KT-XH Bài học lãnh đạo đắt giá từ chiến dịch giải cứu phi thuyền Apollo 13 cách đây 50 năm: Khủng hoảng lớn như Covid-19 vẫn có thể vượt qua nếu thực hiện s

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
TIN MỚI

Con tàu Apollo đã khởi hành vào ngày 11/4/1970, mang theo sứ mệnh đặt chân lên mặt trăng. Tuy nhiên, một vụ nổ bất ngờ trên phi thuyền đã buộc NASA phải đột ngột hủy bỏ nhiệm vụ ban đầu để thực hiện một mục tiêu còn quan trọng hơn cả: đưa cả 3 phi hành gia trở về Trái đất an toàn.

Kỷ niệm 50 năm ngày diễn ra sự cố suýt chút nữa đã trở thành thảm họa hàng không vũ trụ này lại đến vào một thời điểm không thể trùng hợp hơn. Mặc dù việc giải cứu 3 phi hành gia khỏi một chuyến bay bị hủy bỏ không hoàn toàn giống như việc cứu sống hàng triệu người và giải cứu kinh tế toàn cầu, đại dịch Covid-19 lần này đã buộc thế giới phải phản ứng nhanh trước thực tế cấp bách với những dự đoán về tương lai không mấy khả quan.

Các cá nhân trong lĩnh vực kinh doanh, y tế hay thậm chí là chính phủ các quốc gia có thể học hỏi rất nhiều từ thành công của chiến dịch giải cứu con tàu Apollo. Những hành động nhanh gọn, bài bản và quyết đoán ngày ấy vẫn còn hiệu quả cho tới tận ngày nay, khi mà cả xã hội đang tìm cách vượt qua khủng hoảng y tế cũng như các thách thức về kinh tế.

Trong hoàn cảnh này, đầu tiên, người lãnh đạo cần bỏ qua một bên những thước đo hàng ngày như lãi và lỗ. Thay vào đó, họ cần có một cái nhìn bao quát hơn, tập trung chính xác vào những trách nhiệm quan trọng nhất - đối với cả nhân viên và công ty - và năng lực đặc biệt của mình để tạo ra một lối thoát nhằm giải cứu cuộc sống của hàng vạn con người.

Đây là những gì mà họ nên làm trong thời điểm này.

Ưu tiên

Bài học lãnh đạo đắt giá từ chiến dịch giải cứu phi thuyền Apollo 13 cách đây 50 năm: Khủng hoảng lớn như Covid-19 vẫn có thể vượt qua nếu thực hiện sớm 3 chiến lược này! - Ảnh 1.


Bất kỳ người lãnh đạo nào cũng nên xác định đâu là những ưu tiên thiết yếu nhất lúc này và biết mình phải làm gì để có thể biến chúng thành những nhiệm vụ cụ thể. Đây là một bài tập cho phép họ tìm ra kỹ năng, kiến thức và thuộc tính nào có thể hỗ trợ hoàn thành công việc một cách nhanh chóng mà không phải hy sinh chất lượng. Họ sẽ phải cắt giảm những thứ còn lại xuống mức thấp nhất dù có gặp khó khăn và áp lực đến đâu đi chăng nữa.

Khi vụ nổ xảy ra, ưu tiên hàng đầu lúc này là đưa cả 3 phi hành gia trở về Trái đất an toàn. Sứ mệnh chính mệnh mặt trăng lúc này trở nên không cần thiết và bị hủy bỏ ngay tức khắc. Ngồi trong phòng điều khiển dưới mặt đất - Giám đốc chuyến bay Gene Kranz - đã nhanh chóng đảm nhiệm vai trò kết nối các bộ phận riêng rẽ trong sứ mệnh Apollo 13 nhằm tìm ra giải pháp hợp lý nhất để cứu sống các phi hành gia.

Trong hành trình giải cứu, đội ngũ dưới mặt đất đã phải tắt hết những hệ thống không cần thiết trên Aquarius để giảm thiểu rủi ro cháy nổ, cũng như phải hy sinh nguồn điện nhằm giữ ấm cho hệ thống dù. Bởi nếu không, các phi hành gia sẽ bay quá nhanh và không thể sống sót được trước khi đáp xuống mặt nước.

Kiểm tra, rà soát

Bài học lãnh đạo đắt giá từ chiến dịch giải cứu phi thuyền Apollo 13 cách đây 50 năm: Khủng hoảng lớn như Covid-19 vẫn có thể vượt qua nếu thực hiện sớm 3 chiến lược này! - Ảnh 2.


Dự trữ mọi nguồn lực và tài sản có giá trị, đặc biệt là con người. Việc đánh giá nhanh năng lực sẽ giúp người lãnh đạo biết ai có thể hỗ trợ mình, ai là người mà họ cần sử dụng lúc này. Quá trình này cũng tiết lộ cả điểm mạnh và điểm yếu trong nguồn nhân lực so với các ưu tiên vừa mới được xác định lại của tổ chức. Nó cũng cho biết về tư duy thiếu sót đằng sau những đợt cắt giảm nhân sự bốc đồng - điều không chỉ làm giảm cơ hội bổ sung lực lượng lao động mà còn ảnh hưởng đến quá trình bố trí nhân tài.

Năm xưa, đội ngũ kỹ sư của NASA đã phải tái sử dụng các vật liệu cơ học có trên con tàu Apollo 13 để sống sót. Họ đã tạo ra một thiết bị lọc khí CO2 chỉ bằng một vài dụng cụ đơn giản như băng dính và tất.

Con tàu này có 2 khoang, nhưng khoang Odyssey - nơi điều khiển và sinh sống của các phi hành gia - đã bị hỏng, chỉ còn lại khoang Aquarius vốn dùng để đáp xuống mặt trăng. Sau khi đánh giá tình hình, Kranz và các cộng sự đã cho phép các phi hành gia tận dụng khoang Aquarius làm nơi nghỉ chân tạm thời, sau đó sẽ sử dụng nó để bay vòng quanh mặt trăng rồi tìm cách trở về Trái đất.

Phân bổ công việc

Bài học lãnh đạo đắt giá từ chiến dịch giải cứu phi thuyền Apollo 13 cách đây 50 năm: Khủng hoảng lớn như Covid-19 vẫn có thể vượt qua nếu thực hiện sớm 3 chiến lược này! - Ảnh 3.


Người lãnh đạo phải giao phó cho cấp dưới những nhiệm vụ cấp thiết để có thể phát triển song song đồng thời với tốc độ tối đa. Điều này đòi hỏi họ phải nghiêm túc tập trung vào việc giao tiếp và hợp tác, cho phép cấp dưới giải quyết vấn đề được giao một cách độc lập trong khi vẫn kiểm soát sự phụ thuộc lẫn nhau. Sự hạn chế này sẽ cho phép người lãnh đạo duy trì được góc nhìn thượng tầng cần thiết và cung cấp đủ không gian cho cấp dưới sáng tạo.

Năm xưa, những thách thức mà các phi hành gia trên con tàu Apollo 13 gặp phải không cho Trung tâm Kiểm soát Nhiệm vụ Houston bất kỳ một sự lựa chọn nào ngoài việc trao quyền và ủy thác cho đội ngũ của mình. Kranz và các cộng sự đã xử lý mọi vấn đề phức tạp từ mặt đất, từ vạch ra kế hoạch bay trở về Trái Đất cho đến đưa ra quy trình cung cấp năng lượng cho khoang chỉ huy sau khi nó bị tắt.

Chúng ta đang sống trong một tình cảnh chưa từng có tiền lệ, với rủi ro cho các công ty là rất cao. Giống như chiến dịch Apollo 13, người lãnh đạo có thể chỉ có một cơ hội duy nhất để thực hiện chiến lược hành động của mình một cách đúng đắn. Tuy nhiên, nếu biết tập trung vào ưu tiên, đánh giá và tận dụng tốt nguồn lực, cũng như đặt niềm tin nơi nhân viên, họ sẽ thành công trong bất kỳ nhiệm vụ nào.

(Theo FC)

Trong khủng hoảng, thứ tài sản giá trị nhất còn lại trong tay chính là bản thân mình: Thức thời đầu tư sớm, bạn sẽ là kẻ lời to nhất khi dịch bệnh qua đi

Theo Tổ Quốc

Link bài gốc: Bài học lãnh đạo đắt giá từ chiến dịch giải cứu phi thuyền Apollo 13 cách đây 50 năm: Khủng hoảng lớn như Covid-19 vẫn có thể vượt qua nếu thực hiện sớm 3 chiến lược này!
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

New Jobs

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,165
Bài viết
63,385
Thành viên
86,325
Thành viên mới nhất
caydebananhthu

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN