biết, công ty nội thất Hàn Quốc, Hansem, đã tiến hành sản xuất và bán ra thị trường những chiếc bàn có thể gập lại được, phục vụ như bàn ăn và cả ngăn kéo dành cho những hộ gia đình 1 người. Trang web của Jang cũng rao bán chân máy ảnh (tripod) mini dành cho điện thoại thông minh với dòng miêu tả: "Hoàn hảo để người đi du lịch một mình có thể selfie".
Tuy nhiên, theo Jang, sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân cũng là một con dao 2 lưỡi.
"Tôi hy vọng nó có thể phát triển thành một nền văn hóa tự mang đến hạnh phúc cho bản thân nhưng Hàn Quốc hiện tại đang có tỷ lệ sinh rất thấp và dần sẽ trở thành một xã hội già cỗi. Tôi không hề xem honjak là một nền văn hóa tích cực" - Jang bày tỏ quan điểm.
(Nguồn: CNN)
Từng đi rửa bát thuê và bị chủ đánh đòn vì ngủ gật, 30 năm sau cuộc đời cậu bé này thay đổi ngoạn mục nhờ món quà của bố
Trí thức trẻ
Link bài gốc: Bộ ảnh lột tả văn hóa "cô đơn" của người trẻ Hàn Quốc: Thế hệ từ bỏ mọi thứ và sẵn sàng sống độc thân chỉ cần là vui
Đây là bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Nina Ahn nhằm chỉ ra sự cô đơn của giới trẻ Hàn Quốc hay còn được gọi là honjok với "hon" là một mình và "jok" là nhóm người. Thuật ngữ này dùng để chỉ một thế hệ trẻ độc lập nhưng cô độc, phản ánh sự gia tăng của nhóm người thích ở một mình và có nhiều cái nhìn khác biệt về tình yêu, kết hôn và gia đình so với các thế hệ trước.
"Nó giống như một kiểu bỏ cuộc vậy" - Nini Ahn nói trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Seoul với CNN.
"Chúng ta sống trong một thế hệ mà nỗ lực làm việc chăm chỉ vì tương lai tươi sáng không thể đảm bảo cho chúng ta niềm hạnh phúc, vậy thì tại sao không dành thời gian đầu tư cho bản thân? Những bức ảnh của tôi phảng phất một cảm giác buồn tẻ là do nó đang chụp được bộ mặt của thế hệ hiện tại".
Về phía nhiếp ảnh gia Hasisi Park thì dành thời gian nghiên cứu bộ phận giới trẻ Hàn Quốc ưa chuộng lối sống độc lập và thể hiện nó trong những bức ảnh của mình. Cô thường ví chủ thể của mình là những sinh vật bất lực giữa một môi trường hoang dã hay xã hội rộng lớn.
Theo Park, sự gia tăng "honjok" là do áp ực xã hội đặt nặng trên vai thế hệ trẻ, họ không có nhiều cơ hội giao tiếp với người khác cũng như thiếu thời gian dành cho bản thân.
"Xã hội mà chúng ta đang sống không hề ổn định chút nào và tôi nghĩ người trẻ không muốn thỏa hiệp thêm nữa" - Park nói.
Bộ ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Hasisi Park cũng lột tả nỗi cô đơn của thế hệ người trẻ ở Hàn Quốc.
Theo thống kê năm 2016, Hàn Quốc có khoảng 5 triệu hộ gia đình một người và con số này tăng lên đến 8,33 triệu tính đến tháng 7/2019, theo thống kê của Bộ Nội vụ và An toàn. Theo Michael Breen, tác giả của cuốn sách "The New Koreans: The Story of a Nation", sự gia tăng này hoàn toàn đi ngược lại truyền thống lịch sử của xã hội Hàn Quốc.
"Tôi nghĩ rằng đây là kết quả tự nhiên của chế độ dân chủ và sự phát triển của nền kinh tế. Xã hội ở các quốc gia châu Á khác, lợi ích và quyền lợi cá nhân vẫn phụ thuộc vào gia đình hoặc các tổ chức hội nhóm. Nhưng bạn càng sống dưới chế độ dân chủ càng lâu, giá trị của bạn sẽ mang tính cá nhân hơn là tập thể.
Khi tôi đến Hàn Quốc lần đầu tiên vào những năm 1970, tất cả những người Hàn mà tôi quen biết đều có từ 5-6 anh chị em và tất cả bọn họ đều đến từ những gia đình đông thành viên. Không khó để bạn bắt gặp những người họ hàng sống cùng một ngôi làng" - Breen nói.
Nhưng với sự phát triển của tầng lớp trung lưu cùng với sự nỗ lực của chính phủ nhằm thúc đẩy kế hoạch hóa gia đình đã khiến tỉ lệ sinh giảm đáng kể, từ 6,1 ca sinh trên 1 người phụ nữ vào năm 1960 rớt xuống chỉ còn 1,2 vào năm 2015, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới. Cụ thể, người phụ nữ đang rời xa các quan niệm truyền thống đồng thời nhận thức được gánh nặng của việc nuôi con. Theo Breen, cộng với áp lực đến từ gia đình nhà chồng, phụ nữ càng dễ bỏ đi ý định kết hôn.
Sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân có thể mang đến sự thỏa mãn, theo Jang Jae Young, quản lý một trang web với nội dung xoay quanh lối sống dành cho người độc thân có tên là honjok.me.
"Thế hệ bố mẹ của chúng ta quá bận rộn với công việc kiếm sống. Họ buộc phải hy sinh bản thân để nuôi gia đình và đóng góp cho nền kinh tế. Thế nhưng, giờ đây, con người ngày càng khao khát sự nhận thức bản thân và niềm hạnh phúc hơn nên họ hoàn toàn có thể chấp nhận việc ở một mình miễn là vui" - Jang nói.
Mặc dù thực hiện bộ ảnh lột tả sự đơn độc nhưng Ahn tin rằng những người cùng thời với cô sẽ sẵn sàng trải nghiệm để giúp cuộc sống của họ trở nên phong phú hơn, chẳng hạn như đi du lịch.
"Ở thế hệ trước, con người biết rằng sau một thời gian làm việc chăm chỉ và dành dụm một số tiền thì họ sẽ có thể mua được một căn nhà cho gia đình mình. Thế nhưng, chúng ta dần nhận ra rằng chúng ta sẽ không bao giờ có thể sở hữu bất cứ thứ gì dù có làm việc cả đời. Đồng nghiệp của tôi biết rằng sẽ chẳng tồn tại một cuộc đời hạnh phúc mãi mãi về sau nên họ đối mặt với cuộc sống một cách khôn ngoan hơn. Những sự ưu tiên trong cuộc sống của chúng ta đã thay đổi" - Ahn nói.
Theo Park, thế hệ honjak đã gây ra nhiều tác động đối với nền kinh tế. Từ những căn hộ 1 người cho đến nhà hàng dành cho những người đến dùng bữa mà không có ai đi cùng, xã hội Hàn Quốc đang ngày càng phát triển hướng đến những người trẻ độc thân. Nhóm người này nhiều đến nỗi đủ để tạo nên một nền văn hóa có sức mạnh tiêu dùng" - Park nói.
Được biết, công ty nội thất Hàn Quốc, Hansem, đã tiến hành sản xuất và bán ra thị trường những chiếc bàn có thể gập lại được, phục vụ như bàn ăn và cả ngăn kéo dành cho những hộ gia đình 1 người. Trang web của Jang cũng rao bán chân máy ảnh (tripod) mini dành cho điện thoại thông minh với dòng miêu tả: "Hoàn hảo để người đi du lịch một mình có thể selfie".
Tuy nhiên, theo Jang, sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân cũng là một con dao 2 lưỡi.
"Tôi hy vọng nó có thể phát triển thành một nền văn hóa tự mang đến hạnh phúc cho bản thân nhưng Hàn Quốc hiện tại đang có tỷ lệ sinh rất thấp và dần sẽ trở thành một xã hội già cỗi. Tôi không hề xem honjak là một nền văn hóa tích cực" - Jang bày tỏ quan điểm.
(Nguồn: CNN)
Từng đi rửa bát thuê và bị chủ đánh đòn vì ngủ gật, 30 năm sau cuộc đời cậu bé này thay đổi ngoạn mục nhờ món quà của bố
Trí thức trẻ
Link bài gốc: Bộ ảnh lột tả văn hóa "cô đơn" của người trẻ Hàn Quốc: Thế hệ từ bỏ mọi thứ và sẵn sàng sống độc thân chỉ cần là vui
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Bỏ Túi Bí Kíp Decor Cửa Hàng Phụ Kiện Điện Thoại Đẹp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
3 loại rau củ rẻ bèo, càng ăn nhiều mắt càng sáng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Công bố liên danh trúng gói thầu gần 650 tỉ đồng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đà Nẵng công bố loạt lô đất sẽ được đấu giá vào...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu