TIN MỚI
Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, trong 6 tháng đầu 2021, Bảo Việt mất ngôi độc tôn 17% thị phần bảo hiểm nhân thọ khi suy giảm về còn 15,52%, và PVI trỗi dậy đạt 15,12% thị phần để ngấp nghé ngôi vương.
Mối nguy giảm uy
Bảo hiểm phi nhân thọ là mảng miếng hấp dẫn trên thị trường trong thời gian qua và cả những năm sắp tới. Mảng này ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm gốc thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt 29.592 tỉ đồng, tăng gần 2 chữ số lũy kế 6 tháng đầu năm nay.
Mảng này cũng mang về doanh thu phí bảo hiểm gốc cho Bảo Việt 4.593 tỉ đồng, trong tổng doanh thu của Bảo Việt là 5.346 tỷ đồng.
Sau Bảo Việt và PVI, các doanh nghiệp như PTI, BMI, MIC lần lượt giữ 10,21%, 7,33% và 6,43% thị phần bảo hiểm nhân thọ. Theo đó, PTI và BMI cũng ghi nhận sự giảm nhẹ thị phần tương tự như Bảo Việt và rơi "miếng bánh" đó vào tay các công ty nhỏ hơn.
Tuy giảm doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ, nhưng Bảo Việt vẫn đạt tổng doanh thu 18.424 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 14.705 tỷ đồng, tăng 14,9%, và chiếm phần lớn tổng doanh thu hơn 24.701 tỷ đồng của Tập đoàn. Theo đó, Tập đoàn đã đạt hơn 50% kế hoạch năm.
Cạnh tranh mới chỉ bắt đầu
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đánh giá, với nền tảng là doanh nghiệp lớn và lâu đời nhất tại thị trường Việt Nam, cộng với việc nhanh chóng chuyển đổi số, nâng cao trải nghiệm khách hàng, Bảo Việt nắm chắc thị phần số 1 thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.
18.424 tỷ đồng là tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2021 của Bảo Việt, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bảo hiểm Bảo Việt được cho là vẫn chắc suất thị phần, song sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt (ảnh: BHV)
Song điều đó rõ ràng chưa bao gồm tính đến vấn đề về năng lực chuyển đổi số mạnh mẽ của các doanh nghiệp tư nhân trong cả nhóm nhân thọ, phi nhân thọ; cùng với đó là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang tham gia sâu vào thị trường thông qua các thương vụ M&A, bắt tay bán chéo sản phẩm bảo hiểm với mọi đối tượng đại lý lớn như hệ thống ngân hàng (bancassurance).
Một thống kê cho thấy kênh ngân hàng đóng góp 40% doanh thu phí bảo hiểm mới, gấp 2 lần trong 3 năm qua. Những cuộc bắt tay trị giá hàng trăm triệu USD một mặt mang đến lợi ích phí độc quyền bán bảo hiểm cho phía ngân hàng, mặt khác giúp các doanh nghiệp bảo hiểm tăng doanh số, thậm chí có thêm cơ hội phát triển các sản phẩm mới.
Điều đó có lợi cho các chủ thể tham gia thị trường, song với Bảo Việt vẫn là một câu hỏi. Bởi đến nay, mặc dù Bảo Việt có sự chú trọng thị trường bán lẻ và bắt tay đối tác với các ngân hàng có thương hiệu và uy tín hàng đầu như HSBC, Vietcombank, MaritimeBank, Techcombank, HDBank… nhưng sự bắt tay này không mang tính độc quyền, nên có thể đẩy Bảo Việt vào cạnh tranh yếu thế.
Trong khi đó, một đánh giá từ phía VDSC cho rằng, tác động của Luật Kinh doanh Bảo hiểm sửa đổi, dự kiến sẽ được ban hành trong năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2023, là đề cao hơn nữa tính công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, từ đó mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho các chủ thể tham gia thị trường. Các thay đổi trọng yếu có thể tạo ra những thay đổi lớn, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe. Các chủ thể mới cũng như những thay đổi trọng yếu, theo đó, dự báo sẽ gia tăng nhiệt độ trong lò bánh bảo hiểm với xu thế chia sẻ tiếp thị phần.
Khởi tố hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vụ "1 khách hàng mua 19 hợp đồng bảo hiểm"
Diễn đàn doanh nghiệp
Link bài gốc: Bảo hiểm Bảo Việt mất ngôi độc tôn
Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, trong 6 tháng đầu 2021, Bảo Việt mất ngôi độc tôn 17% thị phần bảo hiểm nhân thọ khi suy giảm về còn 15,52%, và PVI trỗi dậy đạt 15,12% thị phần để ngấp nghé ngôi vương.
Mối nguy giảm uy
Bảo hiểm phi nhân thọ là mảng miếng hấp dẫn trên thị trường trong thời gian qua và cả những năm sắp tới. Mảng này ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm gốc thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt 29.592 tỉ đồng, tăng gần 2 chữ số lũy kế 6 tháng đầu năm nay.
Mảng này cũng mang về doanh thu phí bảo hiểm gốc cho Bảo Việt 4.593 tỉ đồng, trong tổng doanh thu của Bảo Việt là 5.346 tỷ đồng.
Sau Bảo Việt và PVI, các doanh nghiệp như PTI, BMI, MIC lần lượt giữ 10,21%, 7,33% và 6,43% thị phần bảo hiểm nhân thọ. Theo đó, PTI và BMI cũng ghi nhận sự giảm nhẹ thị phần tương tự như Bảo Việt và rơi "miếng bánh" đó vào tay các công ty nhỏ hơn.
Tuy giảm doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ, nhưng Bảo Việt vẫn đạt tổng doanh thu 18.424 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 14.705 tỷ đồng, tăng 14,9%, và chiếm phần lớn tổng doanh thu hơn 24.701 tỷ đồng của Tập đoàn. Theo đó, Tập đoàn đã đạt hơn 50% kế hoạch năm.
Cạnh tranh mới chỉ bắt đầu
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đánh giá, với nền tảng là doanh nghiệp lớn và lâu đời nhất tại thị trường Việt Nam, cộng với việc nhanh chóng chuyển đổi số, nâng cao trải nghiệm khách hàng, Bảo Việt nắm chắc thị phần số 1 thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.
18.424 tỷ đồng là tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2021 của Bảo Việt, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bảo hiểm Bảo Việt được cho là vẫn chắc suất thị phần, song sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt (ảnh: BHV)
Song điều đó rõ ràng chưa bao gồm tính đến vấn đề về năng lực chuyển đổi số mạnh mẽ của các doanh nghiệp tư nhân trong cả nhóm nhân thọ, phi nhân thọ; cùng với đó là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang tham gia sâu vào thị trường thông qua các thương vụ M&A, bắt tay bán chéo sản phẩm bảo hiểm với mọi đối tượng đại lý lớn như hệ thống ngân hàng (bancassurance).
Một thống kê cho thấy kênh ngân hàng đóng góp 40% doanh thu phí bảo hiểm mới, gấp 2 lần trong 3 năm qua. Những cuộc bắt tay trị giá hàng trăm triệu USD một mặt mang đến lợi ích phí độc quyền bán bảo hiểm cho phía ngân hàng, mặt khác giúp các doanh nghiệp bảo hiểm tăng doanh số, thậm chí có thêm cơ hội phát triển các sản phẩm mới.
Điều đó có lợi cho các chủ thể tham gia thị trường, song với Bảo Việt vẫn là một câu hỏi. Bởi đến nay, mặc dù Bảo Việt có sự chú trọng thị trường bán lẻ và bắt tay đối tác với các ngân hàng có thương hiệu và uy tín hàng đầu như HSBC, Vietcombank, MaritimeBank, Techcombank, HDBank… nhưng sự bắt tay này không mang tính độc quyền, nên có thể đẩy Bảo Việt vào cạnh tranh yếu thế.
Trong khi đó, một đánh giá từ phía VDSC cho rằng, tác động của Luật Kinh doanh Bảo hiểm sửa đổi, dự kiến sẽ được ban hành trong năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2023, là đề cao hơn nữa tính công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, từ đó mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho các chủ thể tham gia thị trường. Các thay đổi trọng yếu có thể tạo ra những thay đổi lớn, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe. Các chủ thể mới cũng như những thay đổi trọng yếu, theo đó, dự báo sẽ gia tăng nhiệt độ trong lò bánh bảo hiểm với xu thế chia sẻ tiếp thị phần.
Khởi tố hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vụ "1 khách hàng mua 19 hợp đồng bảo hiểm"
Diễn đàn doanh nghiệp
Link bài gốc: Bảo hiểm Bảo Việt mất ngôi độc tôn
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
4 dấu hiệu cảnh báo ung thư trên đôi mắt ít ai để ý
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đua nhau báo lỗ, công ty tài chính đã hết thời?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Gái xinh chuyển giới Lê Tiêu Linh và hành trình từ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Dự báo thị trường tiền tệ: Tỷ giá có thể kiểm định...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cảnh báo chiêu lừa để tránh mất tiền dịp lễ 2-9
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một ngân hàng báo lãi trước thuế 6 tháng đầu năm...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu