KT-XH Bảo hiểm là kênh phòng ngừa rủi ro, không phải lĩnh vực đầu tư?

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
TS Cấn Văn Lực


  • việc tăng lãi suất lần này của Fed cũng nằm trong tiên lượng, trong tính toán của cơ quan điều hành và nhà đầu tư, nên sẽ tác động không đáng kể

    Tại: FED tăng lãi suất 0,25 điểm % - hàm ý và dự báo tiếp theo?


  • Fed tăng lãi suất sẽ tác động đến hai yếu tố. Một là về tiền tệ, sẽ buộc Việt Nam phải tăng lãi suất. Hai nữa Fed tăng lãi suất sẽ làm cho đồng USD tiếp tục đi lên, Việt Nam sẽ ảnh hưởng bởi chính sách tỷ giá hối đoái.

    Tại: Khả năng Fed tăng lãi suất và tác động tới kinh tế Việt Nam

‘Ép’ mua bảo hiểm khi vay vốn ngân hàng: Vi phạm quy định

Trên thế giới, bảo hiểm nhân thọ xuất hiện từ khoảng thế kỷ 17, ban đầu là bảo vệ cho tính mạng của các thuyền viên trước những rủi ro biến cố bất ngờ khi đi biển, sau mở rộng sang bảo hiểm cho người trụ cột kinh tế gia đình không may tử vong, gia đình họ sẽ được công ty bảo hiểm bù đắp tài chính nhanh chóng để ổn định cuộc sống. Với nhận thức ngày càng được nâng cao của con người về tầm quan trọng của bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ đã mở rộng với mọi đối tượng: người già, trẻ em hoặc bất kỳ ai có nhu cầu được bảo vệ trước những rủi ro không lường trước.

Theo bà Phạm Thu Phương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính, bảo hiểm hoạt động trên nguyên tắc số đông bù số ít. Mối quan hệ trong hoạt động bảo hiểm không chỉ là mối quan hệ giữa doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) và người được bảo hiểm, mà suy rộng ra đó là mối quan hệ giữa những người được bảo hiểm thông qua cơ chế hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm. Tập hợp các khoản phí bảo hiểm mà số đông bên mua bảo hiểm đóng vào một quỹ chung chính là để trang trải, bù đắp cho những thiệt hại, mất mát của số ít người không may mắn khác cùng tham gia bảo hiểm.

Bảo hiểm là kênh phòng ngừa rủi ro, không phải lĩnh vực đầu tư? - Ảnh 1.


Thực chất bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một số ít người cho tất cả những người tham gia cùng chịu. (Ảnh minh họa: KT)


“Thực chất bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một số ít người cho tất cả những người tham gia cùng chịu. Đây chính là ý nghĩa nhân văn của bảo hiểm, thể hiện tinh thần tương trợ chia sẻ khó khăn, mất mát thiệt hại khi gặp hoạn nạn giữa những người tham gia bảo hiểm”, bà Phạm Thu Phương nói.

Số liệu từ Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm cho thấy, ở Việt Nam, sau khoảng gần 30 năm hình thành và phát triển, thị trường bảo hiểm nhân thọ đến nay đã có 19 doanh nghiệp, cung cấp hơn 500 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe. Quyền lợi bảo hiểm cũng được mở rộng hơn, ngoài các quyền lợi bảo vệ còn có các quyền lợi về đầu tư, tích lũy, đảm bảo cho người tham gia bảo hiểm yên tâm hưởng thụ cuộc sống và dự phòng các kế hoạch tài chính cho tương lai. Với gần 14 triệu hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 900.000 đại lý, người lao động, trong năm 2022, DNBH nhân thọ đã đầu tư trở lại nền kinh tế hơn 616.000 tỷ đồng, số tiền bảo hiểm chi trả cho khách hàng lên tới 42.561 tỷ đồng, bảo hiểm nhân thọ đang ngày càng trở nên quen thuộc với người dân.

Đại diện Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm cho rằng, cơ sở thúc đẩy bảo hiểm nhân thọ ra đời chính là nhu cầu thực tế phát sinh trong cuộc sống con người. Khi đã đáp ứng đúng, đáp ứng trúng nguyện vọng của người tham gia thì sự phát triển của bảo hiểm nhân thọ là tất yếu. Tuy nhiên, nếu đã có yếu tố ép buộc thì sẽ đi ngược lại với mục đích ra đời của bảo hiểm nhân thọ, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của bảo hiểm nhân thọ.

“Giao dịch bảo hiểm là giao dịch dân sự, phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng lợi ích các bên. Thời gian qua còn tồn tại hiện tượng một số nhân viên tín dụng gợi ý, chèo kéo khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng, làm mất đi tính tự nguyện tham gia bảo hiểm của khách hàng, khiến cho khách hàng cảm thấy ấm ức không thoải mái. Hoạt động này đã vi phạm nguyên tắc “tự nguyện” được quy định tại các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm”, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm khẳng định.

Cần rà soát quy định chuẩn hóa nhân sự liên quan như đại lý bảo hiểm, nhân viên tư vấn

Cùng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng, bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ khách hàng khi có hiểm nguy chứ không phải chỉ để đầu tư, kiếm lời. Khi nhiều người mua, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đủ lượng tiền bồi thường cho những người bị rủi ro. Đây là ý nghĩa nhân văn của bảo hiểm.

Bảo hiểm là kênh phòng ngừa rủi ro, không phải lĩnh vực đầu tư? - Ảnh 2.


TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia


Ông Lực cũng chỉ ra 3 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng biến tướng như vừa qua: Về khách quan, thị trường tài chính, chứng khoán nói riêng gặp khó trong khi bảo hiểm đem phí đi đầu tư. Cùng với đó, hợp đồng liên kết với khách hàng để đầu tư chiếm đến 85%. Như vậy, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã đi chệch hướng. Bên cạnh đó, pháp luật chưa nghiêm với cả bên bán và bên mua. Bên bán nhắc lại 1,2 lần nhưng khách hàng không đọc kĩ, đến khi không thực hiện thì bắt đầu kiện tụng nhau.

“Vấn đề chủ quan là chất lượng tư vấn của nhân viên bảo hiểm chưa tốt. Đâu đó cũng bị sức ép về doanh thu, chạy theo doanh số bán hàng. Kiến thức về bảo hiểm rất phức tạp. Chúng tôi là những người trong nghề nhưng kiến thức trong lĩnh vực này cũng không dễ dàng. Hợp đồng bảo hiểm chúng ta dài quá, lên tới 80-100 trang. Tôi nghĩ, hợp đồng bảo hiểm chỉ cần 10-20 trang để người dân mua đọc cũng hiểu”, TS. Lực nói.

Ông Lực kiến nghị, mẫu hợp đồng bảo hiểm nên đơn giản, ngắn gọn. Hiện nay, hợp đồng bảo hiểm dài tới 100 trang, rất ít người dân đọc hết. Trong khi đó, ở nước ngoài, mẫu hợp đồng bảo hiểm rất đơn giản, có những điều khoản chỉ cần đánh dấu tích.

“Sau những vụ vừa qua, chúng ta cần rà soát quy định chuẩn hóa nhân sự liên quan như đại lý bảo hiểm, nhân viên tư vấn. Doanh nghiệp bảo hiểm cần rà roát chính sách, quy trình nội bộ cũng như xem lại rà roát lại mạng lưới đại lý, tư vấn bảo hiểm”, TS. Cấn Văn Lực đề xuất.

Cùng với đó, Chính phủ cần có chương trình quốc gia giáo dục tài chính để nâng cao kiến thức về bảo hiểm của người dân tăng lên. Ngược lại, bản thân các đại lý bảo hiểm cần ra soát lại, gia cố lại nhân viên của mình. Ông dẫn chứng, ở Trung Quốc có quy định rõ: tư vấn cần người có kinh nghiệm, sau 2-3 năm kinh nghiệm mới được tư vấn khách hàng, hay bảo hiểm cần có quầy bán riêng… Về phía người dân, cần nắm rõ mục đích mình mua bảo hiểm và đọc kĩ hợp đồng.

“Bảo hiểm là kênh phòng ngừa rủi ro chứ không phải lĩnh vực đầu tư. Với mục đích đầu tư, người dân nên lựa chọn lĩnh vực khác”, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh./.

Lùm xùm bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan: Hé lộ chi tiết sản phẩm bảo hiểm

Link bài gốc: Bảo hiểm là kênh phòng ngừa rủi ro, không phải lĩnh vực đầu tư?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,151
Bài viết
63,371
Thành viên
86,316
Thành viên mới nhất
cachgiamsungsaunangmui

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN