Sau khi lạm phát có dấu hiệu thuyên giảm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã sử dụng nhiều giải pháp nới lỏng tiền tệ như 4 lần giảm lãi suất điều hành, ban hành các thông tư cho phép cơ cấu lại nợ, có nhiều chính sách ưu đãi lãi suất riêng cho một số nhóm ngành… Định hướng chính sách tiền tệ cũng đã chuyển từ nỗ lực kiềm chế lạm phát sang hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế.
Dù đã có nhiều sự hỗ trợ về chính sách tiền tệ, song nền kinh tế vẫn chưa thể tăng trưởng mạnh. Cụ thể, các số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 3,72%, cải thiện hơn mức 3,32% hồi quý I/2023, song đây vẫn là một trong những mức tăng trưởng thấp nhất trong hơn 10 năm qua và vẫn cách khá xa mục tiêu 6,5% Quốc hội đề ra.
Ở góc nhìn của chuyên gia kinh tế Ths.Nguyễn Hoàng Dũng, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Bền vững TPHCM (IRSH), chính sách tiền tệ đã làm tốt công tác hỗ trợ phục hồi, song để đạt được mục tiêu tăng trưởng sẽ cần thêm nhiều yếu tố khác bổ trợ.
Ông có đánh giá thế nào về diễn biến lạm phát vừa qua và dự báo trong thời gian tới?
Từ đầu năm 2022, lạm phát đã là một vấn đề rất nhức nhối đối với nước Mỹ. Trong bối cảnh đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt để khống chế bão giá. Hiện tại, tình hình lạm phát ở quốc gia này đã được khống chế và đang diễn biến theo một quỹ đạo khá tốt.
Việt Nam đã hội nhập toàn cầu với độ mở kinh tế khá lớn vào khoảng 200%. Điều này đồng nghĩa với việc bên cạnh giao thương dễ dàng hơn, thì Việt Nam không nằm ngoài vùng ảnh hưởng của những sự kiện có tác động toàn cầu như vấn đề “bão giá” vừa qua.
Đến nay, các số liệu của Tổng Cục thống kê cho thấy, lạm phát toàn phần và lạm phát lõi của Việt Nam đã được kiềm chế dưới 4,5% theo mục tiêu của Quốc hội đề ra. Nếu nhìn lại quá khứ, Việt Nam đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc kiềm chế lạm phát. Do đó, tôi vẫn kỳ vọng trong những tháng cuối năm lạm phát vẫn được kiểm soát một cách hiệu quả và không vượt ngưỡng 4,5%.
Theo ông, thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ như thế nào và liệu áp lực từ việc cân bằng giữa lãi suất, tỷ giá và thu hút dòng vốn ngoại có ảnh hưởng đến các quyết sách của cơ quan này?
Bộ ba bất khả thi là một giả thuyết kinh tế cho rằng, trong điều hành chính sách tiền tệ không thể cùng lúc duy trì 3 yếu tố: 1) tỷ giá hối đoái cố định, 2) chính sách tiền tệ độc lập để ổn định giá cả và 3) tự do lưu chuyển vốn.
Đây không chỉ là lý thuyết mà còn có thể thấy rất rõ trong thực tế. Như trong năm 2022, khi lạm phát ở Mỹ tăng lên, FED đã phải tăng lãi suất để thắt chặt tiền tệ. Với vị thế là nền kinh tế lớn nhất thế giới, cộng thêm lãi suất lại tăng lên, các nhà đầu tư sẽ ngay lập tức nhận thấy việc nắm giữ USD sẽ có lợi hơn và tìm đến đồng tiền này nhiều hơn, dẫn đến dòng vốn bị rút ra khỏi các quốc gia khác. Ngoài ra, việc này cũng khiến cầu về USD tăng lên và theo quy luật cung cầu giá của USD cũng sẽ tăng lên so với các đồng tiền khác. Minh chứng rõ nhất là năm qua chỉ số sức mạnh của đồng USD (DXY) đã tăng vượt ngưỡng 110 điểm – điều rất hiếm thấy trong một thập kỷ trở lại đây.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng chứng kiến tỷ giá tăng lên đột ngột, công tác thu hút dòng vốn ngoại đã gặp không ít khó khăn và Ngân hàng Nhà nước đã phải tăng lãi suất vừa để kiềm chế lạm phát và giảm bớt sự chênh lệch giá đồng nội tệ với USD.
Trở lại hiện tại, việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã chuyển từ hướng thắt chặt sang nới lỏng. Điều này có thể thấy rất rõ trong 4 lần hạ lãi suất điều hành và hàng loạt các hành động hỗ trợ thanh khoản cho nền kinh tế trong những tháng vừa qua. Trong khi đó, hồi cuối tháng 7, FED đã tăng lãi suất thêm một lần nữa, đẩy mức lãi suất lên vùng cao nhất trong 22 năm. Đồng thời, cơ quan này cũng để ngỏ sẽ còn một lần tăng nữa trong quý III hoặc cuối năm nay. Điều này đã làm dấy lên lo lắng rằng có khả năng Ngân hàng Nhà nước khó lòng tiếp tục nới lỏng tiền tệ.
Tuy nhiên, tôi cho rằng các áp lực này chỉ là ngắn hạn, bởi theo biểu đồ Dot Plot mà Mỹ công bố, quốc gia này đang ở cuối chu kỳ tăng lãi suất và có thể chuyển sang pha giảm từ năm 2024.
Ngoài ra, trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam đã điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt và biên độ biến động của tỷ giá thường được khống chế quanh mức 3%, dòng vốn FDI vào vẫn ghi nhận tăng trưởng dương.
Những dòng vốn ngoại chỉ vì một số biến động lãi suất, tỷ giá trong ngắn hạn mà rời đi thì chủ yếu là các dòng vốn đầu cơ. Nếu cứ tập trung theo đuổi dòng vốn này thì sẽ rất mệt mỏi. Có rất nhiều yếu tố khác để có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, tôi cho rằng nên hướng đến các yếu tố dài hạn để giữ chân dòng vốn hơn là chạy theo các vấn đề ngắn hạn.
Trên cơ sở đó, tôi cho rằng nhà điều hành vẫn sẽ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng và nếu áp lực về vốn giá rẻ của nền kinh tế nhiều hơn, có thể sẽ có một đợt giảm lãi suất điều hành nữa. Việc này có khả năng sẽ diễn ra vào cuối quý III và mức giảm vào khoảng 0,5-0,7% so với hiện tại. Trên cơ sở đó, tôi cho rằng lãi suất huy động sẽ ở mức 6-7%. Lãi suất cho vay sẽ về mức 7,5-8%/năm, tức giảm 1-2% so với hiện tại.
Dù tăng trưởng tín dụng chung vẫn còn thấp nhưng NHNN vừa qua lại giao hết toàn bộ hạn mức tín dụng cả năm cho các ngân hàng thương mại. Theo quan sát của ông, vì sao NHNN lại có động thái đó?
Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước là một cơ quan ngang Bộ, Thống đốc Ngân hàng là một thành viên của Chính phủ, đảm nhiệm công tác quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối. Trên cơ sở đó, ngân hàng trung ương có trách nhiệm tham mưu và chủ động đề xuất các giải pháp vĩ mô tháo gỡ khó khăn từ sớm.
Với tôi hành động đôn đốc giao room tín dụng vừa qua của Thủ tướng là một sự quan tâm sâu sát của người đứng đầu Chính phủ đối với ngành ngân hàng. Đồng thời, thể hiện nỗ lực của chính phủ trong việc cải thiện kết quả tăng trưởng. Quyết định này cũng phù hợp với các điều kiện và bối cảnh vĩ mô hiện tại như lạm phát và tỷ giá ổn định, tình hình tăng trưởng GDP còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp và người dân khó tiếp cận vốn. Về phía các ngân hàng thương mại, chủ trương này sẽ giúp các nhà băng chủ động hơn trong việc thực hiện các chỉ tiêu tín dụng cuối năm, phục vụ thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng hiệu quả hơn.
Theo lộ trình của Thông tư 08/2020/TT-NHNN, từ ngày 01/10/2023, tỷ trọng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ tiếp tục được hạ từ 34% xuống còn 30%, theo ông điều này liệu có ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng?
Việc dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn dễ dẫn đến rủi ro không đáp ứng được thanh khoản, khó kiểm soát và định lượng được nhiều yếu tố bất ổn khác. Tôi cho rằng việc điều chỉnh và định hướng lại dòng vốn đúng kỳ hạn là một chính sách hợp lý. Sẽ có một số khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu vốn xã hội thời gian đầu, song đây chỉ là các vấn đề ngắn hạn.
Nhìn chung, tính đến thời điểm cuối tháng 6, tín dụng tăng ít nhất 3-5%, tôi dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng 14-15% theo kế hoạch ngành ngân hàng đề ra. Các yếu tố chính góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng sẽ là: 1) sự phục hồi của các doanh nghiệp (công suất lên thêm từ 20 đến 50%); 2) yếu tố mùa vụ cuối năm nhu cầu tín dụng thường cao hơn so với đầu năm; và 3) Chính phủ đang có nhiều động thái tháo gỡ và khơi thông dòng vốn, hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu trở lại guồng quay.
Vài năm qua, biên lãi ròng NIM của hệ thống ngân hàng liên tục được cải thiện. Có ý kiến cho rằng cần phải giảm NIM của các ngân hàng để san sẻ với doanh nghiệp. Ông đánh giá thế nào về quan điểm trên và có khuyến nghị gì để các ngân hàng vừa giữ được tăng trưởng mà vẫn đồng thời chia sẻ được khó khăn với doanh nghiệp?
Nếu nhìn trong suốt giai đoạn 10 năm gần đây, trên thực tế biên lãi ròng (NIM) của các ngân hàng đã giảm đáng kể. Điều này chủ yếu nhờ việc chuyển đổi mô hình kinh doanh sang bán lẻ nhiều hơn, tăng thu nhập từ dịch vụ. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây có hiện tượng NIM nhích lên.
Quay trở lại năm 2020-2021, vì dịch bệnh nên Ngân hàng Nhà nước đã liên tục giảm lãi suất điều hành về sát mức 0%. Nhờ đó, lãi suất huy động cũng đã giảm sâu và NIM của các ngân hàng được mở rộng. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là đến năm 2022, khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, đã có hiện tượng “nước lên, thuyền lên” - lãi suất huy động tăng lập tức lãi suất đầu ra cũng nâng lên. Áp lực tăng giá vốn đã chuyển hết cho người đi vay. Về lý, trong tình cảnh đó, các nhà băng nên nỗ lực tiết giảm chi phí, tránh tăng giá đầu ra tín dụng, để không gây thêm ảnh hưởng đến người đi vay – những doanh nghiệp và dân cư vốn đã rất khó khăn ở thời điểm đó. Tình trạng này vẫn tồn tại trong thời gian qua, cũng có một phần không nhỏ trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc thanh tra, giám sát quản lý.
Trên cơ sở đó, tôi khuyến nghị, thời gian tới các nhà băng nên chuyển mình giảm tỷ trọng thu nhập từ lãi tín dụng, tăng tỷ trọng thu từ dịch vụ, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ hơn để tiết giảm chi phí, từ đó giảm lãi suất cho vay, giảm chi phí vốn cho nền kinh tế. Mặt khác, nhà điều hành vĩ mô cũng phải góp phần thúc đẩy các nhà băng tăng cường quản trị chất lượng nợ, chuyển dịch cơ cấu thu nhập, đồng thời có sự kiểm soát sát sao hơn theo Luật các tổ chức tín dụng vừa được Quốc hội sửa đổi, tránh hiện tượng “nước lên, thuyền lên” để tối ưu hóa lợi ích chung cho nền kinh tế.
Thực tế thời gian qua, các nhà băng cũng đã có các giải pháp tăng thu nhập từ dịch vụ, song có phần không nhỏ tập trung vào dịch vụ bán bảo hiểm, trái phiếu... Tuy nhiên, sau một số lùm xùm, thu nhập này đã sụt giảm.
Tôi đánh giá cao việc các ngân hàng gia tăng thu nhập ngoài lãi tín dụng để giảm bớt gánh nặng chi phí cho người đi vay. Tuy nhiên, việc phát triển các nghiệp vụ ngân hàng nên gắn liền với hoạt động cốt lõi của ngành ngân hàng, như các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, tư vấn và các dịch vụ hiện đại khác gắn với nền công nghệ mới. Thực tế, thời gian qua các dịch vụ này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong thu nhập dịch vụ của các ngân hàng và vẫn còn nhiều dư địa để phát triển.
Với bối cảnh như đã phân tích bên trên, ông dự báo kết quả kinh doanh ngành ngân hàng nửa cuối năm 2023 sẽ ra sao, về cả lợi nhuận, chất lượng tài sản và thanh khoản?
Với việc được giao toàn bộ room và được nhiều chính sách hỗ trợ, cộng thêm lượng cầu tín dụng vẫn rất lớn, NHNN cũng tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, nên triển vọng lợi nhuận ngân hàng trong 6 tháng cuối năm sẽ khá tốt. Trên cơ sở đó, tôi dự báo lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng cao, bình quân khoảng 30-40% so với nửa đầu năm, tùy mỗi nhà băng.
Về thanh khoản, những tháng gần đây tiền trong các ngân hàng vẫn còn nhiều. Một số nhà băng vẫn đang “ế vốn” chưa cho vay được. Bên cạnh đó, NHNN cũng đã tích cực hỗ trợ thanh khoản cho các nhà băng ngay từ đầu năm, đồng thời tăng trưởng cho vay và huy động cũng đã thu hẹp khoảng cách, do đó thanh khoản nhìn chung đã cải thiện tích cực hơn.
Ngoài ra, có một diễn biến đáng chú ý là vừa qua, NHNN cũng đã ban hành một số thông tư cho phép các ngân hàng cơ cấu nợ. Tôi cho rằng về căn bản, phần lớn các khoản vay đều đã trải qua vòng thẩm định chặt chẽ, các doanh nghiệp đều phải đáp ứng đủ các điều kiện về đầu ra, dự án có tính khả thi cao mới được tiếp cận tín dụng. Trong bối cảnh thị trường đột ngột khó khăn như vừa qua, khả năng hoàn thành nghĩa vụ nợ đúng hạn của một số doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng và khó tiếp cận lại vốn. Với tôi các chính sách cơ cấu nợ của Ngân hàng Nhà nước là sự xuất hiện kịp thời, như ngọn hải đăng mới soi sáng thêm cho các nhà băng thấy đường đi rõ hơn trong tâm bão, giúp các doanh nghiệp chất lượng tiếp cận được tín dụng, có cơ hội sớm quay lại sản xuất. Tôi kỳ vọng, thời gian tới chất lượng tài sản của các nhà băng sẽ được cải thiện nhiều hơn do nền kinh tế phục hồi, lãi suất giảm và đặc biệt là có sự đồng hành tích cực của chính phủ.
Chỉ số NIM của các nhà băng thời gian tới có thể sẽ giảm do lãi suất cho vay giảm và áp lực từ xã hội cũng như chính phủ. Ngoài ra, hiện tại cũng đã có thêm nhiều định chế tài chính tham gia cạnh tranh cho vay, do đó các ngân hàng có thể sẽ điều chỉnh giảm lãi suất đầu ra. Về dài hạn, tôi kỳ vọng với sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, lợi nhuận các ngân hàng thương mại sẽ giảm xuống tương đương với các loại hình doanh nghiệp khác và không còn mức chênh lệch lớn như thời gian qua.
Vấn đề sân sau là một tồn tại mà ngân hàng đang cố gắng giải quyết nhưng vẫn chưa triệt để. Theo ông, trong bối cảnh hiện tại, câu chuyện bơm vốn cho sân sau ngân hàng có ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng? Có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này?
Về tình trạng sân sau ngân hàng, đây là hiện tượng thao túng các nhà băng để cho vay phục vụ riêng lợi ích của một người hoặc một nhóm người. Điều này dẫn đến những hệ quả như ngân hàng có vốn nhưng không thể cho vay rộng ra xã hội vì đã ưu tiên cho các “ông chủ” này, tạo ra khan hiếm giả tạo trong cung cầu vốn, góp phần đẩy mặt bằng lãi suất thị trường lên cao. Về lâu về dài, điều này sẽ gây ra mất công bằng xã hội và gián tiếp nới rộng khoảng cách giàu nghèo.
Mặc dù đã có các quy định về trần tỷ lệ sở hữu đối với các cá nhân và tổ chức, song thực tế các chính sách này vẫn chưa thực sự ngăn được tình trạng “nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ...” dẫn đến tồn tại lợi ích nhóm và sân sau ngân hàng . Thậm chí, có một số cá nhân dù không sở hữu một đồng vốn nào trong ngân hàng, nhưng vẫn có thể có được những ưu ái đặc biệt trong việc cấp tín dụng từ phía các các nhà băng.
Tôi cho rằng, các nhà băng cũng nên thường xuyên tham vấn ý kiến của các chuyên gia độc lập để đảm bảo sự khách quan trong công tác quản trị và vận hành ngân hàng. Về phía nhà nước, cần phải tăng cường các chính sách kiểm soát chặt chẽ hơn để ngăn chặn loại lợi ích này. Về mặt chiến lược phát triển quốc gia, xã hội cần tích cực giáo dục và kêu gọi từ khía cạnh đạo đức kinh doanh để hạn chế và ngăn chặn tình trạng sân sau ngân hàng, sở hữu chéo và những vấn nạn tham nhũng tiêu cực cục bộ. Suy cho cùng chủ thể quyết định tất cả vẫn là con người. Vì vậy, vấn đề cốt lõi vẫn là động thái của các nhà lãnh đạo và điều hành cấp trên, cần quyết liệt cải thiện nhiều hơn.
Quay trở lại câu chuyện tăng trưởng của nền kinh tế, theo ông vì sao chính sách tiền tệ đã nới lỏng, lãi suất liên tục giảm, song tốc độ tăng trưởng vẫn cách khá xa mục tiêu 6,5%?
Tôi cho rằng bên cạnh sự hỗ trợ của chính sách tiền tệ, cân bằng của bộ ba bất khả thi, Việt Nam vẫn cần sự tiếp sức từ các chính sách tài khóa để thúc đẩy cỗ xe tam mã gồm tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu bức phá, để nền kinh tế phát triển đồng bộ và bền vững trong bối cảnh mới.
Về vấn đề thúc đẩy tiêu dùng, chúng ta đã có những gói kích cầu khá lớn và đa dạng từ trong đại dịch cho đến nay. Với tôi, chính sách này là một chủ trương đúng. Tuy nhiên bên cạnh đúng thì còn phải phải trúng. Cụ thể, các chính sách mới ngoài tập trung vào những nhóm người yếu thế cũng cần chú ý nhiều hơn đến tầng lớp trung lưu và trí thức. Đây là phân khúc dân cư có hiểu biết sâu, có việc làm trung bình và có sức mua nhiều hơn nhóm yếu thế. Nếu được khuyến khích tiêu dùng, tầng lớp này sẽ góp phần khá lớn không những trong việc thúc đẩy phục hồi kinh tế trở lại nhanh hơn, mà còn góp phần định hướng nền sản xuất trong nước. Ngoài ra, nhà nước cũng nên định hướng người tiêu dùng hướng đến một số hàng hóa nhất định, như các sản phẩm công nghệ mới, các sản phẩm xanh… qua đó thúc đẩy các ngành công nghiệp này phục hồi, phát triển nhanh và mạnh hơn. Đồng thời, các cơ quan ban ngành cần phải có sự theo sát, tái đánh giá hiệu quả thường xuyên để có những điều chỉnh phù hợp trong quá trình triển khai.
Về vấn đề đầu tư, Việt Nam nên có thêm danh mục ngành, sản phẩm ưu tiên chú trọng đầu tư sau đại dịch, nhất là danh mục mặt hàng chiến lược, đối tượng đầu tư vì lợi ích dài hạn và lợi ích cốt lõi của quốc gia. Tôi cho rằng nên định hướng dòng vốn vào các sản phẩm công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo, hay các mô hình kinh tế thuộc về xu thế phát triển dài hạn để hỗ trợ tăng trưởng bền vững, đồng thời hạn chế dòng tiền vào các loại tài sản bất biến chỉ nhằm kinh doanh chênh lệch giá.
Về vấn đề xuất khẩu, cho tới nay, Việt Nam đã tham gia rất nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs). Nhiều hiệp định chính phủ phải mất hàng chục năm mới có thể đàm phán và ký kết thành công. Đây là một trong những ưu thế của Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực. Tuy nhiên, tiềm năng của các FTA này chưa được khai thác hiệu quả. Theo các khảo sát thực tế của tôi, việc triển khai các hiệp định tự do mậu dịch này thời gian qua vẫn chưa sâu sát. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp vẫn còn tư duy “việc chưa tới, sao phải gấp”, chưa chủ động nắm bắt thông tin, đón đầu cơ hội. Điều này dẫn đến việc nhiều năm qua, kim ngạch xuất khẩu dù có tăng lên nhưng chưa khai thác tiềm năng đặc thù của Việt Nam một cách tương xứng. Tên tuổi, uy tín và chỗ đứng của các thương hiệu hàng hóa dịch vụ của Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới vẫn chưa rõ ràng và chưa bền vững.
Tôi kiến nghị về phía doanh nghiệp, nên chú trọng các thông tin về các FTA hơn để đón nhận các cơ hội giao thương với các quốc gia trong hiệp định, chủ động tạo thêm giá trị gia tăng trong các sản phẩm, hạn chế xuất thô. Về phía các cơ quan chức năng, nên có sự hỗ trợ sâu rộng về thông tin, tư vấn, dịch vụ, kết nối hiệu quả và đồng hành một cách chất lượng, lâu dài cùng doanh nghiệp trong hành trình khai thác các cơ hội mở rộng và phát triển từ chính các FTA, nhất là các FTA đa phương chất lượng cao như CPTPP, EVFTA, RCEP.
Tựu trung lại, chính sách tiền tệ Việt Nam đã hỗ trợ khá tốt trong giai đoạn phục hồi và cân bằng bộ ba bất khả thi. Tuy nhiên, để tăng trưởng đạt kế hoạch và có sự đột phá thì không thể chỉ vỗ tay bằng một bàn tay, vẫn cần chính sách tài khóa thúc đẩy cỗ xe tam mã tăng tốc một cách an toàn và bền vững. Trên cơ sở đó, tôi khuyến nghị, phía Chính phủ cần cải cách thêm về thủ tục hành chính giảm phiền hà cho doanh nghiệp và người dân; đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số để tiết giảm thời gian và chi phí cho các bên; cần tăng cường giải ngân đầu tư công đúng đối tượng và hiệu quả, mạnh dạn cắt bỏ những dự án không hiệu quả; đồng thời đặc biệt lưu ý đảm bảo sự minh bạch và không tham nhũng. Tôi cũng rất hoan nghênh khi vừa qua chính phủ cũng đã có biện pháp chấn chỉnh thái độ làm việc của một số cán bộ “sợ trách nhiệm”.
Phía các doanh nghiệp cũng cần sự năng động, luôn tích cực đổi mới sáng tạo, chịu đầu tư tăng cường chất xám, nâng cao hiểu biết về pháp luật, có tầm nhìn xa hơn và cần phải lấy nền tảng đạo đức và trách nhiệm xã hội làm gốc phát triển dài hạn để đi cùng nhịp với đất nước trong bước đường mới.
Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!
Link bài gốc: Bài toán tăng trưởng kinh tế cuối năm: Thúc đẩy cỗ xe tam mã cũng quan trọng như cân bằng bộ ba bất khả thi
Dù đã có nhiều sự hỗ trợ về chính sách tiền tệ, song nền kinh tế vẫn chưa thể tăng trưởng mạnh. Cụ thể, các số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 3,72%, cải thiện hơn mức 3,32% hồi quý I/2023, song đây vẫn là một trong những mức tăng trưởng thấp nhất trong hơn 10 năm qua và vẫn cách khá xa mục tiêu 6,5% Quốc hội đề ra.
Ở góc nhìn của chuyên gia kinh tế Ths.Nguyễn Hoàng Dũng, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Bền vững TPHCM (IRSH), chính sách tiền tệ đã làm tốt công tác hỗ trợ phục hồi, song để đạt được mục tiêu tăng trưởng sẽ cần thêm nhiều yếu tố khác bổ trợ.
Ông có đánh giá thế nào về diễn biến lạm phát vừa qua và dự báo trong thời gian tới?
Từ đầu năm 2022, lạm phát đã là một vấn đề rất nhức nhối đối với nước Mỹ. Trong bối cảnh đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt để khống chế bão giá. Hiện tại, tình hình lạm phát ở quốc gia này đã được khống chế và đang diễn biến theo một quỹ đạo khá tốt.
Việt Nam đã hội nhập toàn cầu với độ mở kinh tế khá lớn vào khoảng 200%. Điều này đồng nghĩa với việc bên cạnh giao thương dễ dàng hơn, thì Việt Nam không nằm ngoài vùng ảnh hưởng của những sự kiện có tác động toàn cầu như vấn đề “bão giá” vừa qua.
Đến nay, các số liệu của Tổng Cục thống kê cho thấy, lạm phát toàn phần và lạm phát lõi của Việt Nam đã được kiềm chế dưới 4,5% theo mục tiêu của Quốc hội đề ra. Nếu nhìn lại quá khứ, Việt Nam đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc kiềm chế lạm phát. Do đó, tôi vẫn kỳ vọng trong những tháng cuối năm lạm phát vẫn được kiểm soát một cách hiệu quả và không vượt ngưỡng 4,5%.
Theo ông, thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ như thế nào và liệu áp lực từ việc cân bằng giữa lãi suất, tỷ giá và thu hút dòng vốn ngoại có ảnh hưởng đến các quyết sách của cơ quan này?
Bộ ba bất khả thi là một giả thuyết kinh tế cho rằng, trong điều hành chính sách tiền tệ không thể cùng lúc duy trì 3 yếu tố: 1) tỷ giá hối đoái cố định, 2) chính sách tiền tệ độc lập để ổn định giá cả và 3) tự do lưu chuyển vốn.
Đây không chỉ là lý thuyết mà còn có thể thấy rất rõ trong thực tế. Như trong năm 2022, khi lạm phát ở Mỹ tăng lên, FED đã phải tăng lãi suất để thắt chặt tiền tệ. Với vị thế là nền kinh tế lớn nhất thế giới, cộng thêm lãi suất lại tăng lên, các nhà đầu tư sẽ ngay lập tức nhận thấy việc nắm giữ USD sẽ có lợi hơn và tìm đến đồng tiền này nhiều hơn, dẫn đến dòng vốn bị rút ra khỏi các quốc gia khác. Ngoài ra, việc này cũng khiến cầu về USD tăng lên và theo quy luật cung cầu giá của USD cũng sẽ tăng lên so với các đồng tiền khác. Minh chứng rõ nhất là năm qua chỉ số sức mạnh của đồng USD (DXY) đã tăng vượt ngưỡng 110 điểm – điều rất hiếm thấy trong một thập kỷ trở lại đây.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng chứng kiến tỷ giá tăng lên đột ngột, công tác thu hút dòng vốn ngoại đã gặp không ít khó khăn và Ngân hàng Nhà nước đã phải tăng lãi suất vừa để kiềm chế lạm phát và giảm bớt sự chênh lệch giá đồng nội tệ với USD.
Trở lại hiện tại, việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã chuyển từ hướng thắt chặt sang nới lỏng. Điều này có thể thấy rất rõ trong 4 lần hạ lãi suất điều hành và hàng loạt các hành động hỗ trợ thanh khoản cho nền kinh tế trong những tháng vừa qua. Trong khi đó, hồi cuối tháng 7, FED đã tăng lãi suất thêm một lần nữa, đẩy mức lãi suất lên vùng cao nhất trong 22 năm. Đồng thời, cơ quan này cũng để ngỏ sẽ còn một lần tăng nữa trong quý III hoặc cuối năm nay. Điều này đã làm dấy lên lo lắng rằng có khả năng Ngân hàng Nhà nước khó lòng tiếp tục nới lỏng tiền tệ.
Tuy nhiên, tôi cho rằng các áp lực này chỉ là ngắn hạn, bởi theo biểu đồ Dot Plot mà Mỹ công bố, quốc gia này đang ở cuối chu kỳ tăng lãi suất và có thể chuyển sang pha giảm từ năm 2024.
Ngoài ra, trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam đã điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt và biên độ biến động của tỷ giá thường được khống chế quanh mức 3%, dòng vốn FDI vào vẫn ghi nhận tăng trưởng dương.
Những dòng vốn ngoại chỉ vì một số biến động lãi suất, tỷ giá trong ngắn hạn mà rời đi thì chủ yếu là các dòng vốn đầu cơ. Nếu cứ tập trung theo đuổi dòng vốn này thì sẽ rất mệt mỏi. Có rất nhiều yếu tố khác để có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, tôi cho rằng nên hướng đến các yếu tố dài hạn để giữ chân dòng vốn hơn là chạy theo các vấn đề ngắn hạn.
Trên cơ sở đó, tôi cho rằng nhà điều hành vẫn sẽ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng và nếu áp lực về vốn giá rẻ của nền kinh tế nhiều hơn, có thể sẽ có một đợt giảm lãi suất điều hành nữa. Việc này có khả năng sẽ diễn ra vào cuối quý III và mức giảm vào khoảng 0,5-0,7% so với hiện tại. Trên cơ sở đó, tôi cho rằng lãi suất huy động sẽ ở mức 6-7%. Lãi suất cho vay sẽ về mức 7,5-8%/năm, tức giảm 1-2% so với hiện tại.
Dù tăng trưởng tín dụng chung vẫn còn thấp nhưng NHNN vừa qua lại giao hết toàn bộ hạn mức tín dụng cả năm cho các ngân hàng thương mại. Theo quan sát của ông, vì sao NHNN lại có động thái đó?
Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước là một cơ quan ngang Bộ, Thống đốc Ngân hàng là một thành viên của Chính phủ, đảm nhiệm công tác quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối. Trên cơ sở đó, ngân hàng trung ương có trách nhiệm tham mưu và chủ động đề xuất các giải pháp vĩ mô tháo gỡ khó khăn từ sớm.
Với tôi hành động đôn đốc giao room tín dụng vừa qua của Thủ tướng là một sự quan tâm sâu sát của người đứng đầu Chính phủ đối với ngành ngân hàng. Đồng thời, thể hiện nỗ lực của chính phủ trong việc cải thiện kết quả tăng trưởng. Quyết định này cũng phù hợp với các điều kiện và bối cảnh vĩ mô hiện tại như lạm phát và tỷ giá ổn định, tình hình tăng trưởng GDP còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp và người dân khó tiếp cận vốn. Về phía các ngân hàng thương mại, chủ trương này sẽ giúp các nhà băng chủ động hơn trong việc thực hiện các chỉ tiêu tín dụng cuối năm, phục vụ thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng hiệu quả hơn.
Theo lộ trình của Thông tư 08/2020/TT-NHNN, từ ngày 01/10/2023, tỷ trọng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ tiếp tục được hạ từ 34% xuống còn 30%, theo ông điều này liệu có ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng?
Việc dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn dễ dẫn đến rủi ro không đáp ứng được thanh khoản, khó kiểm soát và định lượng được nhiều yếu tố bất ổn khác. Tôi cho rằng việc điều chỉnh và định hướng lại dòng vốn đúng kỳ hạn là một chính sách hợp lý. Sẽ có một số khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu vốn xã hội thời gian đầu, song đây chỉ là các vấn đề ngắn hạn.
Nhìn chung, tính đến thời điểm cuối tháng 6, tín dụng tăng ít nhất 3-5%, tôi dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng 14-15% theo kế hoạch ngành ngân hàng đề ra. Các yếu tố chính góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng sẽ là: 1) sự phục hồi của các doanh nghiệp (công suất lên thêm từ 20 đến 50%); 2) yếu tố mùa vụ cuối năm nhu cầu tín dụng thường cao hơn so với đầu năm; và 3) Chính phủ đang có nhiều động thái tháo gỡ và khơi thông dòng vốn, hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu trở lại guồng quay.
Vài năm qua, biên lãi ròng NIM của hệ thống ngân hàng liên tục được cải thiện. Có ý kiến cho rằng cần phải giảm NIM của các ngân hàng để san sẻ với doanh nghiệp. Ông đánh giá thế nào về quan điểm trên và có khuyến nghị gì để các ngân hàng vừa giữ được tăng trưởng mà vẫn đồng thời chia sẻ được khó khăn với doanh nghiệp?
Nếu nhìn trong suốt giai đoạn 10 năm gần đây, trên thực tế biên lãi ròng (NIM) của các ngân hàng đã giảm đáng kể. Điều này chủ yếu nhờ việc chuyển đổi mô hình kinh doanh sang bán lẻ nhiều hơn, tăng thu nhập từ dịch vụ. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây có hiện tượng NIM nhích lên.
Quay trở lại năm 2020-2021, vì dịch bệnh nên Ngân hàng Nhà nước đã liên tục giảm lãi suất điều hành về sát mức 0%. Nhờ đó, lãi suất huy động cũng đã giảm sâu và NIM của các ngân hàng được mở rộng. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là đến năm 2022, khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, đã có hiện tượng “nước lên, thuyền lên” - lãi suất huy động tăng lập tức lãi suất đầu ra cũng nâng lên. Áp lực tăng giá vốn đã chuyển hết cho người đi vay. Về lý, trong tình cảnh đó, các nhà băng nên nỗ lực tiết giảm chi phí, tránh tăng giá đầu ra tín dụng, để không gây thêm ảnh hưởng đến người đi vay – những doanh nghiệp và dân cư vốn đã rất khó khăn ở thời điểm đó. Tình trạng này vẫn tồn tại trong thời gian qua, cũng có một phần không nhỏ trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc thanh tra, giám sát quản lý.
Trên cơ sở đó, tôi khuyến nghị, thời gian tới các nhà băng nên chuyển mình giảm tỷ trọng thu nhập từ lãi tín dụng, tăng tỷ trọng thu từ dịch vụ, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ hơn để tiết giảm chi phí, từ đó giảm lãi suất cho vay, giảm chi phí vốn cho nền kinh tế. Mặt khác, nhà điều hành vĩ mô cũng phải góp phần thúc đẩy các nhà băng tăng cường quản trị chất lượng nợ, chuyển dịch cơ cấu thu nhập, đồng thời có sự kiểm soát sát sao hơn theo Luật các tổ chức tín dụng vừa được Quốc hội sửa đổi, tránh hiện tượng “nước lên, thuyền lên” để tối ưu hóa lợi ích chung cho nền kinh tế.
Thực tế thời gian qua, các nhà băng cũng đã có các giải pháp tăng thu nhập từ dịch vụ, song có phần không nhỏ tập trung vào dịch vụ bán bảo hiểm, trái phiếu... Tuy nhiên, sau một số lùm xùm, thu nhập này đã sụt giảm.
Tôi đánh giá cao việc các ngân hàng gia tăng thu nhập ngoài lãi tín dụng để giảm bớt gánh nặng chi phí cho người đi vay. Tuy nhiên, việc phát triển các nghiệp vụ ngân hàng nên gắn liền với hoạt động cốt lõi của ngành ngân hàng, như các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, tư vấn và các dịch vụ hiện đại khác gắn với nền công nghệ mới. Thực tế, thời gian qua các dịch vụ này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong thu nhập dịch vụ của các ngân hàng và vẫn còn nhiều dư địa để phát triển.
Với bối cảnh như đã phân tích bên trên, ông dự báo kết quả kinh doanh ngành ngân hàng nửa cuối năm 2023 sẽ ra sao, về cả lợi nhuận, chất lượng tài sản và thanh khoản?
Với việc được giao toàn bộ room và được nhiều chính sách hỗ trợ, cộng thêm lượng cầu tín dụng vẫn rất lớn, NHNN cũng tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, nên triển vọng lợi nhuận ngân hàng trong 6 tháng cuối năm sẽ khá tốt. Trên cơ sở đó, tôi dự báo lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng cao, bình quân khoảng 30-40% so với nửa đầu năm, tùy mỗi nhà băng.
Về thanh khoản, những tháng gần đây tiền trong các ngân hàng vẫn còn nhiều. Một số nhà băng vẫn đang “ế vốn” chưa cho vay được. Bên cạnh đó, NHNN cũng đã tích cực hỗ trợ thanh khoản cho các nhà băng ngay từ đầu năm, đồng thời tăng trưởng cho vay và huy động cũng đã thu hẹp khoảng cách, do đó thanh khoản nhìn chung đã cải thiện tích cực hơn.
Ngoài ra, có một diễn biến đáng chú ý là vừa qua, NHNN cũng đã ban hành một số thông tư cho phép các ngân hàng cơ cấu nợ. Tôi cho rằng về căn bản, phần lớn các khoản vay đều đã trải qua vòng thẩm định chặt chẽ, các doanh nghiệp đều phải đáp ứng đủ các điều kiện về đầu ra, dự án có tính khả thi cao mới được tiếp cận tín dụng. Trong bối cảnh thị trường đột ngột khó khăn như vừa qua, khả năng hoàn thành nghĩa vụ nợ đúng hạn của một số doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng và khó tiếp cận lại vốn. Với tôi các chính sách cơ cấu nợ của Ngân hàng Nhà nước là sự xuất hiện kịp thời, như ngọn hải đăng mới soi sáng thêm cho các nhà băng thấy đường đi rõ hơn trong tâm bão, giúp các doanh nghiệp chất lượng tiếp cận được tín dụng, có cơ hội sớm quay lại sản xuất. Tôi kỳ vọng, thời gian tới chất lượng tài sản của các nhà băng sẽ được cải thiện nhiều hơn do nền kinh tế phục hồi, lãi suất giảm và đặc biệt là có sự đồng hành tích cực của chính phủ.
Chỉ số NIM của các nhà băng thời gian tới có thể sẽ giảm do lãi suất cho vay giảm và áp lực từ xã hội cũng như chính phủ. Ngoài ra, hiện tại cũng đã có thêm nhiều định chế tài chính tham gia cạnh tranh cho vay, do đó các ngân hàng có thể sẽ điều chỉnh giảm lãi suất đầu ra. Về dài hạn, tôi kỳ vọng với sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, lợi nhuận các ngân hàng thương mại sẽ giảm xuống tương đương với các loại hình doanh nghiệp khác và không còn mức chênh lệch lớn như thời gian qua.
Vấn đề sân sau là một tồn tại mà ngân hàng đang cố gắng giải quyết nhưng vẫn chưa triệt để. Theo ông, trong bối cảnh hiện tại, câu chuyện bơm vốn cho sân sau ngân hàng có ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng? Có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này?
Về tình trạng sân sau ngân hàng, đây là hiện tượng thao túng các nhà băng để cho vay phục vụ riêng lợi ích của một người hoặc một nhóm người. Điều này dẫn đến những hệ quả như ngân hàng có vốn nhưng không thể cho vay rộng ra xã hội vì đã ưu tiên cho các “ông chủ” này, tạo ra khan hiếm giả tạo trong cung cầu vốn, góp phần đẩy mặt bằng lãi suất thị trường lên cao. Về lâu về dài, điều này sẽ gây ra mất công bằng xã hội và gián tiếp nới rộng khoảng cách giàu nghèo.
Mặc dù đã có các quy định về trần tỷ lệ sở hữu đối với các cá nhân và tổ chức, song thực tế các chính sách này vẫn chưa thực sự ngăn được tình trạng “nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ...” dẫn đến tồn tại lợi ích nhóm và sân sau ngân hàng . Thậm chí, có một số cá nhân dù không sở hữu một đồng vốn nào trong ngân hàng, nhưng vẫn có thể có được những ưu ái đặc biệt trong việc cấp tín dụng từ phía các các nhà băng.
Tôi cho rằng, các nhà băng cũng nên thường xuyên tham vấn ý kiến của các chuyên gia độc lập để đảm bảo sự khách quan trong công tác quản trị và vận hành ngân hàng. Về phía nhà nước, cần phải tăng cường các chính sách kiểm soát chặt chẽ hơn để ngăn chặn loại lợi ích này. Về mặt chiến lược phát triển quốc gia, xã hội cần tích cực giáo dục và kêu gọi từ khía cạnh đạo đức kinh doanh để hạn chế và ngăn chặn tình trạng sân sau ngân hàng, sở hữu chéo và những vấn nạn tham nhũng tiêu cực cục bộ. Suy cho cùng chủ thể quyết định tất cả vẫn là con người. Vì vậy, vấn đề cốt lõi vẫn là động thái của các nhà lãnh đạo và điều hành cấp trên, cần quyết liệt cải thiện nhiều hơn.
Quay trở lại câu chuyện tăng trưởng của nền kinh tế, theo ông vì sao chính sách tiền tệ đã nới lỏng, lãi suất liên tục giảm, song tốc độ tăng trưởng vẫn cách khá xa mục tiêu 6,5%?
Tôi cho rằng bên cạnh sự hỗ trợ của chính sách tiền tệ, cân bằng của bộ ba bất khả thi, Việt Nam vẫn cần sự tiếp sức từ các chính sách tài khóa để thúc đẩy cỗ xe tam mã gồm tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu bức phá, để nền kinh tế phát triển đồng bộ và bền vững trong bối cảnh mới.
Về vấn đề thúc đẩy tiêu dùng, chúng ta đã có những gói kích cầu khá lớn và đa dạng từ trong đại dịch cho đến nay. Với tôi, chính sách này là một chủ trương đúng. Tuy nhiên bên cạnh đúng thì còn phải phải trúng. Cụ thể, các chính sách mới ngoài tập trung vào những nhóm người yếu thế cũng cần chú ý nhiều hơn đến tầng lớp trung lưu và trí thức. Đây là phân khúc dân cư có hiểu biết sâu, có việc làm trung bình và có sức mua nhiều hơn nhóm yếu thế. Nếu được khuyến khích tiêu dùng, tầng lớp này sẽ góp phần khá lớn không những trong việc thúc đẩy phục hồi kinh tế trở lại nhanh hơn, mà còn góp phần định hướng nền sản xuất trong nước. Ngoài ra, nhà nước cũng nên định hướng người tiêu dùng hướng đến một số hàng hóa nhất định, như các sản phẩm công nghệ mới, các sản phẩm xanh… qua đó thúc đẩy các ngành công nghiệp này phục hồi, phát triển nhanh và mạnh hơn. Đồng thời, các cơ quan ban ngành cần phải có sự theo sát, tái đánh giá hiệu quả thường xuyên để có những điều chỉnh phù hợp trong quá trình triển khai.
Về vấn đề đầu tư, Việt Nam nên có thêm danh mục ngành, sản phẩm ưu tiên chú trọng đầu tư sau đại dịch, nhất là danh mục mặt hàng chiến lược, đối tượng đầu tư vì lợi ích dài hạn và lợi ích cốt lõi của quốc gia. Tôi cho rằng nên định hướng dòng vốn vào các sản phẩm công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo, hay các mô hình kinh tế thuộc về xu thế phát triển dài hạn để hỗ trợ tăng trưởng bền vững, đồng thời hạn chế dòng tiền vào các loại tài sản bất biến chỉ nhằm kinh doanh chênh lệch giá.
Về vấn đề xuất khẩu, cho tới nay, Việt Nam đã tham gia rất nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs). Nhiều hiệp định chính phủ phải mất hàng chục năm mới có thể đàm phán và ký kết thành công. Đây là một trong những ưu thế của Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực. Tuy nhiên, tiềm năng của các FTA này chưa được khai thác hiệu quả. Theo các khảo sát thực tế của tôi, việc triển khai các hiệp định tự do mậu dịch này thời gian qua vẫn chưa sâu sát. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp vẫn còn tư duy “việc chưa tới, sao phải gấp”, chưa chủ động nắm bắt thông tin, đón đầu cơ hội. Điều này dẫn đến việc nhiều năm qua, kim ngạch xuất khẩu dù có tăng lên nhưng chưa khai thác tiềm năng đặc thù của Việt Nam một cách tương xứng. Tên tuổi, uy tín và chỗ đứng của các thương hiệu hàng hóa dịch vụ của Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới vẫn chưa rõ ràng và chưa bền vững.
Tôi kiến nghị về phía doanh nghiệp, nên chú trọng các thông tin về các FTA hơn để đón nhận các cơ hội giao thương với các quốc gia trong hiệp định, chủ động tạo thêm giá trị gia tăng trong các sản phẩm, hạn chế xuất thô. Về phía các cơ quan chức năng, nên có sự hỗ trợ sâu rộng về thông tin, tư vấn, dịch vụ, kết nối hiệu quả và đồng hành một cách chất lượng, lâu dài cùng doanh nghiệp trong hành trình khai thác các cơ hội mở rộng và phát triển từ chính các FTA, nhất là các FTA đa phương chất lượng cao như CPTPP, EVFTA, RCEP.
Tựu trung lại, chính sách tiền tệ Việt Nam đã hỗ trợ khá tốt trong giai đoạn phục hồi và cân bằng bộ ba bất khả thi. Tuy nhiên, để tăng trưởng đạt kế hoạch và có sự đột phá thì không thể chỉ vỗ tay bằng một bàn tay, vẫn cần chính sách tài khóa thúc đẩy cỗ xe tam mã tăng tốc một cách an toàn và bền vững. Trên cơ sở đó, tôi khuyến nghị, phía Chính phủ cần cải cách thêm về thủ tục hành chính giảm phiền hà cho doanh nghiệp và người dân; đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số để tiết giảm thời gian và chi phí cho các bên; cần tăng cường giải ngân đầu tư công đúng đối tượng và hiệu quả, mạnh dạn cắt bỏ những dự án không hiệu quả; đồng thời đặc biệt lưu ý đảm bảo sự minh bạch và không tham nhũng. Tôi cũng rất hoan nghênh khi vừa qua chính phủ cũng đã có biện pháp chấn chỉnh thái độ làm việc của một số cán bộ “sợ trách nhiệm”.
Phía các doanh nghiệp cũng cần sự năng động, luôn tích cực đổi mới sáng tạo, chịu đầu tư tăng cường chất xám, nâng cao hiểu biết về pháp luật, có tầm nhìn xa hơn và cần phải lấy nền tảng đạo đức và trách nhiệm xã hội làm gốc phát triển dài hạn để đi cùng nhịp với đất nước trong bước đường mới.
Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!
Link bài gốc: Bài toán tăng trưởng kinh tế cuối năm: Thúc đẩy cỗ xe tam mã cũng quan trọng như cân bằng bộ ba bất khả thi
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Đi chơi vẫn cho con "lỉnh kỉnh" mang theo bài tập...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Không phải Quan Vũ, Trương Phi, chỉ 2 người này mới...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
2 loại củ chỉ vài nghìn đồng bán đầy ở chợ Việt là...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bài tập về nhà của giáo viên khiến nhiều phụ huynh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vay gần 2 tỷ mua nhà, 9X rơi vào khủng hoảng khi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Khi về già, thất bại lớn nhất không phải thiếu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu