Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa thông báo tổ chức bán đấu giá khoản nợ của CTCP Vertical Synergy Viet Nam (VSV). BIDV đưa ra giá khởi điểm bằng tổng dư nợ khoản nợ này tính đến ngày 21/6 là 471 tỷ đồng, bao gồm dư nợ gốc là 347,1 tỷ đồng và 123,9 tỷ đồng nợ lãi.
Khoản nợ của VSV được bảo đảm bằng loạt quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại TP. HCM, gồm: tầng 1 căn hộ 63 Pasteur, phường Bến Nghé, Quận 1; 12 khu đất tại phường An Phú Đông, Quận 12; khu đất tại số 102 Trần Quốc Toản, phường 7, Quận 3.
Thành lập từ tháng 7/2011, VSV tiền thân là Công ty TNHH Năng lượng Nguyên Minh, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (trừ khí dầu mỏ hóa lỏng LPG). Hiện nay, doanh nghiệp này đã tạm dừng hoạt động.
BIDV cũng đang tìm kiếm tổ chức bán đấu giá khoản nợ giá trị gần 4.838 tỷ đồng. Đây là khoản nợ giá trị lớn mà BIDV rao bán trong nửa đầu năm 2022. Theo thông báo, BIDV chỉ mô tả khoản nợ này là của một khách hàng tại nhà băng.
Tài sản đảm bảo cho khoản nợ này là các quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thuộc một dự án tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM. Ngoài ra, toàn bộ quyền tài sản về khai thác mỏ đá thuộc xã Hòa Thạch và Phú Mãn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội cũng được dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản nợ này.
Đáng chú ý, đây chính là những tài sản đảm bảo thuộc khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên phát sinh tại BIDV từng được nhà băng này rao bán hồi đầu tháng 4.
Trong mảng bất động sản, BIDV tiếp tục tổ chức bán đấu giá bán khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng & Kinh doanh Nhà Bách Giang và Công ty TNHH XD TM Cao Nguyên. Hai doanh nghiệp này có tổng dư nợ tại BIDV tạm tính đến ngày 30/9/2021 tổng cộng gần 515 tỷ đồng.
Ngoài ra, website BIDV gần đây cũng đăng bán và tìm tổ chức thẩm định giá một loạt khoản nợ xấu tại các công ty thép và khai khoáng.
Mới nhất, ngân hàng này thông báo lựa chọn đơn vị thẩm định giá khoản nợ của Công ty CP Hoàng Long Steel (Công ty Hoàng Long) tại Chi nhánh Hải Dương. Theo BIDV, tổng dư nợ của Công ty Hoàng Long đến thời điểm 31/05/2022 là gần 232,5 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc là hơn 135,3 tỷ đồng, nợ lãi và phí phạt quá hạn là 97 tỷ đồng.
Trước đó, BIDV cũng thông báo lựa chọn đơn vị thẩm định tài sản đảm bảo cho khoản nợ hình thành từ năm 2012 của CTCP Luyện cán thép Sóc Sơn, trụ sở tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Khoản nợ gốc của công ty có giá trị gần 321,5 tỷ đồng được vay tại BIDV chi nhánh Bắc Ninh. Tính đến cuối tháng 2/2022, riêng số tiền nợ lãi của doanh nghiệp đã lên đến 445,9 tỷ đồng và 98.758 USD. Như vậy, sơ bộ tổng dư nợ của khoản nợ Luyện cán thép Sóc Sơn tại BIDV khoảng 770 tỷ đồng.
Trong quý I, BIDV cũng rao bán khoản nợ trị giá 440 tỷ đồng của CTCP Thép Việt Nhật và khoản nợ hơn 475 tỷ đồng của Công ty TNHH Thép Việt Nga. Trong đó, dư nợ gốc gần 267 tỷ đồng và dư nợ lãi, phí phạt chậm trả là gần 209 tỷ đồng.
Trước đó, BIDV thông báo bán lần 11 khoản nợ của Công ty TNHH Ngọc Linh với dư nợ gốc và dư nợ lãi phát sinh tính đến ngày 30/4/2022 là gần 2.198 tỷ đồng và hơn 20 triệu USD .
Khoản nợ được bảo đảm bằng Nhà máy điện phân chì kẽm Bắc Kạn (diện tích 643.885,2 m2) tại thôn Bản Cuôn 2, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn và các công trình dự án, tòa nhà, công trình xây dựng, các bất động sản khác gắn liền với đất, các phương tiện, máy móc, thiết bị và mọi bất động sản khác được xây dựng của nhà máy này.
Bên cạnh việc chào bán trực tiếp các khoản nợ xấu, BIDV cũng đẩy mạnh việc thanh lý tài sản đảm bảo trong thời gian gần đây.
BIDV Chi nhánh Gia Lai vừa thông báo bán đấu giá lần 6 tài sản đảm bảo là Dự án Nhà máy Thủy điện Tân Thượng với giá giá khởi điểm 362 tỷ đồng.
Dự án Nhà máy Thủy điện Tân Thượng do Công ty Cổ phần Năng Lượng Tân Thượng làm chủ đầu tư, bao gồm toàn bộ tài sản đã hình thành thuộc dự án và liên quan đến dự án nhà máy Thủy điện Tân Thượng (công suất thiết kế 22 MW) thuộc địa phận xã Tân Lâm, huyện Di Linh và xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
Các tài sản cụ thể gồm toàn bộ các hạng mục công trình trên đất thuộc dự án; Toàn bộ các tòa nhà, công trình xây dựng, các tài sản khác gắn liền với đất tọa lạc trong phạm vi khu đất thực hiện dự án. Toàn bộ máy móc, thiết bị, nội thất, đồ đạc và các động sản khác hình thành từ và liên quan đến dự án.
Trước đó, BIDV - Chi nhánh Hồ Chí Minh cũng thông báo bán đấu giá tài sản bảo đảm của Công ty TNHH Đóng Tàu và Cơ Khí Hàng Hải Sài Gòn để xử lý nợ.
Cụ thể, ngân hàng chào bán 285 máy móc thiết bị cơ khí tại Khu công nghiệp Đông Xuyên, Phường Rạch Dừa, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và tại 99 Khu phố 3, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Tp.HCM. Số tài sản này được bán tách rời thành 61 nhóm với tổng giá khởi điểm hơn 74 tỷ đồng.
Đến hết quý I/2022, BIDV có 13.730 tỷ đồng nợ xấu nội bảng, tăng 1,4% so với cuối năm trước. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn chiếm tới hơn 63% (hơn 8.684 tỷ đồng) và tăng 19,2% so với cuối năm ngoái. Ngoài ra, nợ cần chú ý của ngân hàng tăng gần 30% lên 19.745 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo BIDV dự kiến nguồn thu nợ ngoại bảng năm nay có thể lên đến 8.000-9.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, mức trích lập dự phòng năm nay sẽ vào khoảng 23.000 tỷ đồng (thấp hơn mức 29.000 tỷ đồng của năm 2021), trong bối cảnh tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng thấp và tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao.
Thêm công ty thép dính nợ xấu hàng trăm tỷ tại BIDV
Link bài gốc: BIDV liên tiếp rao bán các khoản nợ ''khủng'' của các "đại gia" xăng dầu, bất động sản, thép, khai khoáng
Khoản nợ của VSV được bảo đảm bằng loạt quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại TP. HCM, gồm: tầng 1 căn hộ 63 Pasteur, phường Bến Nghé, Quận 1; 12 khu đất tại phường An Phú Đông, Quận 12; khu đất tại số 102 Trần Quốc Toản, phường 7, Quận 3.
Thành lập từ tháng 7/2011, VSV tiền thân là Công ty TNHH Năng lượng Nguyên Minh, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (trừ khí dầu mỏ hóa lỏng LPG). Hiện nay, doanh nghiệp này đã tạm dừng hoạt động.
BIDV cũng đang tìm kiếm tổ chức bán đấu giá khoản nợ giá trị gần 4.838 tỷ đồng. Đây là khoản nợ giá trị lớn mà BIDV rao bán trong nửa đầu năm 2022. Theo thông báo, BIDV chỉ mô tả khoản nợ này là của một khách hàng tại nhà băng.
Tài sản đảm bảo cho khoản nợ này là các quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thuộc một dự án tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM. Ngoài ra, toàn bộ quyền tài sản về khai thác mỏ đá thuộc xã Hòa Thạch và Phú Mãn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội cũng được dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản nợ này.
Đáng chú ý, đây chính là những tài sản đảm bảo thuộc khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên phát sinh tại BIDV từng được nhà băng này rao bán hồi đầu tháng 4.
Trong mảng bất động sản, BIDV tiếp tục tổ chức bán đấu giá bán khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng & Kinh doanh Nhà Bách Giang và Công ty TNHH XD TM Cao Nguyên. Hai doanh nghiệp này có tổng dư nợ tại BIDV tạm tính đến ngày 30/9/2021 tổng cộng gần 515 tỷ đồng.
Ngoài ra, website BIDV gần đây cũng đăng bán và tìm tổ chức thẩm định giá một loạt khoản nợ xấu tại các công ty thép và khai khoáng.
Mới nhất, ngân hàng này thông báo lựa chọn đơn vị thẩm định giá khoản nợ của Công ty CP Hoàng Long Steel (Công ty Hoàng Long) tại Chi nhánh Hải Dương. Theo BIDV, tổng dư nợ của Công ty Hoàng Long đến thời điểm 31/05/2022 là gần 232,5 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc là hơn 135,3 tỷ đồng, nợ lãi và phí phạt quá hạn là 97 tỷ đồng.
Trước đó, BIDV cũng thông báo lựa chọn đơn vị thẩm định tài sản đảm bảo cho khoản nợ hình thành từ năm 2012 của CTCP Luyện cán thép Sóc Sơn, trụ sở tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Khoản nợ gốc của công ty có giá trị gần 321,5 tỷ đồng được vay tại BIDV chi nhánh Bắc Ninh. Tính đến cuối tháng 2/2022, riêng số tiền nợ lãi của doanh nghiệp đã lên đến 445,9 tỷ đồng và 98.758 USD. Như vậy, sơ bộ tổng dư nợ của khoản nợ Luyện cán thép Sóc Sơn tại BIDV khoảng 770 tỷ đồng.
Trong quý I, BIDV cũng rao bán khoản nợ trị giá 440 tỷ đồng của CTCP Thép Việt Nhật và khoản nợ hơn 475 tỷ đồng của Công ty TNHH Thép Việt Nga. Trong đó, dư nợ gốc gần 267 tỷ đồng và dư nợ lãi, phí phạt chậm trả là gần 209 tỷ đồng.
Trước đó, BIDV thông báo bán lần 11 khoản nợ của Công ty TNHH Ngọc Linh với dư nợ gốc và dư nợ lãi phát sinh tính đến ngày 30/4/2022 là gần 2.198 tỷ đồng và hơn 20 triệu USD .
Khoản nợ được bảo đảm bằng Nhà máy điện phân chì kẽm Bắc Kạn (diện tích 643.885,2 m2) tại thôn Bản Cuôn 2, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn và các công trình dự án, tòa nhà, công trình xây dựng, các bất động sản khác gắn liền với đất, các phương tiện, máy móc, thiết bị và mọi bất động sản khác được xây dựng của nhà máy này.
Bên cạnh việc chào bán trực tiếp các khoản nợ xấu, BIDV cũng đẩy mạnh việc thanh lý tài sản đảm bảo trong thời gian gần đây.
BIDV Chi nhánh Gia Lai vừa thông báo bán đấu giá lần 6 tài sản đảm bảo là Dự án Nhà máy Thủy điện Tân Thượng với giá giá khởi điểm 362 tỷ đồng.
Dự án Nhà máy Thủy điện Tân Thượng do Công ty Cổ phần Năng Lượng Tân Thượng làm chủ đầu tư, bao gồm toàn bộ tài sản đã hình thành thuộc dự án và liên quan đến dự án nhà máy Thủy điện Tân Thượng (công suất thiết kế 22 MW) thuộc địa phận xã Tân Lâm, huyện Di Linh và xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
Các tài sản cụ thể gồm toàn bộ các hạng mục công trình trên đất thuộc dự án; Toàn bộ các tòa nhà, công trình xây dựng, các tài sản khác gắn liền với đất tọa lạc trong phạm vi khu đất thực hiện dự án. Toàn bộ máy móc, thiết bị, nội thất, đồ đạc và các động sản khác hình thành từ và liên quan đến dự án.
Trước đó, BIDV - Chi nhánh Hồ Chí Minh cũng thông báo bán đấu giá tài sản bảo đảm của Công ty TNHH Đóng Tàu và Cơ Khí Hàng Hải Sài Gòn để xử lý nợ.
Cụ thể, ngân hàng chào bán 285 máy móc thiết bị cơ khí tại Khu công nghiệp Đông Xuyên, Phường Rạch Dừa, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và tại 99 Khu phố 3, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Tp.HCM. Số tài sản này được bán tách rời thành 61 nhóm với tổng giá khởi điểm hơn 74 tỷ đồng.
Đến hết quý I/2022, BIDV có 13.730 tỷ đồng nợ xấu nội bảng, tăng 1,4% so với cuối năm trước. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn chiếm tới hơn 63% (hơn 8.684 tỷ đồng) và tăng 19,2% so với cuối năm ngoái. Ngoài ra, nợ cần chú ý của ngân hàng tăng gần 30% lên 19.745 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo BIDV dự kiến nguồn thu nợ ngoại bảng năm nay có thể lên đến 8.000-9.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, mức trích lập dự phòng năm nay sẽ vào khoảng 23.000 tỷ đồng (thấp hơn mức 29.000 tỷ đồng của năm 2021), trong bối cảnh tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng thấp và tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao.
Thêm công ty thép dính nợ xấu hàng trăm tỷ tại BIDV
BIDV liên tiếp rao bán các khoản nợ ''khủng'' của các "đại gia" xăng dầu, bất động sản, thép, khai khoáng
Các khoản nợ này đều có giá trị hàng trăm, nghìn tỷ đồng và được thế chấp bằng nhiều bất động sản và máy móc, thiết bị.
cafef.vn
Link bài gốc: BIDV liên tiếp rao bán các khoản nợ ''khủng'' của các "đại gia" xăng dầu, bất động sản, thép, khai khoáng
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
BIDV và LSP ký kết hợp đồng tín dụng hạn mức 200...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tỷ giá tăng mạnh trong ngày 23/8, Vietcombank...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Dòng tiền lớn rút khỏi BIDV, VietinBank và Vietcombank
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
BIDV - Thương hiệu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Top 10 ngân hàng có tài sản lớn nhất tính đến hết...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vietcombank, VietinBank và BIDV lãi 2 tỷ USD trong...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu