TIN MỚI
Có những lúc cực kỳ mệt mỏi và áp lực nhưng tôi thấy mình may mắn khi cùng lúc có nhiều việc yêu thích để làm và quan trọng là chúng hỗ trợ cho nhau khiến công việc cũng như thu nhập của tôi ngày càng tốt hơn.
12 năm trước, tôi chính thức làm Giảng viên đại học Ngành ngân hàng sau khi đã từng làm giao dịch viên tại một ngân hàng được gần 1 năm. Ngành ngân hàng đang rất "hot" lúc bấy giờ, sinh viên thi tuyển vào rất đông nên đương nhiên, tình trạng thiếu giảng viên tại các Trường đại học là phổ biến. Tôi tự nhận mình có duyên nên được các trường khác mời đi dạy kín mít tuần, từ sáng tới tối, từ thứ 2 đến Chủ nhật, cả ở Hà Nội lẫn ngoại tỉnh.
Thế rồi, việc gì đến cũng sẽ đến. Tôi bận rộn, vui vẻ, hài lòng với công việc giảng dạy được khoảng vài năm thì thấy các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin Ngành ngân hàng đang thừa nhân lực, khó xin việc,...Sau đó, thí sinh nộp hồ sơ vào Ngành ngân hàng cứ teo tóp dần. Vì thế cả trường tôi cũng như các trường khác không còn nhiều giờ giảng của ngành ngân hàng nữa. Tôi nghĩ với tình trạng này, thu nhập chắc còn không đủ sinh hoạt chứ đừng nói đến việc gì to tát. Sau đó tôi thi và trúng tuyển vào trụ sở chính của một ngân hàng ở mảng tài chính. Từ lúc này, tôi là cán bộ chính thức 2 đơn vị. Ngoài thời gian làm việc hành chính tại ngân hàng, tôi xin được khoa bố trí cho dạy vào buổi tối hoặc thứ 7, chủ nhật. Thỉnh thoảng phải họp hoặc có việc ở Trường đại học vào giờ hành chính, tôi sẽ "trốn" ngân hàng ra ngoài hoặc phải xin nghỉ phép.
Đôi khi, tôi thấy có lỗi với cả 2 đơn vị vì mỗi nơi mình lại "ăn cắp" chút thời gian của họ. Khi dạy học, tôi thỉnh thoảng cho lớp nghỉ sớm hơn một chút, hoặc ra khỏi ngân hàng trong giờ hành chính để đi họp, giải quyết việc riêng. Tuy vậy, tôi làm việc 2 nơi đều tận tụy, có trách nhiệm hết sức. Tôi sẽ ở lại ngân hàng làm việc cho đến tối muộn, thậm chí có lần đến 11 giờ đêm để xong việc. Ở trường, tôi luôn giảng dạy nhiệt tình, nghiêm túc, đem nhiều kiến thức thực tế lĩnh vực ngân hàng để truyền đạt cho học viên.
Công việc giảng dạy nhiều năm qua giúp tôi có được kiến thức lý luận để hiểu sâu hơn về nghiệp vụ mình làm cũng như các nghiệp vụ khác. Đồng thời, lăn lộn với công việc ngân hàng giúp tôi có được kiến thức thực tiễn vững chắc truyền đạt lại cho học viên trên lớp cũng như làm đề thi, viết giáo trình, ngồi hội đồng chấm luận văn từ bậc cử nhân cho tới thạc sĩ. Vì vậy, đến nay tôi vẫn được các trường mời làm việc nhưng chủ yếu nhận dạy hệ cao học hoặc liên thông, văn bằng 2 vào cuối tuần. Thấy được sự cầu tiến và trách nhiệm trong công việc, bên trường cũng tạo điều kiện tốt cho tôi. Còn ở ngân hàng, sếp đã từng đánh tiếng xem tôi có muốn lên lương không. Nhưng tôi đã trả lời rằng tôi thấy phù hợp với công việc hiện tại và chưa làm được gì nhiều để lên lương dù tôi thấy xứng đáng được lên lương lắm so với mức hiện tại chỉ ngoài 20 triệu. Bởi tôi cũng hiểu rằng, không ai cho không cái gì cả. Lên lương đồng nghĩa với khối lượng công việc và áp lực cũng tăng lên. Nếu vậy, tôi sẽ không còn đủ thời gian và sức lực làm công việc giảng viên nữa.
Bên cạnh đó, tôi cũng đầu tư cổ phiếu được hơn 3 năm với số vốn nhỏ. Tôi đầu tư đơn giản lắm, cứ mua dần cổ phiếu khi có tiền và khi thị trường "đỏ lửa", xong rồi để đấy. Trước đây còn giao dịch lô 10, tôi chỉ mua nhỏ giọt vài ba chục cổ phiếu một lệnh, sau này chắc tay mới dám mua vài trăm cổ một lần. Vì vậy nếu có cổ phiếu nào lỗ thì cũng chỉ là lỗ một chút trong thời gian rất ngắn. Cứ thế mua dần, nhận cổ tức hàng năm, mỗi mã của tôi có vài ngàn cổ phiếu, chủ yếu là nhóm VN30. Tôi ít khi mua mua bán bán do thấy không hiệu quả bằng việc mua và để đó. Đến nay, với số vốn bỏ ra tổng cộng khoảng 1,5 tỷ đồng cho danh mục gần chục mã, tôi đã có tài sản gấp đôi. Số tiền mà có lẽ nhiều năm đi làm ngân hàng tôi cũng chưa chắc đã có được. Tôi dự định để nguyên danh mục cổ phiếu này nhiều năm sau để có thế chứng kiến lãi kép - kỳ quan thứ 8 của nhân loại mà tôi đã nghe và đọc.
Số lãi từ đầu tư cổ phiếu của tôi có thể không nhiều như người khác nhưng quan trọng là tôi đã tìm thấy chân lý trong đầu tư của mình đó là đầu tư giá trị để hưởng "lãi kép". Vì vậy, công việc đầu tư tay trái của tôi luôn trong tâm thế thoải mái lại không mất nhiều thời gian. Tôi vẫn có thể làm banker lại vừa làm giảng viên mà vẫn có thể đầu tư cổ phiếu hiệu quả.
Banker trúng đậm nhờ "ôm" cổ phiếu ngân hàng
Mời viết bài về NGHỀ TAY TRÁI, những VIỆC LÀM THÊM NGOÀI GIỜ của Banker
Quý độc giả là người đang và sẽ làm trong ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm có những câu chuyện về "nghề tay trái", những việc làm thêm ngoài giờ hành chính, vui lòng đóng góp bài viết cho chúng tôi về địa chỉ email: info@cafef.vn
Độc giả có thể gửi dưới dạng bài viết hoàn chỉnh hoặc tóm tắt ý tưởng, câu chuyện của mình, chúng tôi sẽ hỗ trợ biên tập thành bài báo hoàn chỉnh.
Ban biên tập cũng sẽ phản hồi ngay các thông tin quý độc giả gửi và chi trả nhuận bút hấp dẫn cho các bài viết được đăng.
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Banker làm Giảng viên và đầu tư cổ phiếu: Tôi cảm thấy may mắn vì cùng lúc có nhiều công việc, thu nhập ngày càng tốt hơn
Có những lúc cực kỳ mệt mỏi và áp lực nhưng tôi thấy mình may mắn khi cùng lúc có nhiều việc yêu thích để làm và quan trọng là chúng hỗ trợ cho nhau khiến công việc cũng như thu nhập của tôi ngày càng tốt hơn.
12 năm trước, tôi chính thức làm Giảng viên đại học Ngành ngân hàng sau khi đã từng làm giao dịch viên tại một ngân hàng được gần 1 năm. Ngành ngân hàng đang rất "hot" lúc bấy giờ, sinh viên thi tuyển vào rất đông nên đương nhiên, tình trạng thiếu giảng viên tại các Trường đại học là phổ biến. Tôi tự nhận mình có duyên nên được các trường khác mời đi dạy kín mít tuần, từ sáng tới tối, từ thứ 2 đến Chủ nhật, cả ở Hà Nội lẫn ngoại tỉnh.
Thế rồi, việc gì đến cũng sẽ đến. Tôi bận rộn, vui vẻ, hài lòng với công việc giảng dạy được khoảng vài năm thì thấy các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin Ngành ngân hàng đang thừa nhân lực, khó xin việc,...Sau đó, thí sinh nộp hồ sơ vào Ngành ngân hàng cứ teo tóp dần. Vì thế cả trường tôi cũng như các trường khác không còn nhiều giờ giảng của ngành ngân hàng nữa. Tôi nghĩ với tình trạng này, thu nhập chắc còn không đủ sinh hoạt chứ đừng nói đến việc gì to tát. Sau đó tôi thi và trúng tuyển vào trụ sở chính của một ngân hàng ở mảng tài chính. Từ lúc này, tôi là cán bộ chính thức 2 đơn vị. Ngoài thời gian làm việc hành chính tại ngân hàng, tôi xin được khoa bố trí cho dạy vào buổi tối hoặc thứ 7, chủ nhật. Thỉnh thoảng phải họp hoặc có việc ở Trường đại học vào giờ hành chính, tôi sẽ "trốn" ngân hàng ra ngoài hoặc phải xin nghỉ phép.
Đôi khi, tôi thấy có lỗi với cả 2 đơn vị vì mỗi nơi mình lại "ăn cắp" chút thời gian của họ. Khi dạy học, tôi thỉnh thoảng cho lớp nghỉ sớm hơn một chút, hoặc ra khỏi ngân hàng trong giờ hành chính để đi họp, giải quyết việc riêng. Tuy vậy, tôi làm việc 2 nơi đều tận tụy, có trách nhiệm hết sức. Tôi sẽ ở lại ngân hàng làm việc cho đến tối muộn, thậm chí có lần đến 11 giờ đêm để xong việc. Ở trường, tôi luôn giảng dạy nhiệt tình, nghiêm túc, đem nhiều kiến thức thực tế lĩnh vực ngân hàng để truyền đạt cho học viên.
Công việc giảng dạy nhiều năm qua giúp tôi có được kiến thức lý luận để hiểu sâu hơn về nghiệp vụ mình làm cũng như các nghiệp vụ khác. Đồng thời, lăn lộn với công việc ngân hàng giúp tôi có được kiến thức thực tiễn vững chắc truyền đạt lại cho học viên trên lớp cũng như làm đề thi, viết giáo trình, ngồi hội đồng chấm luận văn từ bậc cử nhân cho tới thạc sĩ. Vì vậy, đến nay tôi vẫn được các trường mời làm việc nhưng chủ yếu nhận dạy hệ cao học hoặc liên thông, văn bằng 2 vào cuối tuần. Thấy được sự cầu tiến và trách nhiệm trong công việc, bên trường cũng tạo điều kiện tốt cho tôi. Còn ở ngân hàng, sếp đã từng đánh tiếng xem tôi có muốn lên lương không. Nhưng tôi đã trả lời rằng tôi thấy phù hợp với công việc hiện tại và chưa làm được gì nhiều để lên lương dù tôi thấy xứng đáng được lên lương lắm so với mức hiện tại chỉ ngoài 20 triệu. Bởi tôi cũng hiểu rằng, không ai cho không cái gì cả. Lên lương đồng nghĩa với khối lượng công việc và áp lực cũng tăng lên. Nếu vậy, tôi sẽ không còn đủ thời gian và sức lực làm công việc giảng viên nữa.
Bên cạnh đó, tôi cũng đầu tư cổ phiếu được hơn 3 năm với số vốn nhỏ. Tôi đầu tư đơn giản lắm, cứ mua dần cổ phiếu khi có tiền và khi thị trường "đỏ lửa", xong rồi để đấy. Trước đây còn giao dịch lô 10, tôi chỉ mua nhỏ giọt vài ba chục cổ phiếu một lệnh, sau này chắc tay mới dám mua vài trăm cổ một lần. Vì vậy nếu có cổ phiếu nào lỗ thì cũng chỉ là lỗ một chút trong thời gian rất ngắn. Cứ thế mua dần, nhận cổ tức hàng năm, mỗi mã của tôi có vài ngàn cổ phiếu, chủ yếu là nhóm VN30. Tôi ít khi mua mua bán bán do thấy không hiệu quả bằng việc mua và để đó. Đến nay, với số vốn bỏ ra tổng cộng khoảng 1,5 tỷ đồng cho danh mục gần chục mã, tôi đã có tài sản gấp đôi. Số tiền mà có lẽ nhiều năm đi làm ngân hàng tôi cũng chưa chắc đã có được. Tôi dự định để nguyên danh mục cổ phiếu này nhiều năm sau để có thế chứng kiến lãi kép - kỳ quan thứ 8 của nhân loại mà tôi đã nghe và đọc.
Số lãi từ đầu tư cổ phiếu của tôi có thể không nhiều như người khác nhưng quan trọng là tôi đã tìm thấy chân lý trong đầu tư của mình đó là đầu tư giá trị để hưởng "lãi kép". Vì vậy, công việc đầu tư tay trái của tôi luôn trong tâm thế thoải mái lại không mất nhiều thời gian. Tôi vẫn có thể làm banker lại vừa làm giảng viên mà vẫn có thể đầu tư cổ phiếu hiệu quả.
Banker trúng đậm nhờ "ôm" cổ phiếu ngân hàng
Mời viết bài về NGHỀ TAY TRÁI, những VIỆC LÀM THÊM NGOÀI GIỜ của Banker
Quý độc giả là người đang và sẽ làm trong ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm có những câu chuyện về "nghề tay trái", những việc làm thêm ngoài giờ hành chính, vui lòng đóng góp bài viết cho chúng tôi về địa chỉ email: info@cafef.vn
Độc giả có thể gửi dưới dạng bài viết hoàn chỉnh hoặc tóm tắt ý tưởng, câu chuyện của mình, chúng tôi sẽ hỗ trợ biên tập thành bài báo hoàn chỉnh.
Ban biên tập cũng sẽ phản hồi ngay các thông tin quý độc giả gửi và chi trả nhuận bút hấp dẫn cho các bài viết được đăng.
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Banker làm Giảng viên và đầu tư cổ phiếu: Tôi cảm thấy may mắn vì cùng lúc có nhiều công việc, thu nhập ngày càng tốt hơn
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
30 năm "Bank nhà người ta" – Banker hóa thân thành...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nợ xấu khiến banker ở lại không được mà nghỉ việc...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chưa kịp vui vì được giảm KPI bán bảo hiểm, banker...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Banker vào mùa "chuyển nhượng" sôi động
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Banker ngày xưa lương cao thưởng lớn, nhiều Banker...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Banker “áp lực” vì chưa tiêu hết thưởng Tết đã phải...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu