KT-XH 6 quan niệm nuôi dạy kinh điển có thể thay đổi cuộc đời một đứa trẻ, cha mẹ biết sớm chừng nào tốt chừng ấy

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
Trong suốt nhiều năm nghiên cứu, giáo sư Lý Mai Cẩn là một chuyên gia nổi tiếng của Trung Quốc trong lĩnh vực Nuôi dạy con cái và Tâm lý học tội phạm Lý đã đưa ra không ít quan điểm về vấn đề giáo dục con cái, nhận được nhiều sự đồng tình, đánh giá cao của dư luận. Theo đó, có 6 quan điểm giáo dục từng được bà Lý Mai Cẩn chia sẻ mà các chuyên gia cho rằng có thể thay đổi cuộc đời một đứa trẻ. Cha mẹ biết càng sớm càng tốt.

Hiện tại bà đang công tác tại Đại học Cảnh sát Nhân dân Trung Quốc, đồng thời đảm đương một số vị trí công việc khác thuộc mảng tâm lý học.

1. Trẻ em phải được kỷ luật tốt trước 6 tuổi

Trước khi trẻ 6 tuổi, cha mẹ nhất định không được "nghe lời", phục vụ mọi nhu cầu của trẻ. Nếu lúc này cha mẹ nói "không", cùng lắm trẻ sẽ chỉ khóc lóc, ăn vạ trong phút chốc rồi sẽ ổn. Sau mỗi lần cha mẹ từ chối, trẻ sẽ nhận ra có những việc mình không được phép làm. Một thời gian sau, trẻ sẽ tự biết kiềm chế.

Nếu cha mẹ cứ lần lữa, đợi đến khi trẻ 12, 13 tuổi mới "thiết quân luật" thì sẽ quá muộn. Bởi vì trẻ em ở độ tuổi này dễ tức giận với cha mẹ và có một số hành động cực đoan như bỏ nhà đi, dọa tự tử,...

Trước 6 tuổi thì dễ xoay xở, sau 6 tuổi thì không. Hơn nữa, một người càng phải chịu nhiều gian khổ trong những năm đầu đời thì khả năng chịu đựng của họ càng tốt.

6 quan niệm nuôi dạy kinh điển có thể thay đổi cuộc đời một đứa trẻ, cha mẹ biết sớm chừng nào tốt chừng ấy - Ảnh 1.


Giáo sư Lý Mai Cẩn.


2. Trước 2 - 3 tuổi, con phải do mẹ tự nuôi

Trước 3 tuổi là giai đoạn quan trọng để trẻ thiết lập các kết nối tình cảm. Trẻ sẽ cảm thấy an toàn khi có mẹ bên cạnh nuôi dạy. Nếu trong giai đoạn này trẻ thiếu vắng sự chăm sóc của mẹ thì rất dễ nảy sinh các vấn đề về tâm lý, chẳng hạn như tự ti.

Một số người nóng nảy và dễ bị kích động, trong khi những người khác lại ôn hòa và ổn định về mặt cảm xúc. Đây chính là kết quả của việc giáo dục sớm. Nếu trước năm 3 tuổi, đứa trẻ có sự đồng hành của mẹ thì tâm trạng và tính cách sẽ tương đối ôn hòa và ổn định.

3. "Cằn nhằn" con làm những việc đúng

Ngay từ khi trẻ có lý trí, cha mẹ phải học cách "cằn nhằn", tức là thường xuyên nói cho trẻ biết việc gì được làm, việc gì không được. Trẻ nghe nhiều sẽ dần dần hình thành tam quan đúng đắn.

Chẳng hạn, cha mẹ thường "cằn nhằn" con "không được nói to nơi đông người", "không được bắt nạt các bạn khác", "tôn trọng thầy cô ở trường"... Những lời này nếu được nói nhiều sẽ khiến trẻ sẽ hình thành trí nhớ sâu sắc, khi muốn làm việc gì sẽ có phán đoán rõ ràng. Nếu cha mẹ không nói với con bất cứ điều gì, con sẽ không thể phân biệt đúng sai và rất dễ lạc lối.

4. Khi trẻ sai, đừng xông vào "tổng tấn công" trẻ

Nếu con đang mất bình tĩnh mà hết cha rồi đến mẹ xông vào mắng mỏ, bắt con phải làm này làm kia thì con sẽ dễ sa sút tinh thần. Cách giáo dục này cũng chẳng đem lại hiệu quả.

Chỉ có một cách để kiểm soát đứa trẻ, đó là cha/mẹ dạy con và người khác không nên nói xen vào. Cha/mẹ có thể kéo con vào phòng, đóng cửa lại, để con trút bầu tâm sự. Lúc này cha/mẹ có thể an ủi con bằng giọng điệu nhẹ nhàng nhưng cũng kiên quyết chỉ ra con đã sai ở đâu.

5. Sức khỏe tinh thần của trẻ quan trọng hơn nhiều so với việc học các trường danh tiếng

Giáo sư Lý Mai Cẩn cho rằng trong quá trình trưởng thành của trẻ, sức khỏe tinh thần quan trọng hơn trí thông minh. Thà con không vào được trường đại học danh tiếng, nhưng nhất định phải để con được hạnh phúc.

Ngày nay, nhiều gia đình thậm chí bán nhà cửa, xe cộ để chuyển nhà về gần các trường top cho con theo học, rồi đăng ký thêm loạt lò ôn thi. Cha mẹ nghĩ như thế là tốt cho con nhưng thực chất chỉ khiến con thấy mệt mõi, áp lực, gặp phải các vấn đề tâm lý.

6. Đừng thiên vị con út, bỏ bê con cả

Trong một gia đình có hai con, nguyên nhân khiến anh chị em mâu thuẫn hầu hết là do cha mẹ. Nhiều người thiến vị con út, cho rằng con út còn nhỏ và bắt con lớn phải nhường mọi thứ. Kết quả là con thứ ấm ức, bắt nạt em mình để hả giận và cũng nhằm chống đối cha mẹ.

Vì vậy, trong gia đình có hai con, cha mẹ nên quan tâm đến con cả nhiều hơn, mua sắm gì cũng phải giao cho con cả. Mục đích là trao quyền cho con, để con cảm thấy mình được coi trọng và chủ động hơn trong việc chăm sóc em.

Chỉ cần con cả được giáo dục tốt, con thứ hai căn bản không cần giáo dục vì những đứa em sẽ lấy anh chị làm tấm gương.

Link bài gốc: 6 quan niệm nuôi dạy kinh điển có thể thay đổi cuộc đời một đứa trẻ, cha mẹ biết sớm chừng nào tốt chừng ấy
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

News

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,419
Bài viết
63,638
Thành viên
86,446
Thành viên mới nhất
datvba

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN