KT-XH Ai đã mua hơn 68.000 tỷ đồng trái phiếu ngân hàng?

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
TIN MỚI

Bất động sản, ngân hàng phát hành trái phiếu nhiếu nhất

Theo báo cáo thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của Bộ phận phân tích chứng khoán SSI (SSI Research), trong quý 2/2021, các doanh nghiệp phát hành 164 nghìn tỷ đồng trái phiếu, gấp 3,66 lần lượng phát hành trong quý 1/2021 và tăng 28,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Các NHTM là tổ chức phát hành nhiều nhất trong quý 2/2021, tổng cộng 67 nghìn tỷ đồng (tăng 41% so với cùng kỳ và chiếm 41% tổng lượng phát hành trong quý). Nếu loại trừ trái phiếu ngân hàng, tổng lượng TPDN phát hành quý 2/2021 là 97 nghìn tỷ đồng, vẫn tăng 21% so với cùng kỳ.

Tính chung nửa đầu năm 2021, tổng lượng TPDN phát hành toàn thị trường là 208,9 nghìn tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ 2020. Quán quân phát hành vẫn là các doanh nghiệp bất động sản (92,3 nghìn tỷ đồng – chiếm 44,2%); sau đó đến các ngân hàng (68,2 nghìn tỷ đồng – chiếm 32,7%); năng lượng và khoáng sản (14,8 nghìn tỷ đồng - chiếm 7,1%); định chế tài chính phi ngân hàng (11,2 nghìn tỷ đồng – chiếm 5,4%); phát triển hạ tầng (6 nghìn tỷ đồng - chiếm 2,9%); và các doanh nghiệp khác.

Ai đã mua hơn 68.000 tỷ đồng trái phiếu ngân hàng? - Ảnh 1.


Lãi suất trái phiếu đang cao hơn rất nhiều so với tiền gửi

Trái phiếu ngân hàng có lãi suất phát hành khá sát với lãi suất tiền gửi nên nhà đầu tư (NĐT) thông thường cũng ít tìm đến trái phiếu ngân hàng ngoại trừ các trái phiếu tăng vốn cấp 2 có lãi suất cao hơn hẳn lãi suất tiền gửi.

Trong khi đó, lãi suất phát hành bình quân của các TPDN đã loại trừ trái phiếu ngân hàng trong quý 2/2021 là 9,95% - giảm 33bps so với quý 1/2021. Dù lãi suất phát hành TPDN nằm trong xu hướng giảm từ quý 3/2020 đến nay nhưng rất nhỏ so với mức giảm sâu của lãi suất tiền gửi. Chênh lệch giữa lãi suất phát hành TPDN và lãi suất tiền gửi giữ ở mức cao khiến thị trường TPDN tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2021.

Ai đã mua hơn 68.000 tỷ đồng trái phiếu ngân hàng? - Ảnh 2.


Các ngân hàng bán chéo trái phiếu cho nhau

Trong nửa đầu năm 2021, các nhà đầu tư (NĐT) cá nhân mua gần 11 nghìn tỷ trên thị trường sơ cấp, tập trung vào trái phiếu BĐS, ngân hàng và định chế tài chính phi ngân hàng. Lượng mua này chỉ bằng 47% lượng các NĐT cá nhân đã mua trong cùng kỳ 2020 và không phải bất ngờ khi quy định NĐT trái phiếu doanh nghiệp phải là NĐT chứng khoán chuyên nghiệp có hiệu lực.

Có tới 55,6% lượng TPDN phát hành là do các ngân hàng và CTCK nắm giữ. Cụ thể, các NHTM mua vào 44,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,3%; các CTCK mua 71,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 34,4%. Tổng vốn chủ sở hữu của các CTCK tại 31/12/2020 chỉ khoảng 93 nghìn tỷ đồng nên nhiều khả năng CTCK chỉ đứng tên mua TPDN trên sơ cấp, nắm giữ ngắn hạn và nhanh chóng phân phối lại cho các nhà đầu tư khác.

Các tổ chức trong nước khác mua 50,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 24,3% bao gồm các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư chứng khoán.

Đáng chú ý, SSI nhận định, các NHTM chủ yếu là bán chéo trái phiếu cho nhau. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2021, 15 NHTM phát hành 68,2 nghìn tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn bình quân 3,37 năm và lãi suất bình quân 4,3%/năm.

NĐT mua trái phiếu ngân hàng gồm các ngân hàng (17,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 26%); CTCK (38,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 56%); tổ chức trong nước (10,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 15%) và cá nhân (2 nghìn tỷ đồng, chiếm 3%).

Các NĐT cá nhân chỉ mua các trái phiếu tăng vốn cấp 2 có kỳ hạn dài (7-15 năm), hầu hết có lãi suất thả nổi, năm đầu dao động từ 6,2% đến 7,9%/năm. Các trái phiếu này thường kèm theo quyền mua lại trước hạn của tổ chức phát hành sau 2-5 năm (hoặc 10 năm với trái phiếu 15 năm), nếu không thực hiện lãi suất các kỳ cuối sẽ tăng rất cao.

Có 56,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 83% tổng trái phiếu ngân hàng phát hành nửa đầu năm 2021 là kỳ hạn 2-3 năm có lãi suất cố định từ 3,0-4,2%/năm, trả lãi hàng năm; là mức lãi suất thấp hơn hẳn lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 12 tháng trả sau (5,6-6%/năm). Gần như toàn bộ số trái phiếu này được mua bởi các ngân hàng và công ty chứng khoán.

Theo quy định tại Thông tư 34/2013/TT-NHNN, TCTD không được mua trái phiếu phát hành trên sơ cấp của TCTD khác nên các CTCK thường đứng ra làm trung gian, mua trái phiếu ngân hàng trên sơ cấp sau đó bán lại cho các TCTD khác. Tuy vậy, quy định này đã được gỡ bỏ tại Thông tư 01/2021/TT-NHNN nên các NHTM đã có thể trực tiếp mua chéo trái phiếu của nhau trên sơ cấp từ ngày thông tư có hiệu lực là 17/5/2021 đến nay.

Trái phiếu doanh nghiệp: Lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Link bài gốc: Ai đã mua hơn 68.000 tỷ đồng trái phiếu ngân hàng?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

News

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,419
Bài viết
63,639
Thành viên
86,447
Thành viên mới nhất
vinhlv89

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN