*Câu chuyện dưới lời kể của nhân vật chính có tên Lavinia (hiện là Giám đốc truyền thông) của một công ty ở Singapore.
Nhìn vào tôi ngay lúc này, nhiều người sẽ lầm tưởng rằng dường như tôi luôn có rất nhiều tiền. Nhưng đó chưa phải là điều chính xác để nói về tình hình tài chính của tôi lúc này.
Không phải là tôi không kiếm được nhiều. Trên thực tế, tôi kiếm được khoảng 7.000 đô la/tháng (khoảng 160 triệu/tháng). Con số thu nhập này khá ấn tượng so với hầu hết các đồng nghiệp của tôi. Tôi nghĩ rằng trong cuộc sống mình chỉ tệ nhất trong khoản tiết kiệm tiền bạc vì kể từ khi bắt đầu đi làm ở tuổi 23 đến hiện tại thì tài khoản tiết kiệm của tôi luôn bằng 0.
1. Thói quen mua sắm quá đà
Tôi lớn lên trong một gia đình không mấy khá giả. Bố mẹ tôi làm việc chăm chỉ và kiếm được một mức lương khá, nhưng họ hầu như không mua được gì lớn trong cuộc sống cả. Chúng tôi không có những chuyến du lịch, chị gái tôi và tôi không nhận được những khoản trợ cấp lớn và tôi thường làm bạn với quần áo và sách cũ từ chị truyền lại. Bố mẹ tôi chỉ xem những thứ vật chất và những chuyến du lịch là sự lãng phí tiền bạc.
Khi tôi 18 tuổi, tôi nhận được một công việc bán thời gian trong một quán cà phê. Cuối cùng, tôi đã tự kiếm được tiền và không cần phải nhờ bố mẹ mua cho mình những bộ quần áo đẹp, đồ trang điểm hay sản phẩm chăm sóc da. Trong hơn một năm, tôi kiếm được khoảng 8.000 đô la (khoảng 183 triệu), nhưng thay vì tiết kiệm, tôi đã tiêu tiền vào những thứ phù phiếm như đi xem phim với bạn bè, mua hàng hiệu, quần áo và những đôi giày hợp thời trang. Tôi càng mua nhiều, tôi càng nghĩ rằng tôi thực sự cần chúng.
Sau khi tốt nghiệp Đại học năm 23 tuổi, tôi có công việc chính thức đầu tiên, kiếm được 2.500 đô la một tháng (khoảng 57 triệu). Đó là một số tiền lớn đối với một cô gái ở độ tuổi này và trong vài năm sau đó, tôi đã tiêu hết tất cả số tiền mà mình kiếm được.
Tôi thỏa sức mua sắm hàng hiệu, tận hưởng những kỳ nghỉ xa hoa, tận hưởng các liệu pháp spa, mua những món quà đắt tiền cho gia đình và bạn bè, đi taxi ở khắp mọi nơi, thưởng thức những tiện ích sang trọng và ăn tối trong những nhà hàng sang trọng. Vào thời điểm tôi bước sang tuổi 30 tức là sau bảy năm làm việc và kiếm tiền thì tôi chỉ có khoảng 1.500 đô la (khoảng 34 triệu) trong tài khoản tiết kiệm của mình. Ngay cả khi đó, tôi cũng không quá lo lắng. Tôi tự thuyết phục bản thân rằng mình vẫn còn trẻ và còn nhiều thời gian để kiếm tiền.
Ở tuổi 33, tôi có một công việc mới kiếm được 5.000 đô la một tháng (khoảng 115 triệu). Số tiền nhiều hơn những gì tôi từng thấy trong thu nhập của gia đình mình. Với thu nhập này tôi có thể thuê chuyên gia tài chính để nhận được một số lời khuyên và bắt đầu lập kế hoạchcho tương lai của mình. Thế nhưng tôi đã làm điều hoàn toàn ngược lại và lãng phí tiền lương của mình vào những thứ mà tôi có lẽ không cần. Khi tôi bước sang tuổi 37 vào năm ngoái, tôi chỉ có 3.000 đô la (68 triệu) tích trữ trong một tài khoản tiết kiệm với lãi suất rất bình thường. Còn tới thời điểm hiện tại thì là 0 có lấy một đồng nào cả.
2. Dường như không thể cứu vãn được
Tôi rất xấu hổ về việc không thể tiết kiệm được nhiều tiền, mặc dù đã làm việc chăm chỉ nhiều năm rồi. Tôi có một vài giả thuyết về việc tại sao tôi lại có khiến bản thân mình trở nên tồi tệ như vậy với việc tiết kiệm tiền bạc.
- Một là, tôi lớn lên trong gia đình không có nhiều tiền. Vì vậy một khi tôi bắt đầu kiếm tiền, tôi đã bị cuốn vào việc tiêu tiền vội vã.
- Và thứ hai, tôi có xu hướng sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng của tôi. Suy nghĩ: Ngày mai tôi có thể chết và sẽ không thể mang theo tiền của mình đi được. Đó là một lý do ngớ ngẩn nhưng nó là sự thật, phải không?
Nhiều lần, tôi đã tự hỏi mình tại sao không thể thận trọng và suy nghĩ kỹ hơn với việc tiêu tiền của mình. Và câu trả lời luôn giống nhau: Mua sắm, đi du lịch và chi tiêu cho bản thân khiến tôi hạnh phúc. Tôi yêu lối sống này.
Hiện tôi đang sống trong một căn hộ cùng người bạn. Giá thuê không hề rẻ, nhưng tôi không ngại chi thêm một chút vì nó có vị trí đẹp và cơ sở vật chất tốt. Cha mẹ tôi đã yêu cầu chuyển về sống cùng họ để có thể tiết kiệm tiền, vào khoảng 2.700 đô la một tháng (khoảng 62 triệu) nhưng tôi lại quá coi trọng sự độc lập và tự do của mình.
3. Có quá muộn để tôi chịu trách nhiệm về tài chính không?
Tôi cảm thấy may mắn biết bao vì hiện tại mình chưa có con cái để phải chu cấp và không có cam kết tài chính lớn nào. Hầu hết bạn bè của tôi đều có con nhỏ và lương của họ được dùng cho mục đích giáo dục con cái, các lớp học bổ túc, phát triển năng khiếu cho con của họ. Họ hầu như không còn dư tiền để làm những việc họ muốn. Tôi không thể tưởng tượng rằng mình sẽ phải hy sinh tài chính như vậy. Tôi không hiểu làm thế nào họ có thể đủ khả năng để nuôi con như vậy.
Nếu tôi quyết định kết hôn và có con, tôi sẽ phải chịu trách nhiệm về tài chính nhiều hơn. Tôi đoán mình sẽ không có nhiều lựa chọn. Nhưng hiện tại, tôi đang tận hưởng số tiền kiếm được và có thể mua những thứ tôi muốn và đi du lịch đến những nơi tôi luôn mơ ước.
Tôi cũng có sự lo lắng về tương lai. Tôi lo rằng nếu mất việc hoặc phải đối mặt với tình huống khẩn cấp sẽ khiến tôi chìm sâu vào nợ nần. Tôi lo lắng không biết điều gì sẽ xảy ra với tôi khi tôi quá già và không thể đi làm thì ai sẽ chăm sóc hoặc chu cấp cho tôi khi tôi không còn nhiều tiền? Bố mẹ và bạn bè cũng không biết gì về tình hình tài chính hiện tại của tôi. Họ chỉ biết tôi là người thích "chi tiêu nhiều" vì cách tôi mua sắm và đi du lịch, vì vậy họ cho rằng tôi giàu có.
Tôi đã gặp một chuyên gia tài chính gần đây và giải thích hoàn cảnh của mình cho anh ấy. Anh ấy nói với tôi rằng không bao giờ là quá muộn để bắt đầu tiết kiệm cho tương lai. Tất nhiên, tôi sẽ phải tiết kiệm nhiều hơn so với những người bạn của mình, những người đã bắt đầu tiết kiệm cách đây 10 hoặc 20 năm trước và chắc chắn tôi cũng phải đầu tư số tiền đó một cách khôn ngoan.
Đó là điều tôi đang nghĩ đến cho năm tới. Mục tiêu của tôi là có một tài khoản tiết kiệm rủng rỉnh vào năm bản thân 50 tuổi. Điều đó có nghĩa là tôi phải kỷ luật hơn với chi tiêu của mình, xóa nợ, đầu tư thông minh và kiếm một công việc làm thêm tăng thu nhập nếu cảm thấy cần thiết. Hy vọng rằng tôi sẽ có thể đạt được mục tiêu của mình vì càng lớn tuổi, tôi càng cảm thấy hoảng sợ về việc không thể chăm sóc bản thân khi không có tiền tiết kiệm.
Theo herworld
Giám đốc 38 tuổi suy sụp khi bỗng phát hiện ung thư gan giai đoạn cuối: Cơ thể đã có những cảnh báo nhưng không để tâm, để rồi hối hận muộn màng
Link bài gốc: 38 tuổi và thật đáng xấu hổ khi tôi không có lấy 1 đồng tiết kiệm dù kiếm gần 200 triệu/tháng
Nhìn vào tôi ngay lúc này, nhiều người sẽ lầm tưởng rằng dường như tôi luôn có rất nhiều tiền. Nhưng đó chưa phải là điều chính xác để nói về tình hình tài chính của tôi lúc này.
Không phải là tôi không kiếm được nhiều. Trên thực tế, tôi kiếm được khoảng 7.000 đô la/tháng (khoảng 160 triệu/tháng). Con số thu nhập này khá ấn tượng so với hầu hết các đồng nghiệp của tôi. Tôi nghĩ rằng trong cuộc sống mình chỉ tệ nhất trong khoản tiết kiệm tiền bạc vì kể từ khi bắt đầu đi làm ở tuổi 23 đến hiện tại thì tài khoản tiết kiệm của tôi luôn bằng 0.
1. Thói quen mua sắm quá đà
Tôi lớn lên trong một gia đình không mấy khá giả. Bố mẹ tôi làm việc chăm chỉ và kiếm được một mức lương khá, nhưng họ hầu như không mua được gì lớn trong cuộc sống cả. Chúng tôi không có những chuyến du lịch, chị gái tôi và tôi không nhận được những khoản trợ cấp lớn và tôi thường làm bạn với quần áo và sách cũ từ chị truyền lại. Bố mẹ tôi chỉ xem những thứ vật chất và những chuyến du lịch là sự lãng phí tiền bạc.
Khi tôi 18 tuổi, tôi nhận được một công việc bán thời gian trong một quán cà phê. Cuối cùng, tôi đã tự kiếm được tiền và không cần phải nhờ bố mẹ mua cho mình những bộ quần áo đẹp, đồ trang điểm hay sản phẩm chăm sóc da. Trong hơn một năm, tôi kiếm được khoảng 8.000 đô la (khoảng 183 triệu), nhưng thay vì tiết kiệm, tôi đã tiêu tiền vào những thứ phù phiếm như đi xem phim với bạn bè, mua hàng hiệu, quần áo và những đôi giày hợp thời trang. Tôi càng mua nhiều, tôi càng nghĩ rằng tôi thực sự cần chúng.
Sau khi tốt nghiệp Đại học năm 23 tuổi, tôi có công việc chính thức đầu tiên, kiếm được 2.500 đô la một tháng (khoảng 57 triệu). Đó là một số tiền lớn đối với một cô gái ở độ tuổi này và trong vài năm sau đó, tôi đã tiêu hết tất cả số tiền mà mình kiếm được.
Tôi thỏa sức mua sắm hàng hiệu, tận hưởng những kỳ nghỉ xa hoa, tận hưởng các liệu pháp spa, mua những món quà đắt tiền cho gia đình và bạn bè, đi taxi ở khắp mọi nơi, thưởng thức những tiện ích sang trọng và ăn tối trong những nhà hàng sang trọng. Vào thời điểm tôi bước sang tuổi 30 tức là sau bảy năm làm việc và kiếm tiền thì tôi chỉ có khoảng 1.500 đô la (khoảng 34 triệu) trong tài khoản tiết kiệm của mình. Ngay cả khi đó, tôi cũng không quá lo lắng. Tôi tự thuyết phục bản thân rằng mình vẫn còn trẻ và còn nhiều thời gian để kiếm tiền.
Ở tuổi 33, tôi có một công việc mới kiếm được 5.000 đô la một tháng (khoảng 115 triệu). Số tiền nhiều hơn những gì tôi từng thấy trong thu nhập của gia đình mình. Với thu nhập này tôi có thể thuê chuyên gia tài chính để nhận được một số lời khuyên và bắt đầu lập kế hoạchcho tương lai của mình. Thế nhưng tôi đã làm điều hoàn toàn ngược lại và lãng phí tiền lương của mình vào những thứ mà tôi có lẽ không cần. Khi tôi bước sang tuổi 37 vào năm ngoái, tôi chỉ có 3.000 đô la (68 triệu) tích trữ trong một tài khoản tiết kiệm với lãi suất rất bình thường. Còn tới thời điểm hiện tại thì là 0 có lấy một đồng nào cả.
2. Dường như không thể cứu vãn được
Tôi rất xấu hổ về việc không thể tiết kiệm được nhiều tiền, mặc dù đã làm việc chăm chỉ nhiều năm rồi. Tôi có một vài giả thuyết về việc tại sao tôi lại có khiến bản thân mình trở nên tồi tệ như vậy với việc tiết kiệm tiền bạc.
- Một là, tôi lớn lên trong gia đình không có nhiều tiền. Vì vậy một khi tôi bắt đầu kiếm tiền, tôi đã bị cuốn vào việc tiêu tiền vội vã.
- Và thứ hai, tôi có xu hướng sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng của tôi. Suy nghĩ: Ngày mai tôi có thể chết và sẽ không thể mang theo tiền của mình đi được. Đó là một lý do ngớ ngẩn nhưng nó là sự thật, phải không?
Nhiều lần, tôi đã tự hỏi mình tại sao không thể thận trọng và suy nghĩ kỹ hơn với việc tiêu tiền của mình. Và câu trả lời luôn giống nhau: Mua sắm, đi du lịch và chi tiêu cho bản thân khiến tôi hạnh phúc. Tôi yêu lối sống này.
Hiện tôi đang sống trong một căn hộ cùng người bạn. Giá thuê không hề rẻ, nhưng tôi không ngại chi thêm một chút vì nó có vị trí đẹp và cơ sở vật chất tốt. Cha mẹ tôi đã yêu cầu chuyển về sống cùng họ để có thể tiết kiệm tiền, vào khoảng 2.700 đô la một tháng (khoảng 62 triệu) nhưng tôi lại quá coi trọng sự độc lập và tự do của mình.
3. Có quá muộn để tôi chịu trách nhiệm về tài chính không?
Tôi cảm thấy may mắn biết bao vì hiện tại mình chưa có con cái để phải chu cấp và không có cam kết tài chính lớn nào. Hầu hết bạn bè của tôi đều có con nhỏ và lương của họ được dùng cho mục đích giáo dục con cái, các lớp học bổ túc, phát triển năng khiếu cho con của họ. Họ hầu như không còn dư tiền để làm những việc họ muốn. Tôi không thể tưởng tượng rằng mình sẽ phải hy sinh tài chính như vậy. Tôi không hiểu làm thế nào họ có thể đủ khả năng để nuôi con như vậy.
Nếu tôi quyết định kết hôn và có con, tôi sẽ phải chịu trách nhiệm về tài chính nhiều hơn. Tôi đoán mình sẽ không có nhiều lựa chọn. Nhưng hiện tại, tôi đang tận hưởng số tiền kiếm được và có thể mua những thứ tôi muốn và đi du lịch đến những nơi tôi luôn mơ ước.
Tôi cũng có sự lo lắng về tương lai. Tôi lo rằng nếu mất việc hoặc phải đối mặt với tình huống khẩn cấp sẽ khiến tôi chìm sâu vào nợ nần. Tôi lo lắng không biết điều gì sẽ xảy ra với tôi khi tôi quá già và không thể đi làm thì ai sẽ chăm sóc hoặc chu cấp cho tôi khi tôi không còn nhiều tiền? Bố mẹ và bạn bè cũng không biết gì về tình hình tài chính hiện tại của tôi. Họ chỉ biết tôi là người thích "chi tiêu nhiều" vì cách tôi mua sắm và đi du lịch, vì vậy họ cho rằng tôi giàu có.
Tôi đã gặp một chuyên gia tài chính gần đây và giải thích hoàn cảnh của mình cho anh ấy. Anh ấy nói với tôi rằng không bao giờ là quá muộn để bắt đầu tiết kiệm cho tương lai. Tất nhiên, tôi sẽ phải tiết kiệm nhiều hơn so với những người bạn của mình, những người đã bắt đầu tiết kiệm cách đây 10 hoặc 20 năm trước và chắc chắn tôi cũng phải đầu tư số tiền đó một cách khôn ngoan.
Đó là điều tôi đang nghĩ đến cho năm tới. Mục tiêu của tôi là có một tài khoản tiết kiệm rủng rỉnh vào năm bản thân 50 tuổi. Điều đó có nghĩa là tôi phải kỷ luật hơn với chi tiêu của mình, xóa nợ, đầu tư thông minh và kiếm một công việc làm thêm tăng thu nhập nếu cảm thấy cần thiết. Hy vọng rằng tôi sẽ có thể đạt được mục tiêu của mình vì càng lớn tuổi, tôi càng cảm thấy hoảng sợ về việc không thể chăm sóc bản thân khi không có tiền tiết kiệm.
Theo herworld
Giám đốc 38 tuổi suy sụp khi bỗng phát hiện ung thư gan giai đoạn cuối: Cơ thể đã có những cảnh báo nhưng không để tâm, để rồi hối hận muộn màng
38 tuổi và thật đáng xấu hổ khi tôi không có lấy 1 đồng tiết kiệm dù kiếm gần 200 triệu/tháng
Tất cả những gì cô gái trẻ này muốn chính là sự thay đổi trong những năm tới vì càng lớn tuổi cô càng cảm thấy hoảng sợ về việc không có tiền tiết kiệm.
afamily.vn
Link bài gốc: 38 tuổi và thật đáng xấu hổ khi tôi không có lấy 1 đồng tiết kiệm dù kiếm gần 200 triệu/tháng
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Nghiên cứu 38.000 trẻ em phát hiện: Ngoại hình và...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
ABBank đạt 638 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 6...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
13 tuổi đỗ đại học, là niềm hy vọng của cả làng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đầu tư tài chính, bị “thầy hướng dẫn” trộm hơn 385...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sacombank báo lãi trước thuế quý 1/2023 đạt 2.382...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sacombank lãi 2.383 tỷ trong quý 1/2023, tăng 50%...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu