Tại báo cáo vĩ mô mới phát hành, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết, trong tháng 5, lãi suất huy động (LSHĐ) 12 tháng ở các ngân hàng mà tổ chức này theo dõi đạt trung bình đạt 7,61%, vẫn đang tăng 1,71 điểm % so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tiếp tục giảm 0,18 điểm % so với trung bình hồi tháng 4 và giảm tới 0,82 điểm % so với cuối năm 2022.
Mặt khác, cuối tháng 5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện thêm một lần giảm lãi suất điều hành, lần thứ 3 trong năm 2023, với các loại lãi suất có tác động sát đối với lãi suất thực tế trên thị trường. Động thái này kỳ vọng sẽ nhanh chóng giúp hạ lãi suất cho vay đối với cá nhân và tổ chức. Sau khi giảm lãi suất, NHNN cũng đồng thời ban hành chỉ thị 02 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.
"Có thể thấy, trong 5 tháng đầu năm nay, Chính phủ và NHNN đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ và tháo gỡ các khó khăn đối với thị trường bất động sản cũng như ngành ngân hàng, do đó, dư địa cho các chính sách hỗ trợ đối với 2 lĩnh vực này không còn nhiều", nhóm phân tích đánh giá.
Trong thời gian còn lại của năm 2023, BVSC cho rằng các chính sách ban hành sẽ được định hướng vào từng nhóm ngành cụ thể cần được hỗ trợ để có tác động chính xác, kịp thời hơn, đặc biệt ở nhóm các doanh nghiệp xuất khẩu và sử dụng nhiều nhân công, trong bối cảnh sản xuất và xuất khẩu còn đang gặp nhiều khó khăn.
Nhóm phân tích cũng nhận định, chỉ số lạm phát hạ nhiệt và trong tầm kiểm soát sẽ giúp NHNN có dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ và có thêm các chính sách hỗ trợ trong thời gian tới. Tuy nhiên, các quyết định của Fed đối với chính sách tiền tệ của Mỹ sẽ là yếu tố cần theo dõi.
"Nếu Fed tiếp tục tăng lãi suất sẽ khiến áp lực tỷ giá quay lại trong một số thời điểm và thu hẹp lại dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ", nhóm phân tích dự báo.
Theo số liệu của BVSC, so với cuối năm 2022, đồng VND tính tới ngày 31/5/2023 đã tăng 0,60% so với đồng USD.
Nhóm phân tích cho rằng, các quyết định về lãi suất của Fed thời gian tới vẫn là yếu tố cần theo dõi khi có thể tạo áp lực tỷ giá ngắn hạn. Tuy nhiên, nhìn chung, đồng VND sẽ có diễn biến ổn định hơn trong năm nay, dao động trong khoảng ±2%, nhờ cán cân thương mại thặng dư và kiều hối duy trì tăng trưởng.
Link bài gốc: 'Dư địa cho các chính sách hỗ trợ lĩnh vực ngân hàng, BĐS không còn nhiều'
Mặt khác, cuối tháng 5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện thêm một lần giảm lãi suất điều hành, lần thứ 3 trong năm 2023, với các loại lãi suất có tác động sát đối với lãi suất thực tế trên thị trường. Động thái này kỳ vọng sẽ nhanh chóng giúp hạ lãi suất cho vay đối với cá nhân và tổ chức. Sau khi giảm lãi suất, NHNN cũng đồng thời ban hành chỉ thị 02 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.
"Có thể thấy, trong 5 tháng đầu năm nay, Chính phủ và NHNN đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ và tháo gỡ các khó khăn đối với thị trường bất động sản cũng như ngành ngân hàng, do đó, dư địa cho các chính sách hỗ trợ đối với 2 lĩnh vực này không còn nhiều", nhóm phân tích đánh giá.
Trong thời gian còn lại của năm 2023, BVSC cho rằng các chính sách ban hành sẽ được định hướng vào từng nhóm ngành cụ thể cần được hỗ trợ để có tác động chính xác, kịp thời hơn, đặc biệt ở nhóm các doanh nghiệp xuất khẩu và sử dụng nhiều nhân công, trong bối cảnh sản xuất và xuất khẩu còn đang gặp nhiều khó khăn.
Nhóm phân tích cũng nhận định, chỉ số lạm phát hạ nhiệt và trong tầm kiểm soát sẽ giúp NHNN có dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ và có thêm các chính sách hỗ trợ trong thời gian tới. Tuy nhiên, các quyết định của Fed đối với chính sách tiền tệ của Mỹ sẽ là yếu tố cần theo dõi.
"Nếu Fed tiếp tục tăng lãi suất sẽ khiến áp lực tỷ giá quay lại trong một số thời điểm và thu hẹp lại dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ", nhóm phân tích dự báo.
Theo số liệu của BVSC, so với cuối năm 2022, đồng VND tính tới ngày 31/5/2023 đã tăng 0,60% so với đồng USD.
Nhóm phân tích cho rằng, các quyết định về lãi suất của Fed thời gian tới vẫn là yếu tố cần theo dõi khi có thể tạo áp lực tỷ giá ngắn hạn. Tuy nhiên, nhìn chung, đồng VND sẽ có diễn biến ổn định hơn trong năm nay, dao động trong khoảng ±2%, nhờ cán cân thương mại thặng dư và kiều hối duy trì tăng trưởng.
Link bài gốc: 'Dư địa cho các chính sách hỗ trợ lĩnh vực ngân hàng, BĐS không còn nhiều'
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Sau động thái gỡ vướng quyết liệt của Chính phủ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
“Tỷ lệ đặt đặt cọc sẽ quá cao gia tăng nguy cơ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Khoe ảnh chụp 'dưa hấu' mini, cặp đôi bất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thông tin mới nhất về việc Tp.Thủ Đức ra mẫu thiết...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
OCB triển khai dịch vụ thanh toán và rút tiền mặt...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đấu thầu, đấu giá đất để xử lý chênh lệch địa tô
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu