TIN MỚI
Theo lời kể của mẹ đứa trẻ, sau khi nghe thấy tiếng khóc của con hôm đó, chưa kịp chạy sang phòng con gái thì thấy con gái chạy ra ngoài với ngọn lửa đang bủa vây quanh người. Cha của đứa trẻ đã nhanh chóng dập lửa, nhưng không may, sau khi lửa được dập tắt, da của bé gái vùng mặt và cổ hoàn toàn không thể nhận ra.
Cổ bé gái bị bỏng nặng, hai vợ chồng lập tức rửa sạch cho con bằng nước lạnh, sau đó đưa con đến bệnh viện điều trị. Hai mươi ngày sau, bác sĩ điều trị tại bệnh viện nói rằng vì vết bỏng quá nặng, đầu của đứa trẻ có thể không bao giờ được nâng lên (ngửa cổ) trong tương lai.
Nhưng tại sao đứa trẻ tự dưng bốc cháy? Sau khi dò hỏi, mọi người mới biết mọi chuyện có liên quan đến nước xịt thơm nhà vệ sinh.
Hóa ra là anh trai của cô bé đang nghịch bật lửa vào lúc đó. Không may, cô bé vừa bôi nước xịt thơm nhà vệ sinh vào cổ, đang chơi ở một bên thì ngọn lửa bất ngờ bùng cháy trên người. Sau đó là các diễn biến nói trên.
Nước xịt thơm có thể cháy nổ?
Thực tế, nước xịt thơm nhà vệ sinh thường được pha chế với khoảng 3% tinh chất, khoảng 70% cồn và 25% nước. Do đó, có thể nói nó là sản phẩm xịt thơm chủ yếu được làm từ cồn, điểm bắt lửa của nó rất thấp, nói chung chỉ khoảng 24 độ C. Một số thí nghiệm cho thấy, khi ngọn lửa cách loại nước xịt thơm nhà vệ sinh này khoảng 3cm, nó đã có thể bùng cháy.
Thử nghiệm 1: Nước xịt bắt lửa từ ngọn nến đang cháy cách 3cm
Thử nghiệm 2: Xịt nước thơm vào ngọn nến đang cháy cách 20cm
Thử nghiệm 3: Đưa ngọn nến cháy lại gần chiếc áo đã được xịt nước thơm
Vì vậy, khi bảo quản và sử dụng nước xịt thơm nhà vệ sinh, bạn phải tránh nhiệt độ cao và để xa ngọn lửa để tránh nguy hiểm. Những người hút thuốc và thường xuyên nấu nướng tại nhà cần lưu ý thêm là không nên đốt lửa ngay sau khi xịt một lượng lớn nước xịt thơm, tránh để loại nước này tiếp xúc gây bỏng.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, vì trong những trường hợp bình thường, chỉ cần không cố ý đánh lửa, nước xịt thơm nhà vệ sinh sẽ không bị cháy, nổ khi đặt ở nhà, do đó, việc sử dụng nó bình thường sẽ không gây nguy hiểm.
Ngoài nước xịt thơm nhà vệ sinh, có 4 đồ dùng dễ cháy nổ cũng cần chú ý
1. Keo xịt tóc
Keo xịt tóc được "đóng gói" trong lon sắt chịu áp lực cao, và có nguy cơ bị nổ khi đặt ở nơi có nhiệt độ vượt quá 40 độ C. Do đó, khi sử dụng, bạn nên tránh đập vỡ, va chạm với vật cứng, tránh xa lửa, ánh nắng trực tiếp, không để trong môi trường có nhiệt độ quá 40 độ C và không ném lon rỗng đã sử dụng vào lửa.
2. Sơn móng tay
Sơn móng tay là một hóa chất nguy hiểm do có nitrocellulose dễ bắt lửa tự phát trong không khí. Vì vậy, nó cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, thông gió và cách nhiệt.
3. Nước hoa
Nói chung, nồng độ cồn của nước hoa cao tới 80%, là một chất dễ cháy và nổ. Khi nhiệt độ cao hơn, sự bay hơi của dung môi hữu cơ trong nước hoa được tăng tốc, một khi chai nước hoa không thể chịu được quá nhiều khí bay hơi, chai có thể bị vỡ.
Nước hoa cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, thông gió, cách nhiệt, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và tránh xa nguồn lửa.
4. Thuốc diệt côn trùng
Nó sẽ phát nổ nếu bị rung động mạnh. Vì thế, khi sử dụng, hãy để nó tránh xa hoặc tắt nguồn, không xịt vào nguồn đánh lửa. Tránh ma sát tĩnh điện, tránh rung lắc mạnh, bảo quản nơi mát, thông gió, tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Nguồn và ảnh: The Paper, Sohu, Kknews
"Bà trùm" Trang Lê đồng hành cùng Deloitte tổ chức buổi đấu giá gây quỹ cho tuyến đầu chống dịch: Từ trái tim tới trái tim - Từ thời trang thành hơi thở
Pháp luật và Bạn đọc
Link bài gốc: Bé gái 7 tuổi bị bỏng nặng vùng mặt và cổ, chuyên gia cảnh báo 5 đồ dùng có nguy cơ cao gây cháy nổ nhà nào cũng có
Theo lời kể của mẹ đứa trẻ, sau khi nghe thấy tiếng khóc của con hôm đó, chưa kịp chạy sang phòng con gái thì thấy con gái chạy ra ngoài với ngọn lửa đang bủa vây quanh người. Cha của đứa trẻ đã nhanh chóng dập lửa, nhưng không may, sau khi lửa được dập tắt, da của bé gái vùng mặt và cổ hoàn toàn không thể nhận ra.
Cổ bé gái bị bỏng nặng, hai vợ chồng lập tức rửa sạch cho con bằng nước lạnh, sau đó đưa con đến bệnh viện điều trị. Hai mươi ngày sau, bác sĩ điều trị tại bệnh viện nói rằng vì vết bỏng quá nặng, đầu của đứa trẻ có thể không bao giờ được nâng lên (ngửa cổ) trong tương lai.
Nhưng tại sao đứa trẻ tự dưng bốc cháy? Sau khi dò hỏi, mọi người mới biết mọi chuyện có liên quan đến nước xịt thơm nhà vệ sinh.
Hóa ra là anh trai của cô bé đang nghịch bật lửa vào lúc đó. Không may, cô bé vừa bôi nước xịt thơm nhà vệ sinh vào cổ, đang chơi ở một bên thì ngọn lửa bất ngờ bùng cháy trên người. Sau đó là các diễn biến nói trên.
Nước xịt thơm có thể cháy nổ?
Thực tế, nước xịt thơm nhà vệ sinh thường được pha chế với khoảng 3% tinh chất, khoảng 70% cồn và 25% nước. Do đó, có thể nói nó là sản phẩm xịt thơm chủ yếu được làm từ cồn, điểm bắt lửa của nó rất thấp, nói chung chỉ khoảng 24 độ C. Một số thí nghiệm cho thấy, khi ngọn lửa cách loại nước xịt thơm nhà vệ sinh này khoảng 3cm, nó đã có thể bùng cháy.
Thử nghiệm 1: Nước xịt bắt lửa từ ngọn nến đang cháy cách 3cm
Thử nghiệm 2: Xịt nước thơm vào ngọn nến đang cháy cách 20cm
Thử nghiệm 3: Đưa ngọn nến cháy lại gần chiếc áo đã được xịt nước thơm
Vì vậy, khi bảo quản và sử dụng nước xịt thơm nhà vệ sinh, bạn phải tránh nhiệt độ cao và để xa ngọn lửa để tránh nguy hiểm. Những người hút thuốc và thường xuyên nấu nướng tại nhà cần lưu ý thêm là không nên đốt lửa ngay sau khi xịt một lượng lớn nước xịt thơm, tránh để loại nước này tiếp xúc gây bỏng.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, vì trong những trường hợp bình thường, chỉ cần không cố ý đánh lửa, nước xịt thơm nhà vệ sinh sẽ không bị cháy, nổ khi đặt ở nhà, do đó, việc sử dụng nó bình thường sẽ không gây nguy hiểm.
Ngoài nước xịt thơm nhà vệ sinh, có 4 đồ dùng dễ cháy nổ cũng cần chú ý
1. Keo xịt tóc
Keo xịt tóc được "đóng gói" trong lon sắt chịu áp lực cao, và có nguy cơ bị nổ khi đặt ở nơi có nhiệt độ vượt quá 40 độ C. Do đó, khi sử dụng, bạn nên tránh đập vỡ, va chạm với vật cứng, tránh xa lửa, ánh nắng trực tiếp, không để trong môi trường có nhiệt độ quá 40 độ C và không ném lon rỗng đã sử dụng vào lửa.
2. Sơn móng tay
Sơn móng tay là một hóa chất nguy hiểm do có nitrocellulose dễ bắt lửa tự phát trong không khí. Vì vậy, nó cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, thông gió và cách nhiệt.
3. Nước hoa
Nói chung, nồng độ cồn của nước hoa cao tới 80%, là một chất dễ cháy và nổ. Khi nhiệt độ cao hơn, sự bay hơi của dung môi hữu cơ trong nước hoa được tăng tốc, một khi chai nước hoa không thể chịu được quá nhiều khí bay hơi, chai có thể bị vỡ.
Nước hoa cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, thông gió, cách nhiệt, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và tránh xa nguồn lửa.
4. Thuốc diệt côn trùng
Nó sẽ phát nổ nếu bị rung động mạnh. Vì thế, khi sử dụng, hãy để nó tránh xa hoặc tắt nguồn, không xịt vào nguồn đánh lửa. Tránh ma sát tĩnh điện, tránh rung lắc mạnh, bảo quản nơi mát, thông gió, tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Nguồn và ảnh: The Paper, Sohu, Kknews
"Bà trùm" Trang Lê đồng hành cùng Deloitte tổ chức buổi đấu giá gây quỹ cho tuyến đầu chống dịch: Từ trái tim tới trái tim - Từ thời trang thành hơi thở
Pháp luật và Bạn đọc
Link bài gốc: Bé gái 7 tuổi bị bỏng nặng vùng mặt và cổ, chuyên gia cảnh báo 5 đồ dùng có nguy cơ cao gây cháy nổ nhà nào cũng có
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Cậu bé sở hữu loạt meme "chán đời" huyền thoại ngày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
3 loại rau củ rẻ bèo, càng ăn nhiều mắt càng sáng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đàn ông sau 50 tuổi vượt qua 3 ‘rào cản trường...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
4 loại gia vị là “tiên dược trị rụng tóc”, còn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hai cậu bé tìm thấy “kho báu bí mật” khi chơi đào...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tăng trưởng khách hàng chứng minh thành công con...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu