TIN MỚI
Chuyên gia tiền tệ Sahirenys Pierce, người đã tạo ra “High-5 Banking Method” (Phương pháp 5 tài khoản) hướng dẫn bạn cách dễ dàng để quản lý tài chính và xây dựng sự giàu có.
Phương pháp 5 tài khoản là gì?
Đúng như tên gọi của nó, 'Phương pháp 5 tài khoản' liên quan đến việc nắm giữ số lượng tài khoản ngân hàng 'hoàn hảo', bao gồm hai tài khoản thanh toán (checking account) và ba tài khoản tiết kiệm (saving account).
Mục tiêu của phương pháp này là theo dõi các ngân sách riêng lẻ trong tài khoản của bạn thay vì trong bảng tính (spreadsheet), đồng thời giúp bạn thiết lập thói quen chuyển tiền vào các tài khoản riêng biệt trong mỗi lần nhận lương.
1. Tài khoản thanh toán hóa đơn (Bills checking account)
Ảnh: Getty Images
Đây là khoản chi tiêu bắt buộc và thường chiếm một phần lớn trong thu nhập của bạn. Nếu không thanh toán chúng, những hóa đơn này có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật cũng như điểm tín dụng của bạn.
Ví dụ:
• Nhà ở: Tiền thuê nhà, tiền thế chấp, thuế tài sản
• Nợ: Thẻ tín dụng, khoản vay mua xe, khoản vay sinh viên
• Hóa đơn tiện ích: Điện, nước, điện thoại, gas, internet
• Cửa hàng tạp hóa: không bao gồm ăn uống bên ngoài
2. Tài khoản thanh toán cá nhân (Lifestyle checking account)
Ảnh: Getty Images
Đây là khoản chi tiêu dành cho tất cả những gì bạn 'muốn'. Bạn có thể chuyển một số tiền nhất định vào tài khoản mỗi khi nhận lương để mua sắm bất thứ gì mang lại niềm vui cho mình. Tuy nhiên, khi tài khoản về 0, hãy dừng việc chi tiêu của bạn cho đến lần chuyển tiền tiền tiếp theo.
Ví dụ:
• Chăm sóc cá nhân: cắt tóc, spa, tập gym
• Đồ dùng cần thiết: Khăn giấy, kem đánh răng, chất tẩy rửa
• Giải trí: Phim, truyện, sở thích khác
• Ăn uống: Nhà hàng, dịch vụ giao đồ ăn tận nhà, quán bar
• Khác: Mua sắm, đi chơi với bạn bè
3. Tài khoản tiết kiệm khẩn cấp (Emergency fund savings account)
Ảnh: Getty Images
Đây là một mạng lưới tài chính an toàn cho phép bạn dự phòng cho những rủi ro tiềm tàng trong tương lai hay các chi phí phát sinh ngoài dự kiến. Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên để dành ít nhất từ ba đến sáu tháng chi phí sinh hoạt trong tài khoản này.
Ví dụ:
• Cấp cứu: Phẫu thuật, bệnh tật
• Mất việc: Bị sa thải, nghỉ việc, đình chỉ công tác
• Sửa chữa nhà: Mái dột, sửa hệ thống ống nước
• Các vấn đề về xe cộ: tai nạn, sửa chữa xe
4. Tài khoản tiết kiệm dài hạn (Long-term goals savings account)
Ảnh: Getty Images
Tất cả chúng ta đều có những giấc mơ lớn với một mức giá cao. Vậy nên tài khoản này sẽ cho phép bạn dễ dàng theo dõi tiến độ tiết kiệm, cũng như việc phân bổ tiền cho bất kỳ mục tiêu nào phải mất hơn 12 tháng để đạt được.
Ví dụ:
• Trả trước: Xe, nhà
• Những chuyến du lịch lớn: Một chuyến du lịch nước ngoài của cả gia đình
• Kết hôn: Nhẫn, lễ phục, nhà hàng, trăng mật
• Sinh con: viện phí, sữa, quần áo và đồ dùng cho trẻ
5. Tài khoản tiết kiệm ngắn hạn (Short-term goals savings account)
Ảnh: Getty Images
Tài khoản thứ năm và cũng là tài khoản cuối cùng dành cho các mục tiêu ngắn hạn mà bạn muốn đạt được trong vòng một đến 12 tháng tới.
Ví dụ:
• Nâng cấp: Điện thoại hoặc máy tính xách tay mới
• Quà tặng đặc biệt: Giáng sinh, Ngày của Mẹ, Ngày của Cha, sinh nhật
• Các hoạt động nhỏ: Du lịch biển, các chuyến đi phượt, các sự kiện thể thao, các buổi hòa nhạc
• Chi phí hàng năm: Đăng kiểm xe, bảo trì xe
Bắt đầu từ những gì bạn có
Pierce nói rằng bạn không nhất thiết phải mở tất cả năm tài khoản cùng một lúc, đặc biệt là nếu bạn không có đủ điều kiện tài chính để làm điều này.
Bạn có thể bắt đầu với ba tài khoản quan trọng nhất - hóa đơn, cá nhân và quỹ khẩn cấp - và sau đó, hãy làm việc theo cách của mình và đóng góp cho các mục tiêu tiết kiệm khác nhau.
Bên cạnh đó, còn có một số mẹo khác mà bạn nên ghi nhớ:
Hãy cố gắng không giữ tất cả các tài khoản của bạn ở cùng một ngân hàng. Ví dụ, trong trường hợp một ngân hàng gặp lỗi hệ thống và cần tạm dừng dịch vụ để nâng cấp và bảo trì, bạn cần có tài khoản tại các ngân hàng khác để tiếp tục sử dụng.
Hãy tận dụng các ứng dụng hỗ trợ việc lập ngân sách miễn phí và cho phép bạn kết nối tất cả các tài khoản của mình, bao gồm cả tài khoản hưu trí.
Chỉ mở những tài khoản phù hợp với tình huống của bạn. Ví dụ, nếu bạn không có bất kỳ mục tiêu dài hạn nào ngay bây giờ, bạn không nhất định phải mở tài khoản đó cho đến khi bạn cảm thấy sẵn sàng.
Cuối cùng, hãy cân nhắc việc gửi tiền vào một tài khoản tiết kiệm có lãi suất cao mà có thể trả cho bạn một mức lãi suất tốt hơn so với các tài khoản thông thường.
(Theo CNBC)
Lãi suất huy động đồng loạt tăng, nhà giàu hưởng lợi
Nhà đầu tư
Link bài gốc: Bao nhiêu tài khoản bạn cần để quản lý tài chính cá nhân tốt nhất?
Chuyên gia tiền tệ Sahirenys Pierce, người đã tạo ra “High-5 Banking Method” (Phương pháp 5 tài khoản) hướng dẫn bạn cách dễ dàng để quản lý tài chính và xây dựng sự giàu có.
Phương pháp 5 tài khoản là gì?
Đúng như tên gọi của nó, 'Phương pháp 5 tài khoản' liên quan đến việc nắm giữ số lượng tài khoản ngân hàng 'hoàn hảo', bao gồm hai tài khoản thanh toán (checking account) và ba tài khoản tiết kiệm (saving account).
Mục tiêu của phương pháp này là theo dõi các ngân sách riêng lẻ trong tài khoản của bạn thay vì trong bảng tính (spreadsheet), đồng thời giúp bạn thiết lập thói quen chuyển tiền vào các tài khoản riêng biệt trong mỗi lần nhận lương.
1. Tài khoản thanh toán hóa đơn (Bills checking account)
Ảnh: Getty Images
Đây là khoản chi tiêu bắt buộc và thường chiếm một phần lớn trong thu nhập của bạn. Nếu không thanh toán chúng, những hóa đơn này có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật cũng như điểm tín dụng của bạn.
Ví dụ:
• Nhà ở: Tiền thuê nhà, tiền thế chấp, thuế tài sản
• Nợ: Thẻ tín dụng, khoản vay mua xe, khoản vay sinh viên
• Hóa đơn tiện ích: Điện, nước, điện thoại, gas, internet
• Cửa hàng tạp hóa: không bao gồm ăn uống bên ngoài
2. Tài khoản thanh toán cá nhân (Lifestyle checking account)
Ảnh: Getty Images
Đây là khoản chi tiêu dành cho tất cả những gì bạn 'muốn'. Bạn có thể chuyển một số tiền nhất định vào tài khoản mỗi khi nhận lương để mua sắm bất thứ gì mang lại niềm vui cho mình. Tuy nhiên, khi tài khoản về 0, hãy dừng việc chi tiêu của bạn cho đến lần chuyển tiền tiền tiếp theo.
Ví dụ:
• Chăm sóc cá nhân: cắt tóc, spa, tập gym
• Đồ dùng cần thiết: Khăn giấy, kem đánh răng, chất tẩy rửa
• Giải trí: Phim, truyện, sở thích khác
• Ăn uống: Nhà hàng, dịch vụ giao đồ ăn tận nhà, quán bar
• Khác: Mua sắm, đi chơi với bạn bè
3. Tài khoản tiết kiệm khẩn cấp (Emergency fund savings account)
Ảnh: Getty Images
Đây là một mạng lưới tài chính an toàn cho phép bạn dự phòng cho những rủi ro tiềm tàng trong tương lai hay các chi phí phát sinh ngoài dự kiến. Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên để dành ít nhất từ ba đến sáu tháng chi phí sinh hoạt trong tài khoản này.
Ví dụ:
• Cấp cứu: Phẫu thuật, bệnh tật
• Mất việc: Bị sa thải, nghỉ việc, đình chỉ công tác
• Sửa chữa nhà: Mái dột, sửa hệ thống ống nước
• Các vấn đề về xe cộ: tai nạn, sửa chữa xe
4. Tài khoản tiết kiệm dài hạn (Long-term goals savings account)
Ảnh: Getty Images
Tất cả chúng ta đều có những giấc mơ lớn với một mức giá cao. Vậy nên tài khoản này sẽ cho phép bạn dễ dàng theo dõi tiến độ tiết kiệm, cũng như việc phân bổ tiền cho bất kỳ mục tiêu nào phải mất hơn 12 tháng để đạt được.
Ví dụ:
• Trả trước: Xe, nhà
• Những chuyến du lịch lớn: Một chuyến du lịch nước ngoài của cả gia đình
• Kết hôn: Nhẫn, lễ phục, nhà hàng, trăng mật
• Sinh con: viện phí, sữa, quần áo và đồ dùng cho trẻ
5. Tài khoản tiết kiệm ngắn hạn (Short-term goals savings account)
Ảnh: Getty Images
Tài khoản thứ năm và cũng là tài khoản cuối cùng dành cho các mục tiêu ngắn hạn mà bạn muốn đạt được trong vòng một đến 12 tháng tới.
Ví dụ:
• Nâng cấp: Điện thoại hoặc máy tính xách tay mới
• Quà tặng đặc biệt: Giáng sinh, Ngày của Mẹ, Ngày của Cha, sinh nhật
• Các hoạt động nhỏ: Du lịch biển, các chuyến đi phượt, các sự kiện thể thao, các buổi hòa nhạc
• Chi phí hàng năm: Đăng kiểm xe, bảo trì xe
Bắt đầu từ những gì bạn có
Pierce nói rằng bạn không nhất thiết phải mở tất cả năm tài khoản cùng một lúc, đặc biệt là nếu bạn không có đủ điều kiện tài chính để làm điều này.
Bạn có thể bắt đầu với ba tài khoản quan trọng nhất - hóa đơn, cá nhân và quỹ khẩn cấp - và sau đó, hãy làm việc theo cách của mình và đóng góp cho các mục tiêu tiết kiệm khác nhau.
Bên cạnh đó, còn có một số mẹo khác mà bạn nên ghi nhớ:
Hãy cố gắng không giữ tất cả các tài khoản của bạn ở cùng một ngân hàng. Ví dụ, trong trường hợp một ngân hàng gặp lỗi hệ thống và cần tạm dừng dịch vụ để nâng cấp và bảo trì, bạn cần có tài khoản tại các ngân hàng khác để tiếp tục sử dụng.
Hãy tận dụng các ứng dụng hỗ trợ việc lập ngân sách miễn phí và cho phép bạn kết nối tất cả các tài khoản của mình, bao gồm cả tài khoản hưu trí.
Chỉ mở những tài khoản phù hợp với tình huống của bạn. Ví dụ, nếu bạn không có bất kỳ mục tiêu dài hạn nào ngay bây giờ, bạn không nhất định phải mở tài khoản đó cho đến khi bạn cảm thấy sẵn sàng.
Cuối cùng, hãy cân nhắc việc gửi tiền vào một tài khoản tiết kiệm có lãi suất cao mà có thể trả cho bạn một mức lãi suất tốt hơn so với các tài khoản thông thường.
(Theo CNBC)
Lãi suất huy động đồng loạt tăng, nhà giàu hưởng lợi
Nhà đầu tư
Link bài gốc: Bao nhiêu tài khoản bạn cần để quản lý tài chính cá nhân tốt nhất?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
4 dấu hiệu cảnh báo ung thư trên đôi mắt ít ai để ý
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đua nhau báo lỗ, công ty tài chính đã hết thời?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Gái xinh chuyển giới Lê Tiêu Linh và hành trình từ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Dự báo thị trường tiền tệ: Tỷ giá có thể kiểm định...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cảnh báo chiêu lừa để tránh mất tiền dịp lễ 2-9
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một ngân hàng báo lãi trước thuế 6 tháng đầu năm...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu